Ý nghĩa cây mai ngày tết trong phong thủy và cuộc sống

Ý nghĩa cây mai ngày tết trong phong thủy và cuộc sống

Ý nghĩa cây mai ngày Tết đối với người dân đất Việt là gì, hoa mai tượng trưng cho điều gì trong phong thủy và cuộc sống. Cách trang trí cây mai hợp phong thủy và thẩm mỹ cho ngôi nhà, cách chăm sóc cho hoa mai nở tươi, lâu tàn. AT xin chia sẻ đến với bà con một số thông tin hay về ý nghĩa của cây hoa mai trong ngày Tết qua phần nội dung dưới đây.

Tìm hiểu về nguồn gốc của cây mai trong ngày Tết

Ý nghĩa cây mai ngày tết trong phong thủy và cuộc sống
Cây mai có nguồn gốc từ Trung Quốc từ hơn 3000 năm trước

Ý nghĩa cây mai ngày Tết được bắt nguồn từ khi loài hoa này xuất hiện ở Trung Quốc, có tên khoa học là Ochna integerrima. Chúng đã có mặt trên đất nước này cách đây khoảng hơn 3000 năm trước.

Tại Việt Nam, cây mai phân bố chủ yếu ở các khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, các tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng cao nguyên. Cây mai có chiều cao từ 2 – 5m và có thể sống lâu đời.

Những cây mai trưởng thành thường có rễ sâu và thân to nên được xem là linh vật phong thủy bảo vệ cho gia chủ.

Ý nghĩa cây mai ngày Tết trong cuộc sống

Ý nghĩa cây mai ngày tết trong phong thủy và cuộc sống
Cây mai ngày Tết đại diện cho nhiều ý nghĩa vì vậy thường được đặt ở trước nhà vào đầu năm mới

Cây mai từ xưa đến nay được mọi người xem là một loại cây quý, bởi loại cây này mang đến điều tốt lành, phú quý cho gia đình, được thể hiện qua sức sống mạnh mẽ, bất khuất và kiên cường của cây.

Cây hoa mai phải trải qua mùa đông khắc nghiệt, hứng chịu những cơn gió lạnh trước khi trổ hoa vàng rực rỡ. Vì thế mà cây được xem như động lực cổ vũ ý chí cho người cố gắng học tập, làm việc và trải qua những thăng trầm trong cuộc sống để có được thành quả tốt đẹp.

Từ đó, ý nghĩa cây mai ngày Tết còn thể hiện như cách mọi người tỏa sáng thành công của chính mình thật rực rỡ sau những năm tháng cố gắng.

Ý nghĩa cây mai ngày Tết trong nhân gian

Theo truyền thuyết trong nhân gian lưu truyền lại thì Ngọc Hoàng – thần giám hộ của tài lộc và mùa xuân – coi cây mai là linh vật của mình.

Vì vậy, trong ngày Tết việc đặt cây mai ở nhà coi như một lời cầu nguyện bình an và phú quý đến gia đình mở đầu năm mới.

Ý nghĩa cây mai ngày Tết về tâm linh

Theo quan niệm dân gian, cây mai còn đem lại sự sống mới và là biểu tượng tươi đẹp, sự khai hoa của cuộc sống, xua đuổi những điều xấu xa, không tốt đẹp.

Do đó, việc đón cây mang ý nghĩa hy vọng và sự khởi đầu mới cho một năm phát đạt, hạnh phúc và thịnh vượng.

Một số loại cây mai thường được trưng trong ngày Tết

Ý nghĩa cây mai ngày tết trong phong thủy và cuộc sống
Một số loại mai mà bà con thường trồng và trưng bày ở vườn nhà

Hiện nay, trên trên thế giới có khoảng hơn 24 loại cây mai và Việt Nam có khoảng 19 loại. Sau đây, AT xin giới thiệu các loại mai phổ biến tại Việt Nam: mai tứ quý, bạch mai, mai chiếu thủy, nhất chi mai, hoàng mai,…

Cây hoa mai tứ quý

Cây mai tứ quý có tên khoa học là Ochna Atropurpurea và còn được gọi là cây mai đỏ. Mai có 5 cành màu vàng tươi và hoa không nhiều, nhưng tự trổ. Đây là loại hoa kiểng không chỉ vào mùa xuân mà còn nở quanh năm.

