Bệnh xì mủ hay còn được gọi là bệnh chảy nhựa là một trong những loại bệnh thường gặp ở các loại cây có múi. Đặc biệt là trên cây sầu riêng, mít, bưởi, cam,…
Vậy có cách nào để phòng và trị bệnh xì mủ trên cây có múi không? Câu trả lời là có. Nhưng trước khi tìm hiểu câu trả lời hãy cùng Phân thuốc vi sinh AT xem tác nhận gây bệnh, điều kiện phát triển và triệu chứng của bệnh xì mủ trên cây có múi như thế nào nhé!
Contents
Triệu chứng của bệnh xì mủ trên cây có múi
Trên cổ rễ và trên thân
Khi bệnh tấn công cây có múi, vỏ thân ở vùng gốc bị sũng nước, thối nâu thành từng chỗ không đều, sau đó khô nứt dọc và chảy mủ, vỏ tróc ra.
Vết bệnh lan rộng ra xung quanh tấn công vào rễ làm cho rễ không hút được nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây, dần dần lá vàng và rụng, lá non không mọc được, cành chết, cây không thể quang hợp. Cuối cùng là cây sẽ chết.
Trên trái
Bệnh xì mủ trên cây có múi không chỉ gây hại ở gốc, rễ của cây mà còn làm thối cả trái ở gần mặt đất, trái trưởng thành, trái trong tán.
Khi độ ẩm cao, trên vết bệnh sẽ hình thành một lớp tơ màu trắng, làm cho quả bị mất màu nặng dần từ rốn quả trở lên, chuyển từ úng nước sang trạng thái xám đen. Khi bệnh đã lan từ ½ đến ⅓ quả thì trái sẽ rụng.
Tác nhân gây bệnh xì mủ trên cây có múi
– Nấm Phytophthora là tác nhân gây bệnh xì mủ trên cây có múi. Loại nấm này sống lâu năm trong đất và thực vật và có khả năng lây lan qua đường nước. Khi gặp điều kiện lý tưởng như nhiệt độ thấp từ 25-35oC và độ ẩm cao, nhất là vào mùa mưa, chúng sẽ tấn công vào thân, rễ, mang của các loại cây có múi.
– Nấm gây hại trên các cây có múi khác nhau sẽ khác nhau, ví dụ trên cây có múi như bưởi, cam có hai loài nấm chính là Phytophthora palmivora và Sico thora. Còn loại nấm Phytophthora Palmivora là tác nhân gây bệnh xì mủ trên cây có múi như cây sầu riêng, mít,..
Điều kiện nào khiến bệnh xì mủ trên cây có múi phát triển?
Bệnh xì mủ trên cây có múi phát triển mạnh khi thời tiết nắng nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp. Đặc biệt là vị trí các chùm quả nằm khuất trong tán lá và côn trùng đốt trên quả, nơi nấm bệnh có thể dễ dàng xâm nhập lây lan và phát triển.
Nấm Phytophthora thường tồn tại trong đất dưới dạng bào tử có vách dày và chúng có thể thích nghi và sống trong những hoàn cảnh môi trường khắc nghiệt. Hơn nữa, sợi nấm và bào tử còn có thể tìm thấy ở những nơi bị nhiễm bệnh trên thân, cành, lá, quả bị bệnh và thức ăn thừa của cây. Từ đó nấm có thể lây lan nhanh chóng khi gặp điều kiện thuận lợi.
Trong mùa mưa, bệnh xì mủ cây có múi thường phát triển mạnh và mang đến nhiều thiệt hại. Nhất là những vườn trồng cây có múi lâu năm thường xuyên bị ngập úng, điều kiện vệ sinh vườn kém, trồng mật độ thưa, ít sử dụng phân hữu cơ.
Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, lớp bào tử vách dày có khả năng sinh sản bào tử và trôi nổi tự do trong nước đến chỗ rễ và lông hút của cây để gây hại do hai lông hút.. Sợi nấm sẽ tạo ra một số lượng lớn bào tử từ vết thương ban đầu và lây lan nhanh chóng trong điều kiện ẩm ướt, mưa, ngập úng.
Biện pháp phòng trị bệnh xì mủ trên cây có múi
Biện pháp phòng bệnh xì mủ
Thực tế, việc dùng thuốc hóa học không phải lúc nào cũng thành công như mong đợi. Các loại thuốc tri bệnh hóa học chỉ có tác dụng nhất thời và không có khả năng ngăn chặn tác nhân gây bệnh xì mủ trên cây. Về lâu dài, phòng trừ nấm bệnh trong vườn nhà cần được ưu tiên ngay từ các khâu đầu tiên:
– Chọn vị trí đất dễ thoát nước. Nếu đất bị úng hoặc thoát nước kém thì nên bổ sung các biện pháp hỗ trợ như bón nhiều phân hữu cơ giúp thoát nước tốt, hạn chế làm cỏ trong mùa mưa, bố trí cây trồng trong vườn với mật độ thích hợp.
– Tạo một khu vườn thông thoáng, là điểm khởi đầu vững chắc để ngăn ngừa bệnh xì mủ trên cây có múi. Luôn đảm bảo rằng cây có đủ ánh sáng mặt trời và nên tạo những rảnh để cây rễ thoát nước
– Ngoài ra, hàng năm nên quét gốc hoặc quét lên bề mặt vết cắt bằng dung dịch đồng đỏ trước mùa mưa để cây không bị nấm gây bệnh xì mủ.
Biện pháp trị bệnh xì mủ
Để có thể trị bệnh xì mủ trên cây có múi thì chỉ có thể sử dụng thuốc trị bệnh xì mủ trên cây có múi. Một trong những dòng thuốc trị bệnh xì mủ được nhiều bà con lựa chọn nhất hiện nay chính là Anti Phytop.
Dòng thuốc này không chỉ là cách trị bệnh xì mủ hiệu quả mà còn có thể dùng để phòng trừ bệnh vàng lá, thối rễ với hiệu quả lâu dài.
Tuy nhiên, để thuốc có thể phát huy được công dụng lớn nhất của mình thì cần điều chỉnh độ pH của đất về 5.5 – 6.5.
Quá trình trị bệnh xì mủ trên cây có múi được chia ra làm 2 giai đoạn. Mỗi giai đoạn cách nhau từ 5 đến 7 ngày.
Cách sử dụng Anti Phytop khá đơn giản, người dùng chỉ cần hòa Anti Phytop và dung dịch Nano Cu với nước theo tỉ lệ trên hướng dẫn rồi tưới đẫm nước quanh gốc theo vánh tán.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị bán dòng thuốc trị bệnh xì mủ trên cây trồng nhưng để có thể đảm bảo mua được Anti Phytop chính hãng, khách hàng vui lòng liên hệ với CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SẠCH NÔNG NGHIỆP – đơn vị sản xuất Anti Phytop theo số điện thoại 09 622 41 635.