Cách phòng trị cây nhãn bị héo lá hiệu quả và Nguyên nhân

Nguyên nhân cây nhãn bị héo lá và biện pháp phòng trừ

Cây nhãn bị héo lá là tình trạng bệnh do nhiều nguyên nhân tác động. Bệnh gây ra một số hậu quả nghiêm trọng, lá bị héo đi làm giảm khả năng quang hợp của cây, cây bị suy yếu, sinh trưởng phát triển chậm làm ảnh hưởng đến sự ra hoa đậu trái, khiến sản lượng bị sụt giảm. Bài viết dưới đây, sẽ giúp quý bà con tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng của bệnh.

Tìm hiểu về tình trạng cây nhãn bị héo lá

Nguyên nhân cây nhãn bị héo lá và biện pháp phòng trừ
Héo lá gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sự sống của cây nhãn, ảnh hưởng đến chất lượng trái nhãn, cây phát triển kém

Cây nhãn bị héo lá là hiện tượng khiến nhiều hộ trồng nhãn lo lắng, gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị bệnh. Héo lá gây ra nhiều tác hại, cây bị tụt giảm năng suất, sản lượng ít hơn các mùa vụ khác, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

Nguyên nhân dẫn đến cây nhãn bị héo lá

Nguyên nhân cây nhãn bị héo lá và biện pháp phòng trừ
Có nhiều tác động khiến lá nhãn bị héo như do nấm bệnh, thiếu hụt dinh dưỡng, tưới nước không hợp lý, thời tiết nắng nóng một thời gian dài

Héo lá ở cây nhãn bị tác động bởi nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số lý do gây ra bệnh héo lá để giúp bà con tìm ra cách điều trị đúng, tiêu diệt chính xác mầm bệnh tấn công.

☑️Nấm bệnh tấn công lá nhãn: Nấm Pestalotia paraguariensis là một trong số nguyên nhân làm lá nhãn bị cháy và héo đi. Những vườn thường bị loại nấm xâm nhập do cây đã già, nhiều lá già hoặc vườn ít được chăm bón phân.

☑️Sự thiếu chất dinh dưỡng: Không cung cấp đủ các chất cần thiết cho cây, khiến cây bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là nitơ sẽ làm tình trạng héo lá càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chất lượng đất kém cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự héo lá của cây.

☑️Tưới nước không đều: Cung cấp quá nhiều nước cho cây gây ra tình trạng ngập úng rễ, từ đó cây không thể tiếp nhận oxy, làm cho rễ bị thối và héo lá. Việc tưới quá ít nước cũng ảnh hưởng không kém, bị thiếu nước cây sẽ bị căng thẳng, lượng nước lớn trong cây sẽ bị bốc hơi hết làm cho lá bị héo, khô rụng và dần chết đi.

☑️Thời tiết quá nóng, nhiệt độ cao: Vào mùa hè hoặc mùa khô, những trận nắng nóng kéo dài, không khí oi bức, nhiệt độ cao, lá cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong một thời gian sẽ làm lá bị khô héo dần nếu như không có biện pháp như tưới mát cho cây. 

Dấu hiệu ban đầu của cây nhãn bị héo lá ra sao?

Nhận biết héo lá thông qua những biểu hiện của lá như: Lá cây bị chuyển màu sang vàng, bắt đầu khô dần đi và rụng nhiều dưới gốc hoặc lá cây bị teo tóp, co quăn lá, lượng nước trong lá bị bốc hơi, sờ vào thấy rất mỏng, có thể héo lá nguyên cành hoặc một góc của tán cây hoặc toàn bộ cây.

Cây nhãn bị héo lá gây ra tác hại gì?

Cây nhãn bị héo để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tới cây trồng như:

☑️Lá bị héo khiến cho cây quang hợp kém, sự trao đổi chất không xảy ra, cây sẽ bị thiếu chất quan trọng để duy trì sự sống.

☑️Cây bị giảm năng suất, kém phát triển, trở nên xơ xác và còi cọc.

☑️Lá rụng hàng loạt và có xu hướng héo phần lớn diện tích tán lá của cây ên rất đột ngột, không kịp xử lý.

☑️Cây có thể bị chết héo nếu tình trạng này kéo dài và trở nên nặng hơn.

☑️Quá trình ra hoa nhãn và đậu trái gặp nhiều khó khăn, chất lượng trái không đạt tiêu chuẩn, cùi mỏng, hạt to, chùm ít quả, lưa thưa.

☑️Cây dễ bị nhiễm một số loại bệnh cây trồng khác bởi vì hệ miễn dịch của cây bị suy yếu do héo lá.