Mai tứ quý còn được gọi là nhị độ mai qua 2 lần hoa nở. Lần đầu, hoa mai có 5 cánh vàng tươi sẽ rụng hết khi tàn. Lần cuối cùng, hoa chuyển sang đỏ sẫm và úp vào như búp ôm lấy nhụy hoa.

Cây hoa mai chiếu thủy

Mai chiếu thủy là loài cây đa niên, cành nhánh nhiều, gốc to và có tên khoa học là Wrightia Religiosa. Lá cây nhỏ mọc theo cặp và dài.

Hoa mọc thành từng chùm nhỏ, có màu trắng, mùi thơm nhẹ nhàng và gồm 5 cánh nhỏ.

Loài hoa bạch mai

Hoa bạch mai được trồng chủ yếu ở Hà Tiên, vùng núi Bà Đen – Tây Ninh và Bến Tre, chiều cao tối đa khoảng 15mm.

Hoa có màu trắng tinh khiết, hơi tròn, nhụy vàng khá giống như hoa sứ và gồm 6 – 8 cánh dày. Một nhược điểm của bạch mai mà bà con nên biết là cây khó chăm sóc và trồng với số lượng nhiều.

Loài hoa nhất chi mai

Cây nhất chi mai thường gặp ở miền Nam, có gốc to xù xì, thân gỗ đen bóng.

Hoa nhất chi mai có màu trắng pha hồng và gồm nhiều cách mỏng, mọc thành chùm hoặc mọc bông đơn.

Loài hoa hoàng mai

Hoa hoàng mai (mai vàng) còn được gọi là lạp mai. Hoa có 5 năm cánh nhỏ nhắn, màu vàng tươi rực rỡ. Và cây có tên lạp mai là loại cây mai này mỗi năm chỉ nở một lần vào cuối tháng chạp âm lịch.

Cách chăm sóc cây mai ra hoa trưng Tết nở rộ, lâu tàn

Với ý nghĩa cây mai ngày Tết là biểu tượng của mùa Xuân ở Việt Nam. Vì vậy, mọi người trồng mai vàng đều quan tâm và thích thú là được nhìn thấy những nhiều hoa vào đúng dịp Tết. Còn về góc độ kinh tế thì bà con trồng được các cây mai có nhiều hoa đúng dịp Tết sẽ bán được giá giúp tăng thu nhập của bà con.

Do đó AT xin chia sẻ đến với bà con một số kỹ thuật chăm sóc cây mai ra hoa đúng vào ngày Tết:

Chuẩn bị đất: Xới đất cho tơi xốp, nhổ hết cỏ dại. Những vùng đất thấp cần lên lí rộng 1- 1,2m với rãnh thoát nước để mai không bị úng ngập. Để phòng ngừa trường hợp nước ngầm dâng cao làm thối rễ mai.

Tưới nước: Mùa nắng nên tưới cây mai hằng ngày để đất đủ ẩm, mùa mưa cần đảm bảo tiêu thoát nước tốt và bà con chỉ tưới khi đất khô.

Biện pháp xử lý để mai ra hoa đúng Tết: Bà con áp dụng nguyên tắc như sau là bón phân – xiết nước – tuốt lá.

  • Từ đầu tháng 10 âm lịch, bà con hạn chế bón các loại phân có hàm lượng đạm (N) cao.
  • Từ giữa đến cuối tháng 11 âm lịch, hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá.
  • Từ 7 – 10 tháp chạp, bà con nếu thấy mai trầy đầy sức sống và đã có nụ lớn trong thời tiết dự báo nắng ấm thì mai sẽ nở sớm.
  • Vì vậy đối với mai 5 cánh, bà con cần tuốt lá vào khoảng 18 – 20 tháng Chạp.

Ý nghĩa cây mai ngày Tết trong phong thủy và trong đời sống là gì? Cách bố trí và chăm sóc cây hoa mai nở rực rỡ, lâu tàn như thế nào đã được hướng dẫn và chia sẻ cụ thể trong phần nội dung bài viết trên. Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp kính chúc quý bà con một năm mới bình an, hạnh phúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon