Tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu – Cách phòng trừ hữu hiệu nhất

Tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu

Tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu là hiện tượng xuất hiện rất nhiều trong vài năm trở lại đây. Không chỉ hại bộ rễ, nó còn là nguyên nhân chính khiến cây bị bệnh chết nhanh, chết chậm. Nhiều nhà vườn đã phải chặt bỏ để trồng cây khác, làm suy giảm kiệt quệ đến kinh tế. Theo dõi ngay Phân thuốc vi sinh AT để nắm ngay cách phòng trừ hữu hiệu nhất.

Tìm hiểu loài tuyến trùng rễ

Tuyến trùng – Loài dịch hại nguy hiểm khiến rất nhà vườn lo lắng. Kể từ khi cây bắt đầu bị tấn công, rất nhiều nấm bệnh đã xâm nhập cây gây hại nặng nề. Đặc biệt là trên cây tiêu.

Nhưng tuyến trùng cũng có loại có hại và loại có lợi. Đối với loại có hại chúng thường ký sinh ở tế bào trong cây trồng, sau đó thực hiện các hoạt động chích, hút, rồi bơm độc tố đến phần rễ của cây. Khi cây bị nhiễm tuyến trùng xuất hiện tình trạng phình to ở rễ. Tạo các khối u sần làm cây vàng lá, thối rễ,…

Còn đối với loài có lợi, thông thường loài này thường ăn xác, bã thực vật.

Nhiều người nhận định rằng loài tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh khác trên cây. Do biểu hiện của nó rất chậm, đến khi người nông dân phát hiện và đào rễ lên thì đã quá muộn để cứu chữa.

Tìm hiểu loài tuyến trùng rễ
Tìm hiểu loài tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu

Triệu chứng trên cây hồ tiêu

Tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu thường có các triệu chứng sau:

  • Rễ nổi u sần, cong queo, hệ rễ phát triển ké,
  • Cây còi cọc, cằn cỗi, sinh trưởng kém
  • Không có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và nước
  • Không mọc thêm rễ non
  • Lá vàng cục bộ
  • Làm cây héo tạm thời vào thời điểm mùa khô
  • Chót lá của cây tiêu có màu đen dần rồi rụng
  • Rễ cây bị thối.

Nhìn qua những triệu chứng trên, chúng ta thấy rằng khi cây tiêu bị tuyến trùng rễ tấn công, nó để lại vô vàn hệ lụy. Bà con cần đưa ra biện pháp xử lý tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu nhanh chóng, kịp thời để không làm ảnh hưởng tới cây trồng.

Triệu chứng trên cây hồ tiêu
Triệu chứng trên cây hồ tiêu

Các dạng tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu

Khi hại hồ tiêu, tuyến trùng có 3 hình thức ký sinh:

Tuyến trùng bán nội ký sinh

Là dạng tuyến trùng chui phần đầu vào bên trong mô cây. Phần thân của nó ký sinh tại bên ngoài cây. Người ta gọi nó là dạng tuyến trùng bán nội ký sinh.

Tuyến trùng ngoại ký sinh (Pratylenchus, Xiphinema)

Loài tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu này không chui trực tiếp vào mô cây mà tiến hành di chuyển ở môi trường bên ngoài. Khả năng hoạt động của nó chủ yếu ở đất và nước. Quá trình gây hại của nó bằng cách dùng kim chích hút vào trong rễ cây hồ tiêu. Nó để lại các vết thâm đen, bướu bị mục nát làm rễ cây bị thối. Nhiều người còn gọi nó là loài tuyến trùng gây thối nhũn.

Tuyến trùng nội ký sinh (Meloidogyne incognita)

Loài này tiến hành chích, hút chất dinh dưỡng của cây bằng cách chui vào bên trong phần rễ. Tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu gây hại làm rễ cây bị nổi các vết u sần, gây trương phình. Khi đào rễ lên bà con sẽ thấy hiện tượng rễ bị cong queo. Theo đó, nhiều người gọi loài tuyến trùng nội ký sinh này là tuyến trùng nốt sần.

Tùy theo mức độ bị hại trên cây hồ tiêu mà chúng ta sẽ nhận định được đây là vết bệnh do loài nào tấn công.

Các dạng tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu
Các dạng tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu

Biện pháp phòng trừ

Tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu rất khó để xử lý nếu bà con không phát hiện trong thời gian sớm. Có nhiều người trồng tiêu khi thấy cây bị nặng mới tìm cách cứu. Nhưng lúc này đã quá muộn. Bà con cần thực hiện phòng, tránh ngay từ hôm nay để loại bỏ khả năng gây hại của tuyến trùng.

Thay đổi cách canh tác

Đây là yếu tố rất quan trọng để chủ động phòng ngừa tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu. Bên cạnh đó, chúng ta cần áp dụng các cách sau:

Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, loại bỏ các tàn dư thực vật trước khi bắt đầu trồng hồ tiêu.

Vào mùa khô phải cày tơi đất để không cho tuyến trùng có cơ hội ký sinh trong đó.

Tuyệt đối không trồng cà phê vào các vườn cà phê, vườn tiêu đã bị bỏ trước đó. Bởi vi lúc này bà con chưa luân canh vụ mới nên tuyến trùng vẫn trú ẩn trong đó. Đặc biệt, nếu có lấy đất để ươm cũng tuyệt đối không lấy từ các vườn này.

Bổ sung thêm cây cúc vạn thọ để ủ gốc, giúp tiêu diệt tuyến trùng.

Hãy sử dụng phân hữu cơ cho cây. Trong loại phân này có chứa các vi sinh vật đối kháng, tiêu diệt tuyến trùng và nấm bệnh. Bảo vệ bộ rễ khỏi tuyến trùng.

Không để vườn bị ngập úng trong thời gian dài.

Biện pháp sinh học

Để trị tuyến trùng hiệu quả, bà con hãy kết hợp các biện pháp canh tác trên và sử dụng chế phẩm sinh học.

Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều sản phẩm trị tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu. Nhưng một sản phẩm đang được đông đảo nhà vườn lựa chọn đó là sản phẩm AT Padave.

AT Padave - Trị tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu
AT Padave – Trị tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu

Đây là sản phẩm sinh học, gồm tổ hợp chủng vi sinh vật có lợi. Chúng phát triển và sinh trường tạo ra các bẫy sinh học làm phá hủy trứng, tiêu diệt tuyến trùng hiệu quả.

Khi nhà vườn sử dụng AT Padave cho cây hồ tiêu, bà con không chỉ diệt trừ loài tuyến trùng mà còn cải tạo đất tơi xốp, hạn chế quá trình chai hóa. Sản phẩm cũng giúp bổ sung các chất dinh dưỡng để bộ cây hồi phục tốt nhất.

Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ đến bà con về tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu. Hãy áp dụng ngay các phương pháp trên để loại bỏ tuyến trùng, lấy lại năng suất cho cây trồng nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon