Kỹ thuật trồng mướp sai quả là một trong số các kỹ thuật giúp nâng cao chất lượng mướp trong vườn từ đó làm tăng thu nhập cho bà con. Cùng AT tìm hiểu thêm về kỹ thuật này thông qua bài viết dưới đây.
Contents
Đặc tính của mướp
Mướp là loại cây thuộc họ nhà leo. Ở Việt Nam, mướp được trồng để làm bóng mát hoặc thu trái nên vì thế có thể dễ dàng bắt gặp mướp ở mọi nơi. Không chỉ vậy, mướp cũng phần nào hỗ trợ kinh tế cho người nông dân khi cho ra những mùa trĩu quả. Để có được kỹ thuật trồng mướp ra nhiều quả thì trước tiên mọi người phải nắm được một số đặc tính của mướp.
Đặc điểm cơ bản của mướp
Thân cây mướp thuộc dạng leo có màu xanh nhẹ, có thế uốn cong lượn thành nhiều hình thù, dễ dàng bám sát vào các bờ tường hay sào ngang. Mọc so le trên thân cây là những chiếc lá mướp bản to, tròn có thể tạo ra bóng râm che nắng cho mọi người. Điểm trong những tán lá mướp là những bông hoa vàng, có mùi hương nhẹ nhàng, tinh khiết.
Quả mướp có hình trụ đứng, dài khoảng từ 20cm đến 90cm có màu xanh nhạt. Trên mình quả mướp có những đường kẻ sọc trải dài khắp thân. Đây là loại quả có rất nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ nên nó trở thành món ăn thân thuộc trong các bữa cơm gia đình.
Thời vụ trồng mướp
Nhiều người thắc mắc trồng mướp vào tháng mấy để mướp có thể sai quả? Thì câu trả lời là do nước ta có khí hậu khác biệt giữa 2 miền Nam – Bắc nên cũng kéo theo việc khác nhau trong thời vụ trồng cây.
Thời vụ trồng mướp ở miền Bắc rơi vào từ Tháng 1 cho đến Tháng 6, còn ở miền Nam sẽ là từ Tháng 10 cho đến Tháng 4. Mướp được trồng trong khoảng thời gian này sẽ đạt năng suất cao.
Tìm hiểu về kỹ thuật trồng mướp sai quả
Mướp là loại rau quả được rất nhiều người ưa chuộng vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng không những thế đây là còn là loại cây rất dễ trồng nhanh được thu hoạch. Cách trồng mướp sai quả sẽ giúp bà con nông dân tối đa được những điều trên.
Chuẩn bị những gì trước khi áp dụng kỹ thuật trồng mướp sai quả
Để thực hiện kỹ thuật một cách nhanh chóng và trơn chu thì ngoài việc thực hiện đúng, bà con nông dân cần phải chuẩn bị một số thứ cần thiết như sau:
Chuẩn bị đất trồng
Để mướp có thể nhanh nảy mầm, phát triển mạnh thì cần chuẩn bị đất sao cho tơi xốp, thoát nước tốt và cân bằng độ pH ở mức 5.5 – 6.8.
Trước khi gieo hạt giống xuống đất cần phải cuốc đất, xới đều sau đó ủ với vôi bột, phân chuồng,… thêm chút vỏ trấu trên bề mặt để đất có đầy đủ dinh dưỡng nuôi cây.
Chuẩn bị hạt giống
Giống cây là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự phát triển của cây sau này. Vì vậy hạt giống cần được mua tại những cửa hàng uy tín, chất lượng tốt để không bị ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của cây mướp.
Thực hiện kỹ thuật trồng mướp sai quả
Bước 1: Xử lý hạt giống
Để hạt giống có thể nảy mầm nhanh nhất thì trước tiên mọi người cần phải ngâm hạt giống vào nước ở nhiệt độ nhất định (theo tỷ lệ 2 bát nước sôi + 3 bát nước lạnh) trong khoảng từ 4h – 6h. Sau đó mang chúng đi rửa sạch rồi tiếp tục ủ trong lớp khăn ấm từ 1 – 2 ngày cho đến khi hạt nứt nanh thì có thể đem đi gieo trồng theo đúng trình tự của kỹ thuật trồng mướp.
Bước 2: Gieo hạt
Gieo hạt nứt nanh (đầu nứt nanh hướng xuống dưới) vào đất với độ sâu khoảng 1cm, sau đó vun đất lên và tưới 1 lượng nước vừa đủ để cho hạt giống có thể nảy mầm.
Tuỳ vào diện tích đất trồng để gieo số lượng hạt giống hợp lý. Trung bình cứ 20cm thì ta gieo 3 hạt để cây có đủ không gian sinh trưởng.
Bước 3: Dựng giàn mướp
Sau khoảng 1 tháng gieo hạt thì tiến hành làm giàn bằng cách đan các cọc tre, nứa lại với nhau thật chắc chắn để cây có thể leo vào và phát triển. Ở độ cao 2,5m sẽ thuận lợi cho cây sinh trưởng và cho ra nhiều quả nhất.
Bước 4: Tưới nước
Mướp rất sợ úng nước vì vậy nên khi tưới cần phải tưới lượng nước vừa đủ, đất xung quanh cây có thể thấm hết, duy trì độ ẩm, một ngày tưới 2 lần để cây có đủ chất phát triển.
Bước 5: Bón phân
Chất dinh dưỡng là thứ không thể thiếu trong quá trình phát triển của cây mướp. Cần phải sử dụng các loại phân ủ hoại mục, phân lân, kali và có cách bón phân cho mướp đúng liều lượng, đúng thời gian theo đúng kỹ thuật trồng mướp thì cây mới cho ra nhiều quả nhất. Thời gian bón phù hợp là 20 ngày một lần kể từ khi cây leo làn cho đến hết mùa sinh trưởng.
Nếu bạn vẫn còn lăn tăn chưa biết sử dụng loại phân nào hợp lý thì có một gợi ý là phân Amino Humic – Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, kích thích sự phát triển của cây.
Bước 6: Cắt tỉa
Khi cây bước vào giai đoạn sinh trưởng leo giàn thì nên cắt bỏ một số cành con ở dưới gốc để tạo không gian cho cây tăng trưởng.
Bước 7: Thụ phấn
Áp dụng đúng kỹ thuật trồng mướp thì sau khoảng 2 – 3 tháng mướp bắt đầu ra hoa thì bắt đầu thụ phấn. Có thể thụ phấn tự nhiên thông qua ong, bướm hoặc có thể ngắt hoa đực úp vào hoa cái để bầu nhuỵ hoa cái phình ra và phát triển nhanh hơn.
Bước 8: Thu hoạch và làm giống
Sau khoảng 3 – 4 tháng thì mướp có thể thu hoạch. Và lưu ý nên chọn những quả to khoẻ lưu lại trên cây đợi già để làm giống cho vụ mùa sau.
Phòng ngừa sâu bệnh hại mướp sau khi thực hiện kỹ thuật trồng mướp sai quả
Trong quá trình sinh trưởng, cây mướp rất dễ gặp sâu bệnh như:
Các con côn trùng phá hại như chuột, dế, sâu đất, bọ rùa, sâu xanh,… chúng cắn đứt rễ ngầm, ăn lá non, quả non, truyền virus vào cây trái,… cần phải phát hiện sớm đặt bẫy hay sử dụng các biện pháp sinh học để diệt trừ chúng.
Bệnh: thối rễ, cháy lá, đốm lá, sương mai,… làm cho cây chậm phát triển, héo rũ, hay là chết trước khi ra quả thì cần phải xử lý sớm bằng các cách bón phân, chăm sóc thường xuyên đầy đủ,… để cây có thể phát triển tốt.
Trên đây là kỹ thuật trồng mướp sai quả. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bà con có thể gieo trồng và thu hoạch được vụ mùa lớn. Chúc mọi người thành công trong các mùa sắp tới. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay tới hotline 09622 41 635 để được Phân thuốc vi sinh AT hỗ trợ kịp thời nhé.