
Một nỗi lo mùa màng mà bà con luôn đau đáu là công sức và thời gian bỏ dồn vào đồng áng nhưng khi thu hoạch về lại chẳng được bao nhiêu. Mùa màng mất trắng bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những tác nhân nguy hiểm phải kể đến là lũ sâu hại phá tan ngọn lúa, hạt gạo của cây.
Đặc biệt, bọ trĩ hại lúa là một trong những loại dịch hại phổ biến và nguy hiểm trên cây lúa – loại sâu hại khó nhằn để xử lý nhất trong cấy trồng, phát triển mạnh trong mùa khô hanh hoặc ở giai đoạn lúa non – đẻ nhánh. Chúng gây biến dạng lá, thui chột chồi, giảm khả năng đẻ nhánh và năng suất lúa sụt giảm nghiêm trọng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Bài viết dưới đây, AT sẽ hướng dẫn bà con cách nhận biết bọ trĩ hại lúa, hiểu rõ nguyên nhân, và áp dụng các biện pháp phòng trừ bọ trĩ hại lúa dứt điểm, bảo vệ mùa màng hiệu quả, thu hoạch năng suất vượt trội.
Contents
Bọ trĩ hại lúa hay còn gọi là bù lạch hại lúa có tên khoa học là Stenchaetothrips biformis, thuộc họ Thripidae, bộ Thysanoptera.
Đây là loài côn trùng nhỏ, gây hại nghiêm trọng trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt là lúa. Chúng xuất hiện nhiều khi ruộng khô, gây hại cho lá lúa, hoa lúa, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển và sinh trưởng của cây lúa.
Bọ trĩ hại lúa giống cái khi trưởng thành sẽ đẻ khoảng 3-160 trứng trong 5-7 ngày, chúng đẻ nhiều nhất vào ngày thứ 2,3,4. Trong một năm, bọ trĩ hại lúa phát sinh 8-10 lứa. Trong đó, lứa 1 và lứa 2 phát sinh trên cỏ, lứa 2, 3 và 6 là quan trọng nhất.
Bọ trĩ hại lúa phát triển mạnh mẽ ở thời tiết khô hanh, nhiệt độ từ 15-20 độ C. Quần thể bọ trĩ phát triển mạnh ở những năm hạn hán, bọ trĩ hại lúa đến giai đoạn trưởng thành có sức đề kháng mạnh mẽ, kháng thuốc cao
Khi trời mưa, số lượng bọ trĩ hại lúa sẽ thuyên giảm rõ rệt, nhất là giai đoạn khi bọ trĩ lớn.
Bọ trĩ hại lúa chủ yếu chích hút dịch ở lá non, đặc biệt là mặt dưới của lá. Khi mật số cao, chúng gây hiện tượng cháy lá, xoăn mép, cây phát triển chậm hoặc ngừng phát triển. Lá bị mất nước nhanh, quăn queo và héo rũ.
Chúng thường tấn công mạnh vào giai đoạn cây lúa mạ – đẻ nhánh. Đặc biệt khi trời nắng nóng kéo dài, ruộng khô hạn, sức đề kháng của cây giảm, khiến bọ trĩ dễ dàng gây hại nghiêm trọng.
Khả năng phát tán của bọ trĩ hại lúa cũng rất mạnh. Nhờ có cánh mỏng và nhẹ, chúng dễ dàng bay theo chiều gió, lan rộng từ ruộng này sang ruộng khác. Điều này làm tăng nguy cơ lây lan dịch hại trên diện rộng nếu không được kiểm soát kịp thời.
Bọ trĩ hại lúa khác với hai loại trên, bọ trĩ chủ yếu gây hại mặt dưới của lá non, làm xoăn, vàng lá và cháy đầu lá. Hình thái nhỏ, thon và khó thấy hơn.
Việc phân biệt đúng loại sâu hại là vô cùng quan trọng để có phương pháp phòng trừ phù hợp. Nếu bà con nhầm lẫn và dùng sai loại thuốc hoặc sai thời điểm, không những không hiệu quả mà còn lãng phí chi phí và ảnh hưởng đến mùa màng.
Bọ trĩ hại lúa phát triển rất mạnh trong điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hanh kéo dài. Đặc biệt, khi nhiệt độ trung bình dao động từ 28 – 35°C và độ ẩm không khí dưới 60% bọ trĩ hại lúa sẽ sinh sản nhanh chóng. Nắng nhiều khiến đất và không khí khô, lá lúa dễ bị mất nước – là cơ hội tốt để bọ trĩ chích hút và sinh sôi.
