Phòng trừ sâu bệnh trên cây có múi là hoạt động xuyên xuốt trong quá trình trồng cây. Cây có năng suất, phát triển tốt hay không đó là nhờ việc xử lý sâu bệnh thành công. Tuy nhiên, không phải ai làm vườn cũng có kiến thức và hiểu biết về quá trình xử lý sâu bệnh. Ngày hôm nay, Phân thuốc vi sinh AT sẽ chia sẻ đến bà con cách thực hiện đơn giản, chi tiết, tỷ lệ thành công cao.
Contents
Sâu, ruồi đục trái
Hai đối tượng này nằm trong nhóm nguy hiểm bà con cần phòng trừ khi trồng cây có múi. Chúng có chung đặc điểm là làm hại trái, khiến chúng bị thối, rụng.
Sâu đục trái tấn công gây hại từ khi trái còn rất non. Kích thước trung bình chỉ khoảng ngón tay cái đến khi trái đã lớn. Nó gây hại nặng nhất khi trái trong giai đoạn sắp được thu hoạch. Khi cây có múi bị sâu, ruồi tấn công quả thường bị thối rất nhanh.
Ruồi đục quả, ruồi trưởng thành đẻ trứng, chui sâu vào vỏ quả, sau đó đẻ từng đàn 5 – 10 trứng. Dấu tích trên mặt vết cắn ở quả có mủ chảy ra, màu nâu. Trứng nở thành giòi sẽ chui vào quả làm thối rất nhanh. Ruồi đục quả gây hại nặng từ quả già đến quả chín.
Để phòng trừ sâu bệnh trên cây có múi này, bà con thực hiện như sau:
+ Vệ sinh vườn trồng sạch sẽ, thường xuyên nhặt tiêu hủy toàn bộ quả rụng dưới đất và quả còn trên cây vì đây là nơi dòi, sâu tồn tại.
+ Dùng bẫy màu vàng để thu hút
+ Bọc quả từ khi còn nhỏ cho đến khi thu hoạch để tránh sâu, ruồi đục trái và các loại côn trùng gây hại như rệp, bọ xít. Trước khi bọc cần phun thuốc trừ một số đối tượng bám trên quả như ruồi, sâu đục quả, nhện các loại, một số nấm bệnh trên quả. Kết hợp với thuốc sinh học trị ruồi vàng như AT Mebe Laqua có thể xử lý chúng thành công.
Phòng trừ sâu bệnh trên cây có múi – Nhện đỏ
Nhện đỏ Panonychus citri không hề khó nhận biết khi xuất hiện trên cây có múi. Nó có chiều dài cơ thể khoảng 0,4 mm, màu đỏ sẫm, chân màu vàng nâu nhạt, trên thân có lông cứng.
Con đực trưởng thành có thân hình nhỏ hơn nhưng chân dài hơn con cái, chiều dài cơ thể từ 0,2–0,3 mm.
Đối với loài nhện con: Khi mới nở ra chúng có màu trắng vàng, khi được 2 tuổi thì có màu đỏ nâu, khi được 3 tuổi thì có màu đỏ sẫm.
Không hề khó để bà con thực hiện phòng trừ sâu bệnh trên cây có múi, đặc biệt là loài nhện đỏ. Bởi trong tự nhiên có rất nhiều thiên địch chống lại loài nhện này.
Cách tốt nhất là dùng phân với liều lượng cân đối, tưới nước hợp lý vào mùa nắng để vườn ẩm, chăm sóc cho cây khỏe, tăng sức đề kháng.
Tiến hành cắt tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng.
Bảo vệ và khai thác thiên địch, sử dụng chế phẩm sinh học Mebe 500g để tiêu diệt nhện đỏ nhanh nhất.
Sâu vẽ bùa trên cây có múi
Khi sâu vẽ bùa xuất hiện trên cây có múi làm cây không thể quang hợp, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng trên cây. Tạo điều kiện thuận lợi cho các vết loét hình thành trên cây.
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây có múi rất đơn giản, nhưng ít người trong chúng ta nắm rõ được cách thực hiện.
Trước hết, bà con cần bón phân cân đối, tưới nước và chăm sóc để cây phát triển tốt nhất. Tiến hành tỉa cành, tạo tán cho cây thông thoáng tránh độ ẩm cao.
Tiếp theo, sử dụng các loài thiên địch, nhân giống kiến vàng, bọ rùa, bọ cánh cứng để tiêu diệt sâu vẽ bùa.
Phòng trừ sâu bệnh trên cây có múi – Bọ trĩ
Bọ trĩ sống và gây hại chủ yếu ở chồi và quả non. Con trưởng thành đa số hoạt động vào buổi sáng và chiều mát, ít bay. Bọ trĩ thường phát sinh gây hại vào mùa nắng khi thời tiết khô, nóng.
Khi xuất hiện, bọ trĩ gây hại lên phần lá non làm lá bị biến màu và quăn không thể phục hồi.
Trên hoa nếu bị hại nặng sẽ bị héo nhanh, cánh hoa bị rụng sớm và giảm tỷ lệ đậu trái.
Trên quả bọ trĩ tấn công vào lớp biểu bì bằng cách tạo ra những đốm xám hoặc hình chiếu bạc trên vỏ quả. Trái dễ bị hại nhất ở giai đoạn còn non. Nếu số lượng bọ trĩ bị nhân rộng nhiều, chúng tấn công cả những quả lớn.
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây có múi với loài bọ trĩ này chúng ta nên dùng bẫy dính màu vàng. Khi bọ trĩ mới xuất hiện có thể tưới lên trên cây để kiểm soát hiệu quả.
Khi mật độ bọ trĩ trên trái xuất hiện nhiều hơn 3 con, cần thực hiện phun ngay chế phẩm sinh học để loại bỏ nhanh nhất.
Loài bọ xít xanh
Con trưởng thành và ấu trùng của loài bọ xít xanh đều có khả năng gây hại lên các loại cây có múi. Trong giai đoạn quả non nếu bị côn trùng này tấn công thì quả chuyển sang màu vàng, chai sần và rụng sớm. Nếu quả lớn bị tấn công có thể bị thối do các loài vi sinh vật và nấm xâm hại. Thiệt hại lớn nhất được nhiều nhà vườn cho hay đó là trong giai đoạn quả còn nhỏ. Một con bọ xít xanh có thể làm hỏng nhiều loại trái cây trong một ngày.
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây có múi này bà con thực hiện như sau:
Nhân giống kiến vàng Oecophylla smaragdina – Thiên địch của loài bọ xít xanh để phòng trừ sâu bệnh trên cây có múi.
Thường xuyên kiểm tra các trái và lá gần trái để phát hiện và thu gom các ổ sâu bọ. Sau đó mang đi tiêu diệt.
Cắt tỉa cành nhánh, vệ sinh vườn thông thoáng hạn chế bọ xít xanh gây hại.
Sử dụng vợt để bắt côn trùng vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Trong tháng đầu tiên sau khi đậu quả, nếu số lượng bọ xít xanh đến ngưỡng 1 con/cây thì sử dụng ngay chế phẩm sinh học Mebe BT để xử lý hiệu quả.
Như vậy, cách phòng trừ sâu bệnh trên cây có múi chúng tôi đã chia sẻ chi tiết trong bài viết này. Bà con gặp khó khăn trong quá trình thực hiện hãy liên hệ ngay Phân thuốc vi sinh AT, hay gọi điện tới Hotline 0962 241 635 để được tư vấn chi tiết nhất.