Ý nghĩa và Cách ghép cây hoa giấy tại nhà, ra hoa nhiều màu

Ý nghĩa và Cách ghép cây hoa giấy tại nhà, ra hoa nhiều màu

Cách ghép cây hoa giấy đơn giản và vô cùng đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà. Những cây hoa giấy ghép thành công, sẽ cho ra nhiều bông hoa giấy với nhiều màu sắc khác nhau, rất bắt mắt và độc đáo.

Những cây hoa giấy có giá trị thẩm mỹ cao, được sử dụng để trang trí và tạo nên không gian sống tươi mới, rực rỡ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách ghép hoa giấy đơn giản thông qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về cách ghép cây hoa giấy

Ý nghĩa và Cách ghép cây hoa giấy tại nhà, ra hoa nhiều màu
Tạo ra những mẫu cây hoa giấy độc đáo, hoa nở với nhiều màu sắc rực rỡ

Cách ghép cây hoa giấy giúp tạo ra nhiều cây có hình dạng, màu sắc hoa đẹp. Tăng tính thẩm mỹ của ngôi nhà, không gian nơi mà những cây hoa giấy này được bố trí.

Tổng quan về cây hoa giấy ghép

Cách ghép cây hoa giấy là một phương pháp được nhiều người chơi hoa thích thú. Trước kia, cây hoa giấy thường mọc thành từng giàn hoa lớn và che phủ cả căn nhà, nhưng ngày nay, nhiều gia đình lại thích có những chậu bonsai hoa giấy đủ màu ở ngay chính căn nhà mình. Do đó, nhiều người thích thú và tìm hiểu ghép cây hoa giấy.

Đặc điểm hình dáng của cây hoa giấy

Cây hoa giấy là một loài thực vật có thân gỗ, mọc leo và có rất nhiều nhánh. Những nhánh cây của cây hoa giấy có khả năng sinh trưởng nhanh, vươn dài và có nhiều cành, gai nhọn. Lá của cây hoa giấy có hình trái xoan và có màu xanh thẫm.

Hoa giấy có nhiều màu khác nhau như trắng, hồng đậm, đỏ, cam, hồng nhạt… Tuy nhiên, những màu phổ biến nhất của cây hoa giấy là cam, hồng và trắng.

Ý nghĩa của cây hoa giấy là gì?

Cây hoa giấy có tên khoa học là Bougainvillea spectabilis, có nguồn gốc từ Brazil, Peru và Ekvador. Loại cây này được trồng phổ biến trên toàn thế giới và được yêu thích vì màu hoa rực rỡ, độc đáo của cây.

Hoa giấy là một loại cây thân leo với nhiều cành lá xum xuê cùng hoa tươi sáng. Cây hoa giấy mang ý nghĩa tốt đẹp như sự che chở, hạnh phúc và một cuộc sống đầy đủ theo phong thủy. Ngoài ra, cây hoa giấy còn tượng trưng cho tình yêu đôi lứa và vẻ đẹp mong manh dễ tổn thương.

Điều kiện sinh trưởng của cây hoa giấy

Ý nghĩa và Cách ghép cây hoa giấy tại nhà, ra hoa nhiều màu
Cây nở hoa rực rỡ nhiều màu sắc khi được trồn ở môi trường có điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, đất trồng

Đây là loại thực vật ưa sáng, sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Cây có thể sống ở những nơi có điều kiện đất ẩm, giàu dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước tốt.

Đặc tính sinh trưởng của cây hoa giấy không phải là một cây ưa ẩm, mà cây có khả năng chịu hạn khá tốt. Khi trồng cây hoa giấy không cần tưới quá nhiều nước nhưng cây vẫn có thể phát triển tốt và ra hoa rực rỡ.

Ánh sáng: Cây cần đủ ánh sáng để phát triển tốt và ra hoa rực rỡ.

Nhiệt độ: Cây cảnh nhiệt đới và thích hợp với nhiệt độ ấm áp. Nhiệt độ tối thiểu để trồng cây là 18 độ C và nhiệt độ tối đa có thể lên đến 40 độ C.

Đất: Cây thích hợp được trồng ở nơi có đất thông thoáng, giàu dinh dưỡng, có độ pH từ khoảng 5.5 đến 6.5.

Môi trường sống: Hoa giấy thích môi trường khô ráo, có không khí thoáng mát, tránh môi trường ẩm ướt và ít nắng.

Ưu điểm của cách ghép cây hoa giấy mang lại là gì?

  • Hình dạng của cây hoa giấy đẹp, có thể điều chỉnh tùy theo sở thích nên tính nghệ thuật của các cây này khá cao.
  • Có nhiều màu hoa trên một cây, tạo vẻ độc đáo cho cây hoa giấy.
  • Thân nhỏ, tán cây nhỏ nên không chiếm diện tích lớn, dễ chăm sóc và có thể chịu được điều kiện thời tiết thay đổi khá tốt.
  • Không mất quá nhiều công chăm sóc cho cây.
  • Tăng khả năng sinh trưởng cho cây hoa giấy, chống chịu với môi trường và bệnh tật khiến cây kém phát triển.
  • Tiết kiệm thời gian trồng cây và cực kỳ dễ thực hiện.

Thời điểm thích hợp để thực hiện cách ghép cây hoa giấy

Hiện nay, nhiều người cho rằng việc ghép cây nên diễn ra vào buổi chiều vì khi đó, thời tiết mát và cách ghép cây tiến hành cũng dễ dàng hơn, cây không bị mất quá nhiều sức.

Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để ghép cành là vào sáng sớm, vì khi đó, nhiệt độ rất phù hợp giúp cây phát triển và khả năng sinh trưởng mạnh hơn. Các thao tác ghép cành cần diễn ra nhanh chóng, tránh kéo dài làm gốc ghép và cành ghép bị mất nước, dẫn đến thất bại.

Hướng dẫn cách ghép cây hoa giấy đúng kỹ thuật

Cây hoa giấy ghép là một xu hướng được nhiều người chơi hoa yêu thích. Để thực hiện được việc ghép cây hoa giấy thành công và đơn giản, bà con cần tiến hành theo các bước sau:

Chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách ghép cây hoa giấy

Ý nghĩa và Cách ghép cây hoa giấy tại nhà, ra hoa nhiều màu
Để tiến hành ghép hoa giấy cần chuẩn bị một số dụng cụ hỗ rợ, gốc và cành ghép

Trước khi tiến hành ghép cây, bà con cần chuẩn bị gốc ghép và cành ghép. Yêu cầu về gốc ghép và cành ghép như sau:

Gốc ghép: Một gốc ghép khỏe, đẹp sẽ giúp cho cây hoa giấy có tính thẩm mỹ cao, sức chống chịu với các điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên tốt. Nên lựa chọn gốc ghép có bán kính khoảng 5-15cm, tùy vào độ to của cây hoa giấy mà bà con muốn trồng. Gốc ghép phải có độ tuổi khoảng từ 2-3 năm, đảm bảo bộ rễ đủ khỏe, khả năng sinh trưởng tốt.

Cành ghép: Chọn cành bánh tẻ có độ non vừa phải, không quá non, có kích thước từ 3-5 cm và có khoảng 4-5 chồi mầm. Tiến hành cắt một đoạn dài khoảng 7-10cm và loại bỏ hết các lá già, chỉ để lại chồi mầm trên cành ghép.

Sau khi chuẩn bị được gốc ghép và cành ghép như ý, bà con cần tiến hành các việc sau:

Bước 1. Xử lý gốc ghép

Cắt bỏ toàn bộ phần ngọn cây cũ, để lại phần gốc trơn khoảng 1m, sau đó trồng vào chậu, tưới nước và bón phân đầy đủ để gốc ghép phát triển tốt. Sau khoảng 1 tháng, gốc ghép tiếp tục đâm chồi thì mới có thể tiến hành ghép cây.

Bước 2. Tạo tược ghép

Dùng dao tỉa phần gốc ghép thành các tược ở những vị trí thích hợp. Sau khoảng 1 tháng, tược ghép lớn như điếu thuốc lá là có thể tiến hành ghép cành hoa giấy vào gốc.

Quy trình ghép cây hoa giấy qua từng bước

Ý nghĩa và Cách ghép cây hoa giấy tại nhà, ra hoa nhiều màu
Hướng dẫn cách ghép cây hoa giấy đơn giản, tỷ lệ thành công cao qua từng bước thực hiện

Bước 1. Cắt mắt ghép của tược

Dùng dao cắt bỏ đi phần ngọn của các tược ghép mới ra trên gốc ghép, để lại gốc của tược dài khoảng 7-10cm. Tại điểm cách gốc ghép khoảng 3 cm, dùng dao cắt vạt xéo một nhát từ trên xuống, sâu vào khoảng 1/3 độ lớn gốc ghép.

Bước 2. Cắt vạt cành ghép

Lấy các đoạn cành ghép đã chuẩn bị, dùng dao cắt vạt hai phía đối diện của cành ghép tạo thành hình nêm, mỗi vết cắt dài khoảng 2cm.

Bước 3. Ghép mắt cây hoa giấy

Luồn phần hình nêm của cành ghép vừa vạt vào phần miệng phép của gốc. Sau đó, dùng dây nilon quấn vào mắt ghép để cố định phần mắt ghép.

Tiến hành bọc kín nilon để phần nối để đảm bảo nước không xâm nhập vào, tránh làm cành ghép bị mất nước và khô chết.

Một vài lưu ý sau khi thực hiện cách ghép cây hoa giấy

Sau khi ghép cành, cần tiến hành chăm sóc kỹ cho cây ghép. Cần đặt cây ở nơi có bón râm, tránh ánh nắng mặt trời để cây ghép không bị mất nước.

Tiến hành tưới nước và bón phân đầy đủ cho gốc ghép, để gốc có sức chống chịu và dồn chất dinh dưỡng nuôi cành ghép.

Tuyệt đối không được tưới nước vào trong cành ghép, việc làm này khiến cho cành ghép bị hư và chết. Sau khoảng 1-2 ngày mới ghép, mắt ghép sẽ hơi héo hơn ban đầu, nhưng đây là chuyện bình thường nên bà con không cần phải lo.

Mỗi đợt ghép hoa giấy nên cách nhau khoảng 2 tuần để mắt ghép cũ liền và phát triển thì gốc ghép mới có đủ sức để tiếp tục nuôi dưỡng chất cho mắt ghép mới.

Chăm sóc cây hoa giấy sau khi thực hiện ghép

Sau khi thực hiện thành công kỹ thuật ghép cây hoa giấy, bà con tiến hành chăm sóc kỹ cho cây ghép để cây phát triển tốt, ra được nhiều hoa đẹp và rực rỡ.

Trong thời gian đầu sau khi ghép mắt không nên để cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp vì có thể dẫn đến mất nước. Sau khi ghép cây khoảng 2 tuần, mắt ghép phát triển tốt thì mới cho cây ở ngoài ánh nắng mặt trời khoảng 4-6 tiếng. Khi cành ghép phát triển tốt, bà con tháo bỏ lớp nilon trùm và chăm sóc cho cây như bình thường.

Lượng nước tưới cho cây hoa giấy sau khi ghép

Thời gian đầu, bà con không tưới nước vào trong mắt ghép của cây mà chỉ tưới nước vào gốc ghép. Tùy vào nhiệt độ và độ ẩm của đất mà bà con điều chỉnh lượng nước tưới và số lần tưới nước cho cây hoa giấy.

Nếu đất quá khô, bà con tiến hành tưới 2 lần/ngày vào mỗi sáng sớm và chiều mát.

Nếu đất quá ẩm ướt, hạn chế tưới cây và kiểm tra độ thoát nước của đất, tránh để tình trạng cây bị ngập úng và chết rễ.

Bón phân bổ sung dinh dưỡng cho cây hoa giấy ghép

Bón phân đầy đủ vào gốc ghép để cây có đủ dinh dưỡng nuôi cành phát triển mạnh và nhanh chóng ra hoa. Có thể sử dụng phân hữu cơ, phân trùn quế, NPK để bón cho cây.

Cách ghép cây hoa giấy cho ra nhiều màu sắc khác nhau trên cùng một cây vô cùng đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà. Chỉ cần cẩn thận và tỉ mỉ trong các vấn đề chăm sóc cây thì bà con có thể có một chậu cây bonsai hoa giấy đủ màu sắc ngay trong khu vườn, tạo vẻ độc đáo cho ngôi nhà. Chúc bà con trồng được các chậu hoa giấy đẹp nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon