Chanh dây là giống cây trồng mang lại rất nhiều lợi ích: tạo bóng mát, cho quả, điều chế thuốc,… Do nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều nên diện tích trồng chanh dây tại nước ta ngày càng được mở rộng. Để giúp bà con có được những mùa vụ bội thu, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết về kỹ thuật trồng chanh dây đúng cách. Cùng phanthuocvisinh.com theo dõi ngay nhé!
Contents
Một số yêu cầu ngoại cảnh của cây chanh dây
Để có thể áp dụng đúng cách kỹ thuật trồng chanh leo, trước tiên bà con hiểu rõ về yêu cầu ngoại cảnh của giống cây này:
– Đất trồng: Cây chanh dây không yêu cầu quá cao về điều kiện đất trồng, cây có khả năng phát triển trên tất cả các loại đất. Tuy nhiên, cây sẽ sinh trưởng và phát triển mạnh nhất trong điều kiện đất trồng tơi xốp, thoáng khí. Cây cũng thích hợp trồng ở vùng đồng bằng, có khí hậu ẩm ướt và ấm áp.
– Điều kiện nhiệt độ và độ PH: Cây chanh dây phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 16-30 độ C và đất có độ PH 5.5-6 là phù hợp.
– Ánh sáng: Cây chanh dây ưa cường độ ánh sáng nhẹ.
– Thời vụ trồng chanh leo: Cây có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bà con thắc mắc trồng chanh leo vào tháng mấy mới đúng thời vụ? Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, chúng ta nên trồng vào tháng 11 và tháng 1 năm sau.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng chanh dây
Chanh dây là loại cây trồng được nhiều bà con lựa chọn để canh tác với quy mô lớn. Tuy nhiên, mô hình trồng chanh dây cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao nhất, bà con nên tìm hiểu kỹ về cách trồng và chăm sóc chanh dây.
Cách ươm hạt chanh dây
Để cây chanh dây có thể phát triển tốt, cho năng suất cao bà con cần thực hiện tốt ngay từ bước chọn giống và ươm hạt:
– Chọn giống: Hiện nay, cây chanh dây thường được lựa chọn đó là giống Đài Loan. Giống này có ưu điểm: có khả năng tự thụ phấn cao và biến dị.
– Ươm hạt: Để hạt nảy mầm nhanh và hiệu quả, bà con cần ngâm hạt vào nước ấm khoảng 24h. Sau đó, tiến hành vớt hạt ra và gieo hạt vào chậu đất có bán kính 15cm cách đều nhau, phủ lên bề mặt một lớp đất mỏng để đảm bảo che kín hạt. Cần để chậu ở những nơi thoáng mát và có ánh nắng mặt trời, kết hợp tưới nước thường xuyên để hạt nhanh nảy mầm.
Quy trình trồng cây chanh dây
Hạt sau khi gieo khoảng 2-3 tuần sẽ nảy mầm. Đợi đến khi cây đạt chiều cao 8cm vào tuần thứ 6, bà con có thể chọn lọc cây con tốt để đem đi trồng. Khi trồng chanh dây, chúng ta cần lưu ý một số yếu tố như sau:
- Chuẩn bị đất trồng: Đảm bảo tốt điều kiện đất trồng trước 1 tháng, tiến hành làm đất, làm sạch cỏ và loại bỏ những yếu tố gây hại trong đất: nấm bệnh, virus gây hại… Đảm bảo đất tơi xốp và bằng phẳng.
- Đào hố có kích thước đảm bảo khoảng 60x60x60cm, giữ lại lớp đất mặt và gạt sang một bên. Tiếp đó, tiến hành trộn hỗn hợp bao gồm 1 lít Eco Hydro Fish + 1kg Eco Fish Bloom, thêm 600 lít nước để làm đất ẩm, mềm hơn và tơi xốp hơn. Sau khoảng 3 tuần thì bà con bắt đầu thực hiện cấy cây con.
- Khoảng cách trồng chanh dây: Khoảng cách 3x3m nếu làm giàn truyền thống; Đảm bảo khoảng cách 3x2m nếu là giàn thẳng đứng.
- Mật độ trồng chanh dây: Khoảng 1.000 – 1.100 cây/ ha.
Kỹ thuật làm giàn cho cây chanh dây
Hiện nay, có rất nhiều kiểu giàn được bà con sử dụng cho cây chanh dây. Dưới đây là 3 kiểu phổ biến nhất:
+ Giàn truyền thống (giống giàn bí, bầu): Sử dụng cọc tre và cọc bê tông để làm chân giàn, sau đó tiến hành đan dây kẽm thành hình ô vuông. Loại giàn này rất dễ làm, nhưng gây khó khăn cho việc chăm sóc và xử lý sâu bệnh hại cho cây.
+ Giàn chữ T: Có 2 loại là giàn cọc đôi và giàn cọc đơn. Mỗi loại giàn đều có ưu điểm riêng và khá vững chắc.
+ Giàn chữ L: Loại giàn này được làm từ cọc bê tông hoặc cọc tre với cách thi công khá đơn giản. Đặc biệt, có thể trồng xen cách với những loại cây khác khi sử dụng.
Cách chăm sóc cây chanh dây hiệu quả
Để cây chanh leo cho năng suất cao, bà con cần tiến hành tỉa cành và bón phân như sau:
Cách tỉa cành chanh dây
Bà con nên thực hiện cắt tỉa và tạo tán thường xuyên cho cây chanh dây. Kỹ thuật này sẽ giúp các cành thứ cấp được tạo ra và phân bố đều trên mặt giàn giúp cây ra hoa kết quả được nhiều hơn.
Đặc biệt, khi vào mùa mưa cần tỉa bớt lá để giúp hạn chế sự phát triển của sâu, nấm bệnh và giúp cây ra nhiều nụ, kết nhiều quả.
Sau khi thu hoạch, bà con cần cắt hết tất cả các cành trên mặt giàn đã cho quả. Chỉ nên để lại phần thân và các cành từ mặt đất tới giàn. Nếu chanh dây không được cắt cành thì năng suất vào đợt sau sẽ bị hạn chế.
Cách bón phân cho chanh dây
Cần tiến hành bón phân theo các giai đoạn:
- Giai đoạn từ 1-6 tháng tuổi: Bà con có thể sử dụng những loại phân và liều lượng như sau cho 1 gốc cây chanh leo: 430g đạm ure, 750g phân super lân, 285g kali.
- Giai đoạn từ 7 tháng tuổi trở lên: Nên sử dụng 1kg đạm ure, 1,5kg phân lân, 1,6kg phân kali cho 1 cây/năm.
Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây chanh leo
Trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chanh dây, việc phòng trừ sâu bệnh hại có vai trò rất quan trọng. Do đó, bà con nên áp dụng một số biện pháp phòng bệnh như sau:
- Trồng cây theo đúng mật độ quy định. Không trồng quá dày tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.
- Chọn giống cây trồng tốt, đảm bảo, khỏe mạnh.
- Thực hiện đúng kỹ thuật chăm sóc, cắt tỉa cành định kỳ.
Bên cạnh đó, bà con có thể sử dụng một số loại thuốc sinh học phòng trừ nấm bệnh cho cây chanh dây:
– Ketomium 500ml: Loại thuốc này có tác dụng đặc trị các bệnh: thối rễ, thối quả, hẽo rũ, đốm lá, tàn lụi, phấn trắng,… tăng khả năng miễn dịch của cây trồng và tăng độ phì nhiêu cho đất.
– AT Vaccino CAN 500ml: Thuốc trừ nấm bệnh sinh học này có khả năng phòng trừ hữu hiệu: vàng lá thối rễ, thối thân, thối quả, thối nhũn, xì mủ, héo dây, chết chậm, lở cổ rễ, thán thư,… trên một số loại cây trồng.
Trên đây là những thông tin chi tiết về kỹ thuật trồng chanh dây cho năng suất cao. Hy rằng bài viết hữu ích và giúp bà con thu được lợi nhuận kinh tế cao từ giống cây này. Nếu muốn mua thuốc hay giải đáp những thắc mắc, hãy liên hệ ngay với CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SẠCH NÔNG NGHIỆP qua hotline: 0962.241.635.