Hướng dẫn quy trình xử lý ra hoa cây có múi đầy đủ nhất

quy trình xử lý ra hoa cây có múi

Để các loại cây có múi như cam, chanh, bưởi, đạt năng suất, kỹ thuật chăm sóc giai đoạn cây ra hoa rất quan trọng. Hiện nay, đã có quy trình xử lý ra hoa cây có múi đầy đủ, chi tiết từ A-Z cho mọi người tham khảo và áp dụng để thuận tiện trong quá trình làm vườn. Hãy áp dụng ngay bí quyết của Phân thuốc vi sinh AT để có được kết quả tốt nhất.

Điều kiện cần để cây có múi ra hoa

Trước khi bắt đầu quy trình xử lý ra hoa cây có múi bà con nên ghi nhớ một số điều kiện dưới đây để thực hiện thành công.

Thứ nhất, nên trồng cây trên khu vực đất cao, trang bị hệ thống tưới tiêu, dẫn nước trong mương khi tạo khô hạn để đất mau khô. Điều này giúp cây thực hiện tốt khả năng phân hóa mầm hoa.

Việc tạo khô hạn dễ dàng hơn nếu khoảng cách trồng phù hợp, không quá dày.

Thời gian thực hiện tạo khô hạn cho cây nên cân đối đủ để quá trình phân hóa mầm hoa diễn ra thuận lợi.

Cành nhô ra nên được cắt tỉa thường xuyên, cây không có chồi non.

Trước khi ra hoa không nên bón quá nhiều phân đạm cho cây.

Không để quá nhiều quả trong thời kỳ ra hoa hay quả ở các giai đoạn phát triển khác nhau.

Trong quy trình xử lý ra hoa cây có múi, bà con nên tỉa cây tạo tán hợp lý, nhất là đối với các nhà vườn trồng bưởi da xanh. Thực hiện biện pháp hái lá nếu có nhiều cành đậu quả ở các giai đoạn.

Điều kiện cần để cây có múi ra hoa
Điều kiện cần để cây có múi ra hoa 

Quy trình xử lý ra hoa cây có múi

Để thực hiện quy trình xử lý hoa có múi bà con nên áp dụng theo đúng kỹ thuật hướng dẫn dưới đây.

Giai đoạn sau khi thu hoạch

Đây là thời điểm bà con cần tiến hành tỉa cành và dọn vườn, bón phục hồi và tưới nước cho cây. Có thể sử dụng các loại phân bò hoai mục, phân vi sinh đối với những cây có độ tuổi từ 4-5 năm. Sau đó tiến hành tưới nước thường xuyên cho cây.

Với những cành mang trái khoảng 10-15cm, cành già, cành bệnh, cành nằm trong tán phải tiến hành cắt tỉa. Sau đó quét gốc hoặc phun thuốc BVTV để loại trừ sâu bệnh.

Bón phân, tạo mầm hoa

Trước khi áp dụng quy trình xử lý ra hoa cây có múi khoảng 4-5 tuần, bà con cần bón vào mỗi gốc 300g phân, 50g phân kali, phải bón sớm trước khi cây nảy mầm, nếu để cây nảy mầm cây sẽ ra nhiều lá và ít hoa.

Bón phân, tạo mầm hoa
Bón phân, tạo mầm hoa

Quá trình siết nước

Thực hiện siết nước để ức chế sinh trưởng, kích thích ra hoa cho cây có múi. Tiến hành xiết nước bằng cách rút khô nước trong mương vườn. Nó giúp tạo độ “sốc” cho cây. Thời gian này kéo dài khoảng 15-20 ngày, tùy theo tuổi cây và điều kiện thời tiết. Nói chung chỉ bấm cho đến khi cây vừa nhú lá (lá hơi héo).

Đối với vườn cây trên 3 năm tuổi bà con hãy áp dụng phương pháp này để không làm cây kiệt sức, mất sức.

Sau khi ép xong đưa nước trở lại mương vườn cách mặt đất 20-30 cm trong vòng 12 giờ. Tiếp đến tháo nước cách mặt đất 50-60 cm để không làm tổn thương rễ cây, làm cây mất sức.

Quy trình xử lý ra hoa cây có múi phải thực hiện tưới nước và bón phân theo khuyến cáo của các chuyên gia.

Khoanh cành

Đây là phương pháp để ức chế sinh trưởng, kích thích ra hoa cho cây có múi. Hoạt động khoanh cành có tác dụng làm chậm quá trình vận chuyển nhựa trong cây và kích thích ra hoa. Bà con nên khoanh cành ở cấp 1, 2. Khoanh một vòng, bề rộng lát khoảng 1-2 mm. Sau khi khoanh xong dùng ni lon bọc lại để tránh vết khoanh bị thối, mục.

Kích thích cây có múi ra hoa đồng loạt

Trong quy trình xử lý ra hoa cây có múi bà con có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học AT Phân hóa mầm hoa để kích thích quá trình ra hoa, giúp hoa phân hóa mầm hoa nhanh chóng. Khi đó, cây có múi sẽ ra hoa nhiều, bông dài, mập, ra hoa tập trung, khắc phục hiện tượng úng hoa, tăng khả năng đậu quả. Bên cạnh đó, quá trình kích thích này cũng giúp đẩy nhanh quá trình già hóa lá, rút ​​ngắn thời gian xử lý ra hoa. Hạ phèn, giải độc hữu cơ, hạn chế thối rễ, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng.

Làm thế nào để tăng khả năng đậu quả của cây trồng?

Muốn thụ phấn tốt, hoa nhiều và hạn chế rụng trái non thì bà con có thể áp dụng quy trình xử lý ra hoa cây có múi. Phải chăm sóc cho cây luôn khoẻ mạnh và sử dụng Chế phẩm sinh học AT Chibozin, tăng tỷ lệ đậu quả, chống rụng trái non, tăng sức chống chịu với cây trồng.

Quy trình xử lý ra hoa có múi đúng kỹ thuật
Quy trình xử lý ra hoa cây có múi đúng kỹ thuật

Đối với các loại cây có múi rễ yếu, hay bị sốc thì khi cây ra hoa, kết trái bà con nên hạn chế bón phân. Hãy bón vào giai đoạn cây mang trái và nên chia nhỏ thành nhiều lần.

Bên cạnh đó bà con phải khoanh cành để giảm khả năng rụng quả. Khi phát triển quả, cây có múi sẽ có thêm các đợt lộc, khi lớn cây sẽ tự rụng quả để dành chất dinh dưỡng cho sự phát triển của đọt non. Vì vậy giai đoạn này bắt buộc phải khoanh cành để hiện tượng rụng quả được giảm bớt.

Khi hoa đang nở, bà con cần hạn chế phun thuốc cho cây. Hãy tưới nước để giữ ẩm nhưng tuyệt đối không phun lên phần hoa đang rộ.

Với quy trình xử lý ra hoa cây có múi trên đây, bà con có thể áp dụng ngay cho vườn cây nhà mình trong vụ mùa tới. Hy vọng qua bài viết này, bà con nông dân sẽ có thêm nhiều kiến thức mới để làm vườn hiệu quả, năng suất cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon