Sầu riêng Dona nằm trong nhóm trái cây mang lại mức thu nhập khủng cho bà con nông dân. Với từng miếng cơm vàng, hạt lép, hương thơm đậm đà khó ai có thể kìm lòng mà mong muốn thưởng thức. Vậy đặc điểm của loại sầu này là gì, giá cả ra sao, cách chăm sóc thế nào? Bà con hãy theo dõi bài viết của Phân thuốc vi sinh AT để nắm rõ hơn nhé.
Contents
Đặc điểm nhận biết sầu riêng Dona
Sầu riêng Dona được trồng rộng rãi ở khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Loại sầu này là giống sầu Thái, điểm nhận biết rõ nhất khi trồng là cây có tán thoáng, thưa. Cành cây mọc ngang và phân tán đều theo 4 phía.
Người nông dân khi trồng loại sầu này mất khoảng 3 năm để thu được trái ngọt. Sầu Dona có trái hình bầu dục, đầu hơi nhọn, đuôi thon, gai lớn và rất thưa. Khi sầu chín không có màu vàng mà có màu sáng nhạt, rất bóng, hơi ngả vàng. Các múi được phân tách khá rõ ràng.
Sầu riêng Dona có điểm gì khác biệt?
So với các loại sầu khác, Dona lại trở thành sự lựa chọn ưu tiên của nhiều người. Điểm nổi bật của loại sầu này là vị ngọt thanh mà không phải quá ngọt. Khi chúng ta thưởng thức có thể cảm nhận được sự béo ngậy của lớp bơ, múi cơm dày ăn vào sẽ cảm nhận được vị béo như bơ. Hòa quện với nó là hương thơm thoang thoảng, không quá nồng.
Sầu riêng Dona được trồng ra như thể dành cho những người thích vị ngọt nhẹ, không hề đắng. Nhiều loại sầu khác ăn vào sẽ thấy ngán, nhưng với Dona, bạn có thể thưởng thức vào bất kỳ lúc nào.
Không chỉ vậy, múi cơm của sầu Dona còn rất dày, khô ráo. Bạn có thể bảo quản nó ở tủ lạnh trong một thời gian dài mà không sợ hư hỏng.
Cập nhật giá sầu riêng Dona
Giá bán sầu riêng luôn giao động và biến đổi không ngừng theo mùa vụ. Dona cũng vậy. Nhưng trung bình hiện nay trên thị trường, loại quả này đang có giá bán giao động từ 80.000 – 85.000/kg. Đối với sầu đã tách cơm, giá bán trung bình khoảng 160.000 – 180.000 đồng/kg. Với mức giá này rất phù hợp với túi tiền của mọi người. Một loại quả thơm ngon bổ dưỡng, giá phải chăng rất đáng để chúng ta mua về để cả gia đình đều sử dụng.
Một lưu ý cho những người thích ăn sầu Dona đó là, bạn có thể ghé vào các sàn thương mại, các siêu thị lớn, cửa hàng bán hoa quả uy tín để mua được quả chất lượng. Tránh ham giá rẻ mà mua từ các địa chỉ không rõ nguồn gốc sẽ bén hàng bị bảo quản bằng hóa chất, không an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hướng dẫn cách chăm sóc sầu riêng Dona
Là loại quả có sức sống mãnh liệt, năng suất cao, giàu giá trị kinh tế, rất nhiều người đã chọn sầu Dona để canh tác. Vậy cách trồng và chăm sóc như thế nào để có vườn sầu riêng năng suất, chất lượng đạt chuẩn?
Kỹ thuật cắt cành, tạo tán
Đối với những cây sầu riêng tuổi còn nhỏ, bà con hãy cắt tỉa và chỉ để lại 1 ngọn. Hãy chú ý tỉa bỏ hết phần gốc, để cành đầu tiên có khoảng cách với mặt đất khoảng 40cm. Cành chính bà con để khoảng cách với nhau từ 8-10cm. Cây sầu riêng đẫy đà có chiều dài trung bình từ 3 – 4 mét. Chỉ để 1 thân chính phát triển còn lại cắt bỏ cành không cần thiết để cây được thông thoáng.
Với giai đoạn cây ra hoa, bà con hãy chọn một đợt để cây quả, lấy sức nuôi trái. Khi đợi cây ra hoa khoảng 20-30 ngày thì tiến hành tỉa bỏ một nửa. Đến thời điểm cây đạt 35-42 ngày tiếp tục cắt tỉa tiếp. Trung bình 1 cây sầu Dona bà con chỉ cần nuôi khoảng 200- 300 trái. Trong thời gian nuôi quả bà con tiến hành chọn lọc tiếp, số lượng giữ trên cây trung bình từ 60-150 trái/cây.
Chế độ tưới nước, chắn gió
Những cây sầu riêng non mới được trồng xuống đất cần phải có một chế độ chăm sóc đặc biệt. Lúc này, cây còn rất yếu, để bảo vệ nó bà con nên dùng các cọc để cố định gốc cây, hạn chế gió bão làm cây bị đổ gục.
Ngoài ra, tại những nhà vườn trồng sầu diện tích lớn nên thiết kế hệ thống tưới phun. Mỗi cây sầu riêng bà con dùng 1 béc tưới riêng. Khi điều kiện thời tiết hanh khô, nên bổ sung nước để giữ ẩm cho đất.
Cách bón phân cho sầu Dona
Khi trồng sầu riêng Dona, việc bón phân là hành động rất cần thiết. Bất kể một loại cây trồng nào cũng cần bổ sung chất dinh dưỡng để nuôi trái. Để hạn chế sâu bệnh, cung cấp đủ dưỡng chất cho sầu riêng bà con nên sử dụng các loại phân hữu cơ. Qua kinh nghiệm được chia sẻ từ các nhà vườn, nếu bón phân hữu cơ, phân vi sinh chất lượng cơm của sầu sẽ tốt hơn, hạn chế hiện tượng sượng trái, rụng trái.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây
Sầu riêng Dona rất dễ bị các nấm bệnh, vi khuẩn tấn công. Đặc biệt là những bệnh như thối rễ, nứt thân xì mủ,… Lúc này bà con cần chủ động thăm vườn thường xuyên để phát hiện và phòng bệnh kịp thời. Kết hợp dùng thêm các loại chế phẩm sinh học như Anti Phytop, Nano đồng của Phân thuốc vi sinh AT để loại trừ nấm bệnh.
Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ đến bà con về sầu riêng Dona. Hy vọng với những kiến thức này bà con có thể áp dụng vào cuộc sống. Từ đó, tìm ra cách chăm sóc và phát triển chất lượng sầu ngày càng ngon hơn.