Phương pháp chăm sóc phòng ngừa cây nhãn bị héo lá

Nguyên nhân cây nhãn bị héo lá và biện pháp phòng trừ
Chăm sóc cây nhãn bằng các biện pháp như cắt tỉa cành, lá, lựa chọn giống tốt, tưới nước cho cây, cung cấp chất dinh dưỡng bằng việc bón phân

Để ngăn ngừa tình trạng héo lá xảy ra, cần thực hiện một số biện pháp chăm sóc và điều trị bệnh cho cây nhãn, giúp cây mau phục hồi và phát triển tốt.

Một số biện pháp bà con có thể tham khảo áp dụng vào vườn nhãn như sau:

Cắt tỉa cành, lá cho cây nhãn, đặc biệt thời điểm sau thu hoạch hoặc những cành, lá bị nhiễm bệnh, giúp cây thông thoáng, giảm bớt độ ẩm để không cho nấm bệnh xuất hiện và gây bệnh.

Chọn giống nhãn có hệ miễn dịch tốt, sạch bệnh, giống tốt, cho ra trái chất lượng, giúp cây kháng bệnh tốt, trái vẫn đạt tiêu chuẩn.

Cần lựa chọn đất hoặc thiết kế khu vực trồng nhãn có độ thoát nước tốt, tránh làm cây bị ngập úng, ảnh hưởng đến bộ rễ của cây sẽ làm lá bị héo do thiếu oxy.

Mùa khô hạn, nắng nóng bà con cần có những đợt tưới cho cây để cây không bị chết khô héo do thiếu nước.

Bón phân đầy đủ, liều lượng hợp lý để cung cấp dinh dưỡng cho cây, ngăn ngừa tình trạng thiếu chất dẫn đến cây bị héo lá.

Kiểm soát sâu bệnh, dịch bệnh gây hại cho cây trồng, cần nhanh chóng xử lý trước khi trở tình trạng trở nên nặng hơn và khó điều trị hơn.

Thuốc sinh học xử lý cây nhãn bị héo lá Ketomium an toàn cho cây

Nguyên nhân cây nhãn bị héo lá và biện pháp phòng trừ
Thuốc Ketomium được điều chế từ các chế phẩm sinh học, sử dụng an toàn, không gây độc hại điều trị tốt bệnh héo lá trên cây nhãn

Một trong những sản phẩm sinh học được nhiều bà con sử dụng hiệu quả trọng việc điều trị tình trạng cây nhãn bị héo lá. AT giới thiệu đến bà con thuốc sinh học Ketomium chuyên điều trị tình trạng héo lá, héo rũ, thối rễ,…hỗ trợ làm đất tơi xốp, cung cấp dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cây trồng. 

Thành phần thuốc trị bệnh héo lá cây nhãn Ketomium

Thành phần đặc biệt góp phần làm nên thành công của thuốc Ketomium trong việc điều trị bệnh đó là Chaetomium sp: 1,5 x 10^6 CFU/ml, pHH2O: 6, tỷ trọng: 1,12.

Công dụng của thuốc trị bệnh héo lá cây nhãn Ketomium

Điều trị và ngăn ngừa các loại bệnh gây hại cho cây trồng như héo lá, phấn trắng, đốm lá, thối hoa, thối quả, tàn lụi lá,…

Tiêu diệt các nấm bệnh xâm nhập vào cây trồng như: Pestalotia paraguariensis, Phytophthora spp, Fusarium spp, Pythium, Colletotrichum spp, Pseudomonas solanacearum,…

Tăng cường hệ miễn dịch, giúp cây kháng bệnh tốt, chống lại những tác động từ môi trường, thời tiết khắc nghiệt.

Phân hủy xenlulo để tạo thành các chất dinh dưỡng nuôi cây, tạo độ tơi xốp cho cây, tăng lớp mùn, độ phì nhiêu cho cây.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh héo lá cây nhãn Ketomium

Với lượng thuốc từ 25 – 50ml sẽ hòa vào bình 20 lít nước, phun đều, ướt toàn bộ thân, lá, cành và vùng rễ cây. Định kỳ phun được chia theo mức độ nhiễm bệnh và mục đích sử dụng:

Dùng thuốc để phun trị: Sẽ phun từ 3 – 4 lần, mỗi lần lần cách 7 ngày.

Dùng thuốc để phun phòng: Mỗi lần sẽ cách từ 15 – 20 ngày.

Những thông tin cần thiết về tình trạng cây nhãn bị héo lá đều đã được AT tổng hợp trong bài viết trên. Bài viết giúp bà con xác định được nhưng nguyên nhân gây ra héo lá, đưa ra những biện pháp chăm sóc và phương pháp điều trị hợp lý để xử lý bệnh tận gốc. Cảm ơn quý bà con đã đọc bài viết, AT chúc bà con điều trị bệnh thành công và có được mùa vụ sai trái, giá cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon