Đất mặn là gì? Đất mặn là là loại đất chứa nhiều thành phần muối ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống, phát triển của cây. Đất bị nhiễm mặn bà con nông dân không thể canh tác bất kỳ loại cây nào khiến cho nguồn thu nhập của bà con bị giảm sút hoặc có thể mất trắng một mùa vụ. Hãy cùng AT tìm hiểu ở bài viết sau để biết thêm nhiều thông tin về đất nhiễm mặn.
Contents
Tìm hiểu về đất mặn là gì và đặc điểm của đất mặn
Đất mặn là gì? Tại đất trồng của hộ nhà vườn gặp tình trạng đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, cây không phát triển mà còn bị chết dần đi, nhiều khu đất không thể canh tác và phải bỏ hoang. Để tìm hiểu nguyên nhân gây ra đất bị nhiễm mặn hãy cùng AT theo dõi tiếp những phần sau đây.
Đất nhiễm mặn là gì?
Đất nhiễm mặn là đất có lượng muối hòa tan rất nhiều trong đất từ 1 – 1,5% hoặc có thể hơn. Những loại muối tan bao gồm các hợp chất quen thuộc như: NaCl, Na2SO4, NaHCO3, MgCl2, CaCl2, CaSO4. Những loại muối này bắt nguồn từ biển, lục địa, sinh vật học,…nguyên thủy của chúng là thành phần khoáng của đá núi lửa. Khi hóa đá, các thành phần muối này sẽ di chuyển ở những khu địa hình trũng không thoát nước.
Tại Việt Nam với khí hậu thời tiết mưa nhiều, sự phong hóa đá sẽ làm cho các loại muối khó tan như CaSO4, CaCo3,…cũng phải hòa tan và rửa trôi.
Đất mặn có đặc điểm ra sao?
Những đặc điểm mà bà con có thể dễ dàng nhận biết như sau:
☑️Tỷ lệ sét chiếm từ 50 – 60%, độ thấm nước kém, thành phần cơ giới nặng. Khi bị ướt, đất sẽ trở nên dẻo và dính. Đất khi khô lại sẽ co lại, nứt thành từng mảng, chắc rắn, khó làm đất.
☑️Đất nghèo mùn, ít đạm, các hoạt động vi sinh vật trở nên yếu hoặc bị chết đi, không tồn tại trong đất.
☑️Phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu.
☑️Do chứa nhiều lượng muối NaCl, na2SO4 sẽ làm cho sự thẩm thấu dung dịch trong đất rất lớn, khiến cho quá trình hấp thụ nước và chất dinh dưỡng gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân gây ra tình trạng đất mặn là gì?
Nguyên nhân khiến cho đất bị nhiễm mặn có rất nhiều lý do tác động, trong đó có 2 nguyên nhân phổ biến đó là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân chủ quan hình thành đất mặn
Do con người sử dụng nguồn nước đầu nguồn quá nhiều trong một thời gian. Nước ở sông khá thấp nên nên sẽ rất dễ bị nhiễm mặn từ nước biển xâm nhập, lấn sâu vào nội địa.
Quá trình canh tác và sử dụng tài nguyên đất của con người cũng gây ra những tác động làm ảnh hưởng đến đặc tính tự nhiên của đất.
Nguyên nhân khách quan hình thành đất mặn
☑️Sự xâm nhập của nước biển ở các vùng miền nhiệt đới, gần biển, khi thủy triều lên cao, nước biển sẽ nhiễm vào sông ngòi.
☑️Những trận mưa lớn, bão khiến đê bị vỡ từ đó nước biển sẽ xâm nhập vào đất liền làm đất bị nhiễm mặn hoặc vào mùa khô, lượng nước ngọt dần cạn đi không đủ sức để đẩy nước biển đi, lượng nước biển sẽ theo các mao mạch, đường nứt để ngấm sâu vào nội đồng.
☑️Nhiễm mặn hóa lục địa: Thường dễ xâm nhập ở những vùng khô hạn và bán khô hạn, có cả các loại muối khó tan và dễ tan như NaCl2. NaCl, MgCl,… tuy nhiên chúng không được vận chuyển xa nên sẽ tích tụ ở những khu trũng không thể thoát nước.
☑️Khi thời tiết trở nên khô hạn, nắng nóng kéo dài, mực nước ngầm cạn đi, lượng muối trong đất sẽ di chuyển và tập trung ở lớp trên vì sự bốc hơi và thoát hơi nước.
☑️Một số nguyên nhân của mặn hóa lục địa như:
☑️Chế độ tưới tiêu không hợp lý.
☑️Luồng gió di chuyển muối với bụi biển và các hồ nước nhiễm mặn.
☑️Lượng nước mưa rửa trôi muối từ nơi có địa hình cao xuống địa hình trũng, thấp.
☑️Sự phân hóa xác thực vật chứa hàm lượng muối cao nhiễm xuống mặt đất.
☑️Hiện tượng dâng nước mao quản làm đất bị nhiễm mặn.
Đất mặn gây ra tác hại thế nào cho cây trồng?
☑️Việc dư thừa lượng muối trong đất làm cho đất bị tăng áp suất thẩm thấu, khiến cho cây khó hấp thụ được các chất khoáng và nước trong đất.
☑️Khi sự trao đổi nước bị gián đoạn cây sẽ bị héo lâu dài.
☑️Ảnh hưởng đến các bộ phận của cây do sự tổng hợp cytokinin bị ngừng.
☑️Cây bị thiếu năng lượng do bộ rễ bị ức chế không thể hút chất khoáng.
làm cho cây bị tích tụ quá nhiều axit amin, quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng do sự dư thừa các ion, làm rối loạn sự thấm qua màng.
☑️Các chất hữu cơ được hấp thụ từ lá không thể phân bổ hay di chuyển chất đến các bộ phận khác của cây.
☑️Đất bị nhiễm mặn sẽ làm cho cây trồng bị kìm hãm các chức năng sinh lý của cây, ảnh hưởng đến những vụ mùa sau nếu không có biện pháp xử lý.
Biện pháp cải tạo và ngăn chặn đất mặn là gì?
Để ngăn ngừa và điều trị tình trạng đất bị nhiễm mặn cần áp dụng các biện pháp cải tạo hiệu quả dưới đây:
✅ Xả mặn bằng việc tưới nước ngọt hoặc bằng nước mưa để loại bỏ muối trong đất ra khỏi đất.
✅ Xây dựng hệ thống thủy lợi bàn bản để dễ dàng thực hiện quá trình rửa mặn và tiêu nước đi.
✅ Tiến hành đắp đê để ngăn chặn việc nước biển xâm nhập vào đất liền, tạo ra các hệ thống máng, mương để tưới tiêu hợp lý.
✅ Lựa chọn các giống cây trồng có khả năng chịu mặn tốt, những giống đã lai tạo thường được nhiều bà con lựa chọn.
✅ Bảo vệ rừng và trồng rừng trên đất mặn để ngăn chặn sự xâm lấn nước biến, hệ thống rừng cây sẽ ngăn chặn điều này.
✅ Quá trình canh tác cày sâu không lật, xới đất nhiều lần, cắt đứt phần mao quản để muối không thể bốc hơi lên bề mặt.
✅ Luân canh cây trồng, vật nuôi. Trồng những loại cây chịu mặn như trồng cói, nuôi thủy sản.
✅ Bón phân, cung cấp đạm, kali cho đất để cung cấp dinh dưỡng cho đất trồng.
✅ Bón vôi cho những khu đất bị nhiễm mặn giúp cung cấp lượng canxi thải độc cho cây trồng, giải phóng lượng ion natri.
✅ Sử dụng thuốc hỗ trợ cải tạo đất, giải mặn, hạ phèn, cân bằng độ pH bằng thuốc sinh học an toàn, không gây độc hại cho môi trường và sức khỏe con người. Bà con có thể tham khảo sử dụng thuốc sinh học Bi – Soil để trị đất bị nhiễm mặn.
Trồng những loại cây nào phù hợp với đất mặn?
Đất mặn trồng cây gì, là câu hỏi của nhiều bà con thắc mắc không biết đất mặn có thể trồng được cây hay không và loại cây nào trồng được. Khi đất bị nhiễm mặn, đa số cây trồng không thể sống, canh tác được. Tuy nhiên vẫn có một số cây trồng có thể sống và phát triển ở vùng đất bị nhiễm mặn.
Cây trồng sống được cũng tùy vào độ mặn của đất:
✅ Đất mặn ít: Ngô, lúa, đậu phộng, tỏi,..
✅ Đất mặn trung bình: bưởi, đậu đũa, bí xanh, cam, quýt, xoài…
✅ Đất mặn: Củ cải đường, ổi, mít, nho, xoài, củ cải đường,…
✅ Đất rất mặn: Vẹt, đước, su, cói,..
Để trồng được cây trên nền đất mặn bà con cần chú ý điều chỉnh và kiểm soát độ mặn để phù hợp với từng loại cây trồng, giúp mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bài viết trên đã trình bày cụ thể những thông tin về “đất mặn là gì”, nguyên nhân gây ra đất mặn, hậu quả và các biện pháp phòng trừ tình trạng nhiễm mặn. Bà con hãy kiểm soát đất trồng thật tốt để không bị tình trạng nhiễm mặn gây ảnh hưởng đến năng suất và sự sinh trưởng của cây. Xin chúc quý bà con phòng trừ đất nhiễm mặn thành công và vườn nhà thật khỏe mạnh.