Phân hữu cơ là gì và những điều có thể bạn chưa biết

phan-huu-co-gom-nhung-loai-nao

“Phân hữu cơ là gì?” là một câu hỏi bạn cần biết rõ đáp án để quyết định chính xác kế hoạch cho công việc gieo trồng. Ngoài ra, việc hiểu công dụng của phân hữu cơ cũng như cách phân loại phân bón sẽ thuận tiện cho công việc trồng trọt của bạn. Vậy nên hãy cùng phanthuovisinh.com tìm hiểu những thông tin về phân hữu cơ ngay nhé!

Phân hữu cơ là gì? – Khái niệm về phân hữu cơ

Phân hữu cơ là loại phân bón dùng trong canh tác và sản xuất nông nghiệp. Trong phân bón hữu cơ có chứa các thành phần dinh dưỡng như đa, trung, vi lượng từ yếu tố thiên nhiên như các loại phân động vật, lá cây, chất khoáng và than bùn dưới dạng hợp chất hữu cơ.

phan-huu-co-la-gi

Từ xa xưa, cha ông ta đã sử dụng phân bón hữu cơ thay cho phân vô cơ được tạo ra bởi công nghệ như bây giờ. Việc sử dụng và sản xuất phân bón hữu cơ còn góp phần to lớn cho nông nghiệp phát triển bền vững, thiện với môi trường. 

Khách hàng ngày nay thường có xu hướng ăn “thực phẩm sạch” – đó là lý do tại sao họ có thể để ý tới những loại rau củ màu sắc và hình dạng xấu xí hơn là những nông sản “xanh mơn mởn”.  

Các loại phân bón hữu cơ trên thị trường

“Phân hữu cơ gồm những loại nào?” –  Thị trường hiện nay rất đa dạng về mặt số lượng và chất lượng của các loại phân bón hữu cơ. Tuy nhiên, việc phân loại phân bón hữu cơ được chia thành 2 nhóm chính đó là: Phân hữu cơ tự nhiên và phân hữu cơ công nghiệp.  

phan-huu-co-gom-nhung-loai-nao

Phân hữu cơ tự nhiên

Phân hữu cơ tự nhiên hay còn gọi là phân hữu cơ truyền thống được sản xuất thủ công khá đơn giản bằng các kỹ thuật ủ. 

Phân chuồng

Nguyên liệu được lấy từ chất thải của động vật sau đó sử dụng kỹ thuật ủ truyền thống để chế biến thành phân bón hữu cơ.

+ Ưu điểm:

  • Không tốn chi phí mua nguyên vật liệu.
  • Thành phần bao gồm nhiều chất khoáng dinh dưỡng đa trung vi lượng.

+ Nhược điểm:

  • Hàm lượng dinh dưỡng không quá cao.
  • Phân chuồng tươi sẽ mang nhiều mầm bệnh cho cây và đôi khi trong phân còn chứa những chất kháng sinh khi chưa được ủ kỹ.

+ Công dụng: Tạo chất mùn để cải tạo lại đất, khiến đất trở nên phì nhiêu, tơi xốp, đồng thời giúp rễ phát triển, bám chắc vào đất, không lo hạn hán hay xói mòn.

Phân xanh

Lấy từ các lá và thân cây tươi và sử dụng kỹ thuật ủ hoặc vùi xuống đất.

+ Ưu điểm:

  • Bổ sung chất đạm cho cây.
  • Hút được lân khó tiêu và kali từ sâu trong đất.

+ Nhược điểm: 

  • Dùng được bón lót do hiệu quả chậm.
  • Phát sinh các chất độc như CH4, H2S khi vùi thân và lá cây vào trong đất xảy ra quá trình phân hủy.

+ Công dụng: Rất tốt trong việc bảo vệ, cải tạo đất và chống xói mòn.

Than bùn

Phải chế biến mới có thể dùng được cho đất.

+ Ưu điểm:

  • Thích hợp cho việc bón cải tạo.
  • Chứa nhiều axit humic có lợi cho đất.

+ Nhược điểm: 

  • Không có nhiều trong tự nhiên.
  • Cần dùng thêm phân xanh để trộn vào, tốn nguyên liệu.

+ Công dụng: Góp phần cải tạo, tăng độ hữu cơ và phì nhiêu cho đất.

Phân hữu cơ công nghiệp

Bản chất vẫn lấy nguồn từ phân hữu cơ tự nhiên, có tính hiệu quả cao do được bổ sung nhiều vi chất và các vi sinh vật có lợi.

Phân hữu cơ vi sinh 

Để có phương pháp chế biến phân bón hữu cơ vi sinh, trong nguyên liệu phải chứa từ một hoặc hoặc nhiều loại vi sinh vật hữu ích.

+ Ưu điểm: 

  • Phân giải được thành đạm bổ sung cho cây.
  • Gia tăng việc hấp thụ phân bón.

+ Nhược điểm

  • Không cung cấp hoàn toàn được chất dinh dưỡng cho cây.
  • Có hạn sử dụng nhất định.
  • Tốn chi phí mua phân hữu cơ cho sinh vật phát triển.

+ Công dụng: Tạo sự phát triển cho hệ sinh vật đất, khống chế các mầm bệnh tồn tại trong đất.

Phân hữu cơ sinh học

Nguyên liệu được pha trộn và xử lý bằng cách lên men với một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi. 

+ Ưu điểm:

  • Chứa tương đối đầy đủ khoáng chất cho cây.
  • Dùng được trong nhiều giai đoạn của cây.
  • Cung cấp kháng sinh, vi sinh phân giải để bảo vệ và phát triển đất.

+ Nhược điểm: Giá thành cao so với các loại phân hữu cơ khác.

+ Công dụng: Ngăn chặn xói mòn, mất dinh dưỡng, phân giải độc tố và hấp thụ chất dinh dưỡng cho đất.

Phân hữu cơ khoáng

Phân hữu cơ khoáng là gì? – Là loại phân hữu cơ trộn cùng nguyên tố khoáng vô cơ gồm N, P, K.

+ Ưu điểm: Hàm lượng dinh dưỡng cao.

+ Nhược điểm:Sẽ không tốt cho đất nếu sử dụng lâu dài.

+ Công dụng: Tăng năng suất, chất lượng nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế.

Quy trình ủ phân hữu cơ đơn giản tại nhà

Phương pháp chế biến phân bón hữu cơ hiện nay thường được người dân tự ủ theo cách truyền thống. Cách làm phân hữu cơ đơn giản tại nhà gồm các bước sau đây:

quy-trinh-u-phan-huu-co

Bước 1: Chuẩn bị thùng chứa và tìm nơi thích hợp để đặt chúng.

Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu như rau xanh, lá cây phân của động vật hoặc người, hay rơm rạ.

Bước 3: Lớp đầu tiên là lá và rễ khô, rồi đến nguyên liệu xanh từ rau xanh (nên làm dày), cuối cùng phủ thêm đất trồng và phẩy thêm nước.

Bước 4: Sau cùng, là chờ đợi, ít nhất phải sau 4 tuần bạn mới có phân bón hữu cơ và để đạt chất lượng phân bón cao thì nên ủ hơn 1 năm.

Vai trò của phân bón hữu cơ đối với đất trồng và cây là điều không thể phủ nhận được. Thị trường hiện nay vô cùng đa dạng với đủ loại công dụng của phân bón hữu cơ nên bạn cần có hiểu biết và tỉnh táo để chọn lựa sản phẩm phù hợp với mục đích của mình nhé! Để nhận tư vấn về dinh dưỡng cây trồng cũng như kỹ thuật canh tác, bà con hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 09 622 41 635

Tìm kiếm theo từ khóa:

  • phân hữu cơ là gì
  • phân hữu cơ gồm những loại nào
  • phân vi sinh là gì
  • phân bón sinh học là gì
  • phân hữu cơ khoáng là gì
  • phân chuồng là gì
  • cách làm phân hữu cơ
  • quy trình ủ phân hữu cơ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon