Các bệnh trên cây ớt thường gặp và Cách phòng trị hiệu quả

Các bệnh trên cây ớt thường gặp và Cách phòng trị hiệu quả

Bệnh trên cây ớt gồm những loại bệnh nào, và cần phòng trị như thế nào để đảm bảo mức độ hiệu quả, an toàn cho vườn nhà. Cùng Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp tham khảo thông tin hữu ích về cách trị bệnh trên cây ớt trong bài viết sau.

Tìm hiểu về bệnh trên cây ớt là gì?

Các bệnh trên cây ớt thường gặp và Cách phòng trị hiệu quả
Trong quá trình trồng và chăm sóc cây ớt thường xuất hiện một số bệnh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây

Bệnh trên cây ớt đã gây ra nhiều thiệt hại cho vườn nhà bà con với mức độ lây lan khác nhau tùy vào mỗi tác nhân gây bệnh. Vì vậy bà con cần trang bị những biện pháp phòng trị từ sớm cho vườn ớt được phát triển thuận lợi, đạt chuẩn năng suất, chất lượng.

Những bệnh trên cây ớt thường gặp nhất

Các loại bệnh trên cây ớt thường gây đau đầu cho nhà vườn như chết cây con, đốm lá, thán thư, héo xanh, khảm lá,… với những thông tin về nguyên nhân, biểu hiện cụ thể như sau:

Bệnh chết cây con trên cây ớt

Các bệnh trên cây ớt thường gặp và Cách phòng trị hiệu quả
Ớt bị chết cây con do nấm trong đất tấn công với khả năng gây hại nghiêm trọng

Nguyên nhân của chết cây con là do các loại nấm trong đất tấn công như Rhizoctonia solani, Fusarium, Phytophthora spp, Pythium. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn cây con với triệu chứng dễ nhận biết là phần thân cây tiếp giáp với mặt đất thường bị thối khô, có màu nâu đen.

Cây bị bệnh sẽ ngã sang một bên, lá bị rũ, cây còi cọc và nghiêm trọng nhất là chết. Bệnh xuất hiện khi nhiệt độ ẩm độ cao, gieo trồng quá dày, tưới dư thừa nước.

Bệnh đốm lá trên cây ớt

Các bệnh trên cây ớt thường gặp và Cách phòng trị hiệu quả
Đốm lá ở cây ớt do nấm gây ra thường xuất hiện trong thời tiết nóng ẩm

Nguyên nhân gây ra hiện tượng nấm mắt cua, đốm lá trên ớt là do nấm Cercospora capsici. Bệnh xuất hiện ở thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ càng cao thì lây nhiễm càng nhanh. Trên ruộng bệnh được phát hiện sau khi nhiễm nấm từ 2 – 3 ngày.

Triệu chứng gồm các đốm bệnh trên lá có dạng hình tròn, viền màu nâu đậm, tâm vết bệnh xám nhạt. Bệnh xuất hiện rải rác, và nếu nặng thì các vết bệnh liên kết lại gây cháy lá từng mảng lớn.

Bệnh thán thư trên cây ớt

Các bệnh trên cây ớt thường gặp và Cách phòng trị hiệu quả
Thán thư là nỗi lo lớn của bà con trồng ớt với thiệt hại nghiêm trọng mà bệnh gây ra

Nguyên nhân gây ra bệnh thán thư ở ớt là do nấm Colletotrichum gloeosporioides. Bệnh phổ biến trên ớt lúc còn trên ruộng hoặc sau thu hoạch, xuất hiện khi thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, mầm bệnh trong hạt, tàn dư cây trồng, dụng cụ thu hoạch.

Khi quan sát vườn ớt bị thán thư sẽ thấy những triệu chứng như sau: Xuất hiện vết bệnh ở trên lá, trái ớt non và trái chín. Lúc đầu vết bệnh là chấm nhỏ và lan rộng ra, thành các vòng tròn đồng tâm.

Bệnh héo xanh trên cây ớt

Các bệnh trên cây ớt thường gặp và Cách phòng trị hiệu quả
Cây ớt bị héo xanh do vi khuẩn tấn công xuất hiện gây thiệt hại tới 80%

Vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra bệnh héo xanh trên họ cà như ớt, cà chua, khoai tây. Hậu quả gây thiệt hại vườn nhà lên đến 80%.

Triệu chứng của bệnh héo xanh là cây héo, nhưng lá trên cây còn xanh ban ngày, khi chiều mát hay đêm thì cây phục hồi. Tuy nhiên héo tươi chỉ kéo dài vài ngày rồi cây bị chết hẳn. Thân và rễ cây bị thối đen và mềm nhũn, nơi vết bệnh mềm, có mùi hôi, lõi màu đen.

Bệnh khảm trên cây ớt

Các bệnh trên cây ớt thường gặp và Cách phòng trị hiệu quả
Khảm lá ớt đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng mùa vụ của bà con

Nguyên nhân gây ra khảm lá ớt là do virus với các triệu chứng là lá ớt bị biến dạng, mép cong, lá xoăn lại, thay đổi màu sắc từng lá có các mảng xanh đậm hay vàng, vàng xen lẫn xanh.

Trường hợp nhiễm bệnh nặng, chồi không phát triển, hoa rụng, trái cứng, méo mó,… Tác nhân truyền bệnh khảm là do rầy rệp, tuyến trùng chích hút.

Hướng dẫn cách phòng trị các bệnh trên cây ớt đơn giản, hiệu quả

Để vườn nhà phát triển thuận lợi, phòng ngừa hiệu quả các loại bệnh trên cây ớt với một số biện pháp canh tác như sau:

Phòng trừ bệnh chết cây con ở cây ớt

  • Không gieo trồng vườn ớt ở những nơi quá ẩm ướt không thoát nước tốt, vườn tối, thiếu ánh sáng, nên làm mái che.
  • Đất vườn ươm cần đảm bảo được xử lý trước khi gieo như đốt rơm rạ, xử lý vôi, phơi nắng trước khi gieo trồng.
  • Nên bón các loại phân hữu cơ đã hoai mục, hạn chế sử dụng phân hóa học.
  • Áp dụng biện pháp luân canh với các cây trồng khác họ cà (như cây cà, ớt, khoai tây) để tiêu diệt nguồn bệnh.

Phòng trừ bệnh đốm lá ớt

  • Tiến hành thu dọn và tiêu hủy tàn dư thực vật sau giai đoạn thu hoạch, cày lật đất sớm để hạn chế sự tồn tại của mầm bệnh trong đất và tàn dư thực vật ở trong cây bệnh.
  • Tăng cường việc bón các loại phân hữu cơ hoai mục, đặc biệt là phân lân và kali cho cây khỏe.
  • Dùng hạt giống sạch bệnh để gieo trồng, tưới nước vào buổi sáng để lá được khô nhanh, hạn chế thời gian lá bị ẩm.

Phòng trừ bệnh thán thư ở cây ớt

  • Sau giai đoạn thu hoạch, bà con cần thu dọn tàn dư cây trồng, và tiến hành tiêu hủy để tránh lây lan mầm bệnh.
  • Khi thu hoạch ớt, tránh gây tổn thương trái, đồng thời cũng loại bỏ trái bị bệnh.
  • Dùng các giống ớt sạch bệnh, không dùng hạt ở trái bệnh để lấy làm giống. Thực hiện xử lý hạt giống bằng cách pha hỗn hợp nước nóng 2 sôi : 3 lạnh.

Phòng trị bệnh héo xanh ở cây ớt

  • Áp dụng luân canh, không nên trồng 2 vụ ớt ở trên cùng chân đất.
  • Nhổ bỏ, tiêu hủy ngay những cây đã bị nhiễm bệnh héo xanh.
  • Sử dụng hạt giống sạch bệnh và xử lý hạt giống trong khoảng 54 độ C trong vòng 25 – 30 phút.
  • Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, ruộng trồng cần được làm sạch cỏ, thu gom tiêu huỷ các tàn dư thực vật.
  • Bón cây bằng các loại phân hữu cơ hoai mục.
  • Khi chăm sóc vườn ớt, cần tránh gây vết thương cho cây, sát trùng liên tục các dụng cụ chăm sóc, tỉa cành, thu hái.
  • Ruộng trồng ớt cần đảm bảo bằng phẳng, tránh hiện tượng ruộng úng nước, đảm bảo không trồng ớt trên ruộng đã trồng cây cùng họ cà.

Phòng bệnh khảm ở cây ớt

  • Thực hiện trồng các giống cây kháng bệnh, với mật độ gieo trồng phù hợp.
  • Bón đầy đủ và cân đối các loại phân giúp vườn nhà sinh trưởng tốt.
  • Tiến hành vệ sinh các dụng cụ sau mỗi lần cắt tỉa cành.
  • Thực hiện nhổ bỏ, thu gom và tiêu hủy các cây bị bệnh để tránh lây lan mầm bệnh ra các cây khỏe trong vườn.
  • Tiêu diệt môi giới truyền bệnh gồm các loài rầy rệp chích hút trong vườn nhà.

Thuốc đặc trị bệnh trên cây ớt Meta Elic hiệu quả, an toàn, nhanh chóng

Các bệnh trên cây ớt thường gặp và Cách phòng trị hiệu quả
Sử dụng Meta Elic giúp đánh bay những nấm khuẩn gây hại ở vườn ớt hiệu quả, an toàn

Với dòng sản phẩm trị nấm khuẩn, kháng virus gây hại trên cây trồng, Meta Elic mang lại nhiều công dụng cho vườn nhà bà con với những thông tin về sản phẩm như sau:

Thành phần thuốc đặc trị bệnh trên cây ớt Meta Elic

  • Thành phần thuốc phòng trừ bệnh cây ớt Meta Elic: Chitosan: 1.000 ppm, pHH20: 5.2, Tỷ trọng: 1.12.
  • Trong sản phẩm Meta Elic có chứa hàng tỷ tế bào tử nấm đối kháng như Chaetomium spp, các loại hoạt chất sinh học (Enzyme ngoại bào, chất chuyển hóa) được chiết xuất từ chủng nấm như: Chaetoglobosin C, ChaetomanoneRotiorins, kết hợp với các chủng vi khuẩn mạnh loại Rhodopseudomonas spp trên nền chitosan dạng Nano bền vững.

Công dụng thuốc đặc trị bệnh trên cây ớt Meta Elic

  • Cô lập các chủng virus khi chúng xâm nhập và gây hại cây. Hạn chế những vấn đề ở vườn nhà như xoăn lá, xoăn ngọn và sượng trái trên cây trồng.
  • Phòng ngừa hiệu quả các tác nhân gây hại, và lây nhiễm mầm bệnh lên cây trồng như: các loại bệnh hại trên cà tím, cà chua, ớt, dưa leo, bầu, bí, chanh dây… cùng nhiều loại cây ăn quả khác.
  • Phòng trừ các bệnh hại như thán thư, sương mai, héo rũ, thối rễ, nứt thân, xì mủ, cháy lá,…

Hướng dẫn sử dụng thuốc đặc trị bệnh trên cây ớt Meta Elic

Cách sử dụng Meta Elic phun trị bệnh hại ở cây ớt: Pha 250ml Meta Elic hòa tan cùng 400 – 600 lít nước, thực hiện phun tưới kỹ toàn bộ toán lá và vùng dưới gốc của cây ớt, định kỳ phun từ 5 – 7 ngày/lần.

Cách sử dụng Meta Elic phun phòng bệnh hại ở cây ớt: Pha 250ml dung dịch Meta Elic hòa tan vào 800 – 1000 lít nước, phun đều tán lá của cây ớt và định kỳ phun từ 1 – 2 lần/tháng.

Trường hợp vườn ớt suy yếu: Bổ sung thêm 250ml AT02 cho hòa tan vào 400 lít nước.

Mua thuốc đặc trị bệnh trên cây ớt ở đâu uy tín, giá tốt?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp dòng sản phẩm sinh học cho bà con, với nguồn gốc, hiệu quả khác nhau. Bà con cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm trước khi sử dụng cho vườn nhà mình.

Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp hiện đang sản xuất và cung cấp nguồn sản phẩm sinh học chất lượng, hiệu quả, an toàn khi sử dụng. Khi lựa chọn AT, đã có rất nhiều nhà vườn tin tưởng và hài lòng đối với sản phẩm từ chúng tôi.

Liên hệ với AT, bà con được tư vấn miễn phí từ các kỹ sư nông nghiệp giàu kinh nghiệm sẽ giải đáp mọi thắc mắc đến bà con một cách chi tiết, hữu ích nhất thông qua các số điện thoại như sau: 096 789 1046 – 09622 41 635 – 0972 563 448.

Để biết thêm thông tin và thêm kinh nghiệm trong việc nhận biết các loại bệnh ở cây bầu, bí, ngô, cà tím, cà chua, dưa hấu, dưa leo,… thì bà con có thể thương xuyên theo dõi tại trang web của AT. Chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật những tin tức mới nhất về các loại bệnh hại trên vườn trồng của bà con và chia sẻ các phương pháp phòng trừ tận gốc giúp bà con có được một mùa vụ bội thu.

Bài viết đã mang lại những thông tin cụ thể về bệnh trên cây ớt và cách phòng trừ hiệu quả cho nhà vườn. Tham khảo những bài viết khác từ AT hoặc gọi đến kỹ sư AT để được tư vấn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon