Cách trồng mướp đắng sẽ không khó, nếu như làm đúng quy trình và đảm bảo các bước được thực hiện đầy đủ sẽ cho ra những trái mướp đắng chất lượng. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý vị, về các bước trồng mướp đắng, cần chuẩn bị những gì để thực hiện trồng và một số lưu ý cụ thể.
Contents
Tìm hiểu về cách trồng mướp đắng
Cách trồng mướp đắng khi được áp dụng đúng kỹ thuật, sẽ giúp tăng năng suất, những trái mướp đắng đạt chất lượng cao. Vậy các cách trồng và chăm sóc cây mướp đắng như thế nào? Đầu tiên hãy cùng AT tìm hiểu về những thông tin về mướp đắng nhé.
Đặc điểm hình dáng của cây mướp đắng
Mướp đắng là một loại cây có thể ăn lá hoặc ăn quả tùy từng loại, đa số mọi người sẽ trồng để lấy quả. Mướp đắng thuộc họ dây leo, lá mọc so le, thân có góc cạnh, phần ngọn có ít lông tơ. Hoa mọc xen kẽ, quả dài có loại màu xanh nhiều u nhọn nổi lên, có loại màu xanh nhạt phần u ít nổi và mềm mại hơn.
Hạt của mướp đắng gần giống hạt bí ngô, khi chín hạt được bao quanh bởi một lớp đỏ như gấc chín và có mùi thơm của mướp đắng.
Giá trị dinh dưỡng từ quả mướp đắng mang lại
✅ Ngoài việc mướp đắng là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon chúng còn được dùng để làm thành nhiều loại thuốc từ quả, hạt, thân và lá của mướp đắng.
✅ Được phơi khô để làm trà uống giúp giải độc, mát gan, giảm cân, trừ độc khí hỏa, giải nhiệt.
✅ Hỗ trợ điều trị một số loại bệnh như: sỏi đường tiết liệu, viêm đường tiết niệu cấp, chứng phong nhiệt, bệnh tiểu đường, sốt cao, hạ đường huyết,…
✅ Ngoài ra mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ màng tế bào, tăng khả năng miễn dich, ngăn chặn lão hóa tốt, cải thiệ thị lực, tăn gkhar năng phục hồi do tổn thương.
Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách trồng mướp đắng
Để đi vào các cách trồng mướp đắng sai quả, bà con chú ý chuẩn bị những vật dụng, thời điểm thích hợp để trồng, giúp mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chuẩn bị câu mướp giống khỏe mạnh
Bà con lựa chọn hạt giống mướp đắng uy tín, chất lượng, cho ra quả to, nẩy, hạt mập và cầm chắc tay. Các loại giống phổ biến như TH-12, khổ qua xiêm,….Các loại giống lai F1 như 054 và 185, Chiatai, TS-01, 277, 242, East-west,…1000m2 lượng hạt giống sẽ là 0,5kg.
Xử lý đất trước khi trồng cây mướp đắng
☑️Đất để trồng mướp đắng bà con cần chọn đất có độ tơi xốp, thoáng khí, sạch cỏ, đất thịt pha cát.
☑️Đất cần được cày xới, dọn sạch cỏ, trước khi trồng cần phơi đất 15 – 20.
☑️Tạo luống rộng 0.6-0.8m, tưới nước để đất có độ ẩm, cần có biện pháp che chắn, bà con tiến hành căng màn che phủ có chiều dài bằng với chiều dài của luống, màng phủ cần kéo đến sát mép rãnh để không cho cỏ dại mọc.
☑️Để tránh bay màng phủ, dùng tre để tạo thành chiếc đũa ghim che chắn không cho gió bay. Tiến hành đục từng trên luống và tiến hành gieo hạt.
Ươm hạt mướp đắng nảy mầm
Trước khi tiến hành cách trồng hạt mướp đắng cần phải xử lý hạt giống. Ngâm hạt giống vào nước ấm, 2 sôi 3 lạnh, thời gian ngâm trong vòng 5 – 6 giờ, sau đó vớt hạt ra khăn ẩm và ủ khoảng 24 giờ. Sau 24 giờ, đem rửa sạch lớp nhờn ở ngoài vỏ hạt, tiếp tục đem ủ đến khi hạt nứt nanh mới đem gieo trồng vào đất.
Điều kiện thích hợp để trồng cây mướp đắng
☑️Nhiệt độ: Nhiệt độ trên 20 độ C là điều kiện lý tưởng để mướp đắng đạt năng suất cao. Ở miền Nam trồng được quanh năm, còn miền Trung và miền Bắc tiến hành gieo hạt từ đầu tháng 3 đến hết tháng 10.
☑️Khu vực trồng: Mướp đắng cần trồng ở những vị trí có nắng, cần ít nhất 5 tiếng nắng mạnh vào mỗi ngày.
☑️Trồng chậu: Trồng 1 cây 1 chậu cần lựa chọn chậu có kích thước 40 x 40cm, trồng ở trong chậu dài khoảng cách trồng mướp đắng mỗi cây là 30cm. Không nên trồng dày quá, giữa các cây sẽ có sự cạnh tranh về dinh dưỡng, lá mọc chen chúc để tranh nhau đón ánh nắng để quang hợp, khiến cây kém phát triển, khoa khó đậu ra trái, quả bé không đạt tiêu chuẩn.
Hướng dẫn cách trồng mướp đắng đơn giản qua từng bước
✅ Bước 1: Gieo hạt mướp
Cách trồng mướp đắng bằng hạt, đầu tiên ươm hạt mướp đắng vào chậu hoặc bầu đất đã chuẩn bị. Nên trồng hạt giống trước, sau khi lên mầm mới bắt đầu đưa cây con ra ngoài vườn hoặc chậu mới to hơn để trồng. Làm như vậy sẽ giúp cho bộ rễ khỏe mạnh hơn, phát triển tốt hơn.
Gieo hạt trực tiếp vào đất sâu tầm 0.2 cm, nên để hạt đứng xuống đất để hạt dễ nảy mầm, đầu nứt nanh xuống dưới. Sau khi gieo xong bà con phủ một lớp rơm mỏng, phân chuồng đã hoai mục hoặc lớp tro lên hạt. Sau 7 ngày, hạt bắt đầu nảy mầm, cần tiến hành loại bỏ những cây sinh trưởng kém chỉ để lại những cây có sức sống khỏe mạnh, mập mạp.
✅ Bước 2: Làm giàn leo cho mướp đắng
Khi cây bắt đầu cao từ 25 đến 30cm, đã có tầm từ 5 – 6 lá và xuất hiện những tua cuốn, bà con đem cây sang chậu lớn hơn hoặc đem ra vườn để trồng và tiến hành làm giàn cho cây leo.
Bà con thể tận dụng lưới đã có sẵn hoặc tự làm giàn cho cây leo. Cần chuyển hướng cho những tua cuốn hướng vào giàn hoặc dùng dây cố định vào giàn, để tránh tua cuốn k leo lên giàn ma leo xuống đất dễ bị nhiễm khuẩn và chết dây.
Duy trì độ ẩm cho cây bằng cách tưới nước thường xuyên, ngày 2 lần.
✅ Bước 3: Phun thuốc ngăn chặn bệnh và sâu côn trùng gây hại
Mua ngay thuốc trừ sâu bệnh AT Vaccino CAN
Tiến hành phun thuốc cho cây vào thời gian trước khi ra hoa, thụ phấn và đậu trái. Mỗi tuần phun một lần, phun đều ở trên mặt đất và gốc cây, mặt trên dưới của lá, để đạt hiệu quả cao cần phun thuốc vào buổi sáng hoặc chiều mát.
Để phun phòng bệnh nấm bà con có thể tham khảo sử dụng thuốc sinh học AT Vaccino CAN chuyên phòng và điều trị những tác nhân gây bệnh do nấm gây ra:
☑️Phun phòng: Pha 15ml thuốc vào bình 20 – 25 lit nước, một lần phun cách từ 10 – 15 ngày tùy vào điều kiện môi trường và loại cây trồng đó, có thể phun hoặc tưới đều được.
☑️Phun trị: Pha 15ml thuốc vào bình 20- 25 ml lít nước, áp dụng cả phun hoặc tưới, phun từ 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 3 – 5 ngày/lần.
Phun phòng côn trùng, sâu gây hại đặc biệt rệp, bọ trĩ, sâu bệnh, nhện đỏ cho cây mướp: Sử dụng dung dịch thuốc làm, thuốc radiant, dầu neem, hỗn hợp gồm nước rửa chén/dầu ăn/xà phòng với thuốc sát khuẩn xanhmethylen hoặc sử dụng thuốc sinh học AT mebe La QUA ngăn ngừa sâu, côn trùng xuất hiện tấn công .
✅ Bước 4: Cung cấp phân bón cho cây trồng.
Giai đoạn thân, lá phát triển cần cung cấp các loại phân như phân gà, phân lân, trùn quế,…bón từ 7 – 10 ngày/ lần.
Khi đến giai đoạn ra hoa cần cung cấp cho cây lượng canxi, kali điển hình như phân chuối ủ, bột vỏ trứng, tưới 1 lần ngày, lựa chọn siêu canxi sẽ phun 1 lần 1 tuần.
Khi trái bắt đầu đậu quả cần kết hợp tưới phân rác loãng với phân chuối.
Sau quá trình thụ phận và bắt đầu ra trái, bà con cần áp dụng biện pháp bọc quả để tránh bị ong chích.
✅ Bước 5: Chăm sóc và thu hoạch
Cây sẽ bắt đầu ra hoa sau một tuần lễ, những bông đực sẽ nở đầu tiên, hoa cái sẽ tiếp đó sau một tuần. Sau khi nở khoảng 5 ngày, hoa cái sẽ bắt đầu cho ra trái. Trái non sẽ bắt đầu mọc ở phần bầu nhỏ cuống hoa sau khi hoa tàn.
Giai đoạn bà con cần chú ý ngắt bỏ bớt lá, để tránh lá mọc quá nhiều và rậm, trái không thể phát triển và nhận đủ ánh sáng. Quả được từ 2 – 3 ngày là có thể thu hoạch được.
Lưu ý gì khi thực hiện cách trồng mướp đắng tại nhà
Khi thực hiện kỹ thuật trồng mướp đắng để cây mang lại hiệu quả và năng suất cao, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:
✅ Giai đoạn ra hoa, cây rất cần được tưới nhiều. Bón lót khi cây mới trồng và bón thức vào các giai đoạn quan trọng.
✅ Để đạt năng suất cao và sản lượng nhiều hơn, bà con nên chọn thời điểm vụ hè thu.
✅ Nên khoanh gốc cho cây, lúc này cây sẽ ra nhiều rễ hơn và hút nhiều chất dinh dưỡng hơn, bộ rễ khỏe thì cây mới phát triển tốt và ít bệnh hại.
✅ Không nên phun thuốc BVTV vào giai đoạn trái sắp thu hoạch vì trái có thể tích tụ nhiều hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe.
✅ Không lạm dụng phân bón hóa học, cần xen kẽ hóa học và các loại phân bón hữu cơ, sinh học.
Hãy áp dụng cách trồng mướp đắng ở bài viết trên mà AT đã chia sẻ, sẽ giúp quý bà con trồng thành công và nâng cao sản lượng. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ qua Hotline công ty chúng tôi: 0972 563 448 để được giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng nhất nhé. Xin cảm ơn quý vị đã dành thời gian đọc và tìm hiểu bài viết trên.