Trồng cây sâm đất sẽ trở nên dễ dàng nếu bà con nắm được phương pháp, kỹ thuật trồng. Sâm đất loại cây có khả năng chữa được nhiều bệnh như giảm đau, lợi tiểu, chữa viêm khớp,…không chỉ vậy nó được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon. Để tìm hiểu kỹ hơn về loại cây và cách trồng ra sao, hãy cùng AT theo dõi bài viết dưới đây.
Contents
Tìm hiểu về cách trồng cây sâm đất
Trồng cây sâm đất hiện nay được nhiều bà con canh tác và chăm sóc giúp tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Sâm đất có tên gọi khoa học là Talinum Patens hay có tên khác là sâm thổ cao ly. Bộ phận được bà con khai thác chính là củ của cây sâm, ăn vào giòn, rất mát và có vị ngọt nhẹ, có mùi sâm đặc trưng.
Đặc điểm hình dạng của cây sâm đất khi trồng
Sâm đất có hình dạng của một cây thân thảo, phân nhánh đều ở dưới, có chiều cao khoảng 0.6m. Lá cây mọc đan xen, có hình trái xoan dài, cuống lá ngắn, phiến lá dày, méo lá có hình lượn sóng và hai mặt của lá đều bóng mượt.
Rễ của cây sâm sẽ phát triển hình thành nên củ sâm màu vàng nhạt, đây là phần được sử dụng chủ yếu và mang lại giá trị về kinh tế cho bà con.
Vào những tháng 6 – 7 hoa sâm đất sẽ nở rổ theo chùm ở phần ngọn và các nhánh trên cây. Quả có màu nâu đỏ hoặc xám tro.
Giá trị dinh dưỡng từ cây sâm đất mang lại
Trong củ sâm đất có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như canxi, sắt, protein, axit béo, pectin, polysaccharide, saponin, các vitamin như A, C và nhiều khoáng chất có lợi khác.
Khi ăn sâm thường có vị ngọt nhẹ đó là fructooligosaccarit tiết ra, chất này là một loại chất xơ không hòa tan sẽ chuyển hóa và thành loại khuẩn có lợi.
Có nhiều tác dụng mà cây sâm đem lại cho sức khỏe của con người như giảm nguy cơ vô sinh, tăng cường sinh lý; hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường; chắc khỏe xương; ngăn ngừa ung thư; tiêu hóa tốt; giảm cân; giảm căng thẳng; kiểm soát cholesterol trong máu và giúp tim mạch khỏe mạnh.
Không chỉ có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, nó còn được chế biến ra nhiều món ăn ngon như nấu canh sườn, xào tỏi, luộc, nấu canh giải nhiệt, ngâm rượu để uống,…
Cần chuẩn bị những gì để trồng cây sâm đất?
Để đi vào các bước trồng cây, bà con cần chuẩn bị những việc cần làm sau:
✅ Thời điểm thích hợp: Nên trồng cây vào giai đoạn tháng 5 -6 hoặc có thể trồng vào tháng 3 vì thời tiết vào các tháng này mát mẻ nên rất phù hợp để trồng.
✅ Chuẩn bị dụng cụ: cuốc, bao tay, xẻng, bình tưới,…Bà con có thể tận dụng những đồ vật có sẵn như khay nhựa, bao xi măng, thùng xốp,…
✅ Đất trồng: Sâm đất trước đây khi chưa được phổ biến như bây giờ, chúng thường tự mọc rất nhiều, nên chuẩn bị đất cho cây cũng rất đơn giản. Chỉ cần trộn đất chung với phân động vật đã hoai mục hoặc than bùn, vỏ của nhiều loại cây đã được ủ mục.
Hướng dẫn cách trồng cây sâm đất thành công, ra củ to
Để trồng cây sâm đất có hai cách phổ biến mà bà con nhà vườn thường áp dụng giúp cây đạt sản lượng tốt sau khi thu hoạch.
Cách trồng sâm đất bằng hạt nảy mầm, lớn nhanh
Khi đã có hạt giống, trước khi đem gieo bà con cần ngâm hạt trong nước ấm khoảng 6 – 8 tiếng với tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh. Ngâm đủ thời gian cho phép, cần vớt hạt và để ráo.
Sử dụng que nhọn tạo ra một lỗ có độ sâu khoảng 1cm ở đất, gieo hạt sâm, sau đó lấp đất che phủ và khi đã gieo hạt xong cần dùng lưới chuyên dụng để che nắng, tránh thất thoát độ ẩm duy trì giúp cây mau mọc mầm.
Cách trồng sâm đất bằng củ giống (hom)
Trồng sâm đất bằng hom là hình thức được nhiều bà con sử dụng nhất vì dễ trồng, không phải mua hạt giống và cho ra năng suất cao.
✅ Khi trồng bằng củ hoặc thân cây mẹ nên lấy từ đoạn thân bánh tẻ đến góc, đây là phần cứng cáp của cây, chú ý: không nên chọn phần còn non trên thân cây.
✅ Để cắt phần hom cần dùng dao hoặc các vật dụng chuyên dụng khác để cắt tránh làm cho phần hom giống bị dập nát.
✅ Chọn phần hom giống cần lựa và chừa tầm 3 – 4 mắt lá dài từ 10 – 20cm và chỉ để ⅓ lá và bắt đầu đem giâm vào luống đã chuẩn bị.
✅ Trong khoảng thời gian từ 10 – 15 ngày, phần hom giâm sẽ phát triển rễ cây, lúc này bà con có thể đem hom ra trồng.
✅ Trước khi đem trồng, cần làm luống rộng 1,2m và có độ cao từ 10 – 20cm, khoảng cách giữa các cây từ 15 – 20cm. Hoặc trồng vào xô, chậu đã chuẩn bị từ trước. Lưu ý công thức đất trồng lý tưởng cho cây: đất thịt 80%, phân động vật đã hoai mục 10% và 10% vỏ trấu hoặc rơm rạ.
Cách chăm sóc cây sâm đất sau khi trồng lớn nhanh, ra củ to
Cây sau khi được trồng bà con cần chăm sóc thường xuyên và lưu ý những việc cần làm sau:
✅ Việc tưới nước duy trì độ ẩm trong quá trình giâm hom và sau khi trồng là rất quan trọng, giúp cây phát triển nhanh chóng hơn. Nếu để cây thiếu nước sẽ rất dễ héo chết cây.
✅ Đặc biệt những ngày đầu trồng sâm cần tưới thường xuyên hơn.
✅ Bón phân là việc làm không thể thiếu khi trồng sâm, sẽ cung cấp những chất dinh dưỡng để cây khỏe mạnh và sinh trưởng tốt hơn, nâng cao sản lượng. Bà con có thể sử dụng phân động vật đã hoai mục, phân bón hữu cơ hoặc than bùn để bón cho cây.
✅ Thường xuyên dọn vệ sinh, dọn cỏ để phòng trừ các bệnh, sâu, côn trùng gây hại. Cắt tỉa những lá già, úa, héo và các lá bị nhiễm bệnh cần thu gom và tiêu hủy sớm.
✅ Thăm vườn sâm đất liên tục để phát hiện kịp thời, đưa ra những hướng xử lý nhanh chóng diệt trừ các loại bệnh, sâu, côn trùng tấn công.
✅ Thời điểm thu hoạch được sâm đất khi lá và cây đã đạt được chiều cao từ 20 – 30cm, lúc này sẽ cắt phần chồi lá non. Sau thu hoạch cần bổ sung dinh dưỡng cho cây để kích thích ra lá mới, đọt non.
Bài viết trên AT đã chia sẻ đầy đủ thông tin về cách trồng cây sâm đất cũng như chăm sóc hiệu quả để cây phát triển tốt nhất. Mọi thắc mắc về canh tác và phòng trừ sâu bệnh cây trồng hãy liên hệ ngay đến Hotline: 096 789 1046 – 09622 41 635 – 0972 563 448 để được tư vấn miễn phí và giải quyết vấn đề nhanh chóng.