Ngoài ra, trong mùa khô ít mưa, cây lúa thường yếu hơn do thiếu nước tưới, sức đề kháng giảm, dễ bị bọ trĩ hại lúa tấn công. Đây là nguyên nhân chính khiến bà con ở miền Trung, miền Tây thường xuyên gặp nạn bọ trĩ hại lúa vào đầu vụ hè thu hoặc vụ xuân khi thời tiết chuyển mùa.
Gieo sạ quá dày làm ruộng bị rậm rạp, thiếu ánh sáng, độ ẩm giữa các cây cao – tạo điều kiện cho bọ trĩ ẩn nấp và phát triển. Bên cạnh đó, việc gieo sạ không đúng lịch thời vụ khiến cây lúa phát triển lệch pha với điều kiện thời tiết lý tưởng, dễ trùng với thời điểm bọ trĩ hại lúa nở rộ.
Bón quá nhiều đạm khiến lá lúa phát triển non, mềm, dễ bị bọ trĩ hại lúa chích hút. Cây lúa bị “mập mỡ”, không cứng cây và kém sức đề kháng. Ngoài ra, lá xanh đậm còn hấp dẫn bọ trĩ trưởng thành đến đẻ trứng, khiến mật độ sâu tăng cao nhanh chóng chỉ trong vài ngày.
Sau mỗi vụ thu hoạch, nếu bà con không dọn sạch gốc rạ, cỏ dại hoặc lúa chét, bọ trĩ hại lúa có thể trú ngụ và tiếp tục phát triển. Những nơi rậm rạp, có tàn dư cây trồng là môi trường lý tưởng để bọ trĩ hại lúa tồn tại qua mùa vụ, sau đó phát sinh và gây hại mạnh vào vụ tiếp theo.
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến bọ trĩ hại lúa phát sinh mạnh là do bà con sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý. Khi phun thuốc bừa bãi, quá liều hoặc không đúng cách, không chỉ diệt bọ trĩ mà còn tiêu diệt luôn cả thiên địch có lợi như nhện bắt mồi, bọ rùa, ong ký sinh.
Mất cân bằng sinh thái ruộng lúa dẫn đến việc bọ trĩ hại lúa không còn bị kiểm soát tự nhiên, mật số tăng nhanh và kháng thuốc. Ngoài ra, bọ trĩ hại lúa có thể thích nghi và kháng lại các hoạt chất nếu bị phun thuốc liên tục, không xoay vòng loại thuốc – điều này khiến việc phòng trừ ngày càng khó khăn và tốn kém hơn.
Khi bị bọ trĩ hại, cây lúa bị cản trở trong quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và nước. Các mô lá bị tổn thương khiến khả năng quang hợp giảm, dẫn đến tình trạng cây lúa chậm phát triển, còi cọc và kém bén rễ.
Đặc biệt là giai đoạn mạ và đẻ nhánh – đây là hai giai đoạn then chốt quyết định đến khả năng đẻ nhánh và phát triển bông sau này. Nếu bị bọ trĩ hại lúa tấn công mạnh ở thời điểm này, cây lúa rất dễ rụng nhánh non hoặc không phát triển thêm được, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tổng sản lượng.
Hậu quả dễ thấy nhất chính là sản lượng giảm sút rõ rệt. Những ruộng lúa bị bọ trĩ hại thường có bông lúa nhỏ, ít hạt, hạt lép nhiều và không chắc. Chất lượng gạo sau thu hoạch cũng thấp, gạo bị vàng, hạt không đều, giảm giá trị thương phẩm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của bà con nông dân.
Việc không phòng trừ bọ trĩ hại lúa kịp thời khiến bà con phải phun thuốc nhiều lần, gây lãng phí chi phí mà hiệu quả lại không cao. Hơn nữa, nếu để bọ trĩ hại lúa phát triển mạnh trong vụ hiện tại, sang vụ sau trứng và nhộng còn sót lại sẽ phát triển tiếp, làm tăng mật số dịch hại. Khi đó, việc kiểm soát sẽ càng khó khăn và chi phí sẽ đội lên rất nhiều.
Ở nhiều nơi, bà con phải chi hàng triệu đồng chỉ để xử lý một hecta ruộng bị bọ trĩ hại lúa nặng nề, nhưng nếu không diệt tận gốc, chúng sẽ tiếp tục tái phát gây hại liên tục. Vì vậy, phòng trừ đúng cách ngay từ đầu là giải pháp hiệu quả và tiết kiệm nhất.
Bà con nên tuân thủ lịch thời vụ và chỉ gieo sạ với mật độ phù hợp, tránh sạ quá dày. Khi ruộng lúa thông thoáng, ánh nắng có thể xuyên xuống mặt đất, làm giảm điều kiện sống lý tưởng của bọ trĩ. Sạ thưa cũng giúp cây lúa phát triển đều, hạn chế nơi trú ẩn và sinh sản của bọ trĩ.
Nên sử dụng phân bón theo đúng khuyến cáo, tránh bón thừa đạm. Bón phân cân đối với lân và kali giúp cây lúa cứng cây, lá dày, ít bị bọ trĩ hại lúa chích hút. Các loại phân hữu cơ hoai mục hoặc phân vi sinh cũng giúp cải thiện đất, tăng sức đề kháng tự nhiên cho cây.
Bà con cần thường xuyên làm cỏ, thu gom tàn dư sau thu hoạch, không để lúa chét mọc lan tràn trên đồng. Những cây lúa mọc lại từ gốc rạ là nơi trú ẩn lý tưởng của bọ trĩ hại lúa và là nguồn lây lan dịch hại cho vụ kế tiếp.
Một số bà con sử dụng dung dịch từ tỏi, ớt, gừng hoặc nước vôi pha loãng để xịt lên mặt dưới lá vào sáng sớm. Cách này không chỉ giúp xua đuổi bọ trĩ hại lúa mà còn giảm mầm bệnh do nấm, vi khuẩn gây ra.
Bọ trĩ hại lúa rất dễ bị thu hút bởi màu xanh dương. Bà con có thể treo các bẫy dính màu xanh ở khu vực ruộng lúa để thu hút và tiêu diệt bọ trĩ trưởng thành. Đây là biện pháp tiết kiệm, dễ làm và thân thiện với môi trường.
Trong tự nhiên, có nhiều loại sinh vật đóng vai trò thiên địch của bọ trĩ hại lúa như bọ rùa, nhện bắt mồi, ong ký sinh,… Những sinh vật này giúp kiểm soát mật số bọ trĩ một cách tự nhiên, an toàn và hiệu quả. Bà con có thể tạo điều kiện thuận lợi để bảo tồn các loài thiên địch bằng cách giảm sử dụng thuốc hóa học, để hệ sinh thái ruộng lúa cân bằng.
Chế phẩm sinh học có thành phần từ nấm xanh (Metarhizium anisopliae), nấm trắng (Beauveria bassiana) và vi khuẩn Bacillus thuringiensis (BT) có tác dụng tiêu diệt ấu trùng và bọ trĩ trưởng thành hiệu quả. Các chế phẩm này xâm nhập vào côn trùng, làm chúng mất khả năng ăn uống và chết sau 2 – 3 ngày.
Bà con nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, khi thời tiết khô ráo và mật độ bọ trĩ hại lúa vừa mới phát sinh. Chọn thời điểm cây lúa chưa bị hại nặng sẽ giúp nâng cao hiệu quả diệt trừ và tiết kiệm chi phí.
Ngoài ra, chế phẩm sinh học giúp duy trì cân bằng sinh thái ruộng lúa, bảo tồn thiên địch và tái sử dụng lâu dài trong canh tác.
Để ruộng lúa của mình sạch bọ đến 80% ngay từ lần đầu sử dụng, bà con nên tin dùng sản phẩm AT Mebe LA QUA của AT. Sản phẩm được sản xuất từ vi sinh vật có lợi, công nghệ cao, dễ sử dụng và phù hợp với nhiều điều kiện canh tác.
Chị Lan – một nông dân ở huyện Thoại Sơn, An Giang – từng gặp khó khăn với bọ trĩ hại lúa trong 3 vụ liền. Sau khi chuyển sang dùng AT Mebe LA QUA của AT, chỉ sau 1 vụ, ruộng lúa khỏe hơn hẳn, năng suất tăng 20%, không cần dùng thuốc hóa học. Chị chia sẻ: “Giờ tôi yên tâm vì không lo bọ trĩ nữa, mà lúa cũng sạch, đẹp, thương lái rất ưng”.
Bà con hãy thử chuyển sang giải pháp sinh học của AT ngay từ đầu vụ để thấy rõ sự khác biệt. Không cần phun nhiều lần, không lo kháng thuốc, bảo vệ được môi trường và cây lúa khỏe mạnh bền lâu. Liên hệ AT để được tư vấn và nhận hỗ trợ kỹ thuật tận ruộng.
Biện pháp hóa học nên được sử dụng khi mật độ bọ trĩ hại lúa vượt ngưỡng gây hại (trên 20 con/m2) hoặc khi các biện pháp sinh học, canh tác không mang lại hiệu quả.
Đặc biệt trong thời điểm thời tiết khô hanh kéo dài, bọ trĩ hại lúa phát triển quá nhanh thì cần can thiệp hóa học kịp thời để tránh lây lan rộng.
Bà con nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, ưu tiên thuốc có độ độc thấp, ít ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
Dù mang lại hiệu quả tức thì, nhưng việc sử dụng thuốc hóa học cũng đi kèm nhiều rủi ro như:
Lưu ý để tránh kháng thuốc và ô nhiễm môi trường:
Nhiều bà con chỉ phát hiện bọ trĩ hại lúa khi cây lúa đã có dấu hiệu hư hại nặng, lúc này việc phòng trừ sẽ khó khăn và tốn kém hơn nhiều. Cần kiểm tra đồng ruộng định kỳ ít nhất 3 – 5 ngày/lần, nhất là vào mùa khô và đầu vụ để phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
Một số bà con có thói quen dùng thuốc hóa học bất kể mật độ sâu hại, điều này không chỉ làm giảm hiệu quả mà còn gây ra hiện tượng kháng thuốc ở bọ trĩ. Ngoài ra, còn gây ô nhiễm nguồn nước, đất và ảnh hưởng sức khỏe người dùng.
Sau khi phòng trừ, nếu cây lúa không được bổ sung dinh dưỡng hoặc chăm sóc kịp thời sẽ dễ bị suy yếu, tạo điều kiện cho sâu hại khác tấn công. Cần bón phân cân đối, giữ ẩm hợp lý và tăng cường chăm sóc sau mỗi đợt phun thuốc để cây phục hồi nhan
Trả lời: Có, nếu sử dụng đúng sản phẩm, đúng liều lượng và thời điểm phun hợp lý. Thuốc sinh học không những an toàn cho người và môi trường, mà còn phát huy tác dụng cao nếu bà con phối hợp với biện pháp canh tác đúng cách và kiểm tra ruộng lúa thường xuyên để xử lý kịp thời. Tuy nhiên, cần kiên trì hơn so với thuốc hóa học.
Thuốc sinh học tuy giá thành cao hơn ban đầu nhưng hiệu quả bền vững, ít cần phun lại nhiều lần và không gây hại cho cây hay môi trường. Ngược lại, thuốc hóa học dễ gây kháng thuốc, buộc phải đổi loại liên tục, dẫn đến tốn kém về lâu dài. Vì thế, dùng chế phẩm sinh học kết hợp canh tác hợp lý là giải pháp tiết kiệm hơn cho bà con.
Chúng tôi khuyến nghị bà con không nên phun thuốc vội mà cần xác định mật độ bọ trĩ hại lúa và mức độ gây hại. Nếu mật số cao thì mới tiến hành phun thuốc và ưu tiên sử dụng các loại chế phẩm sinh học
Các thiên địch như bọ rùa, nhện, ong ký sinh giúp kiểm soát bọ trĩ hại lúa rất hiệu quả, bà con có thể tận dụng nguồn thiên địch này để phòng trừ bọ trĩ hại lúa.
Bọ trĩ hại lúa là mối đe dọa nghiêm trọng nếu bà con chủ quan, không nhận biết và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, đây hoàn toàn không phải là vấn đề quá khó nếu áp dụng đúng biện pháp phòng ngừa và diệt trừ tổng hợp.
Từ việc nhận biết sớm, sử dụng giống tốt, kỹ thuật canh tác đúng cách, đến việc ưu tiên dùng các chế phẩm sinh học và luân phiên biện pháp hóa học khi cần thiết – tất cả đều là chìa khóa giúp bà con bảo vệ mùa màng hiệu quả.
Hãy để AT đồng hành cùng bà con trong hành trình chống lại bọ trĩ hại lúa – giúp cây khỏe, năng suất cao, thu hoạch gấp 3 lần mà không còn lo hóa chất hay dịch hại lây lan.
Liên hệ ngay với AT để nhận tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật tận ruộng – chúng tôi luôn sát cánh cùng nhà nông!
Giỏ hàng của bạn hiện tại chưa có sản phẩm nào.