Cách trồng măng tây bằng hạt nảy mầm 100%, lớn nhanh

Cách trồng măng tây bằng hạt nảy mầm 100%, lớn nhanh

Cách trồng măng tây bằng hạt đang được nhiều hộ gia đình tìm hiểu và tiến hành trồng ngay tại nhà. Đây là một loại cây có nguồn gốc ở các nước châu  u nhưng được tiêu thụ rất nhiều ở nước ta.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp trồng măng tây, tuy nhiên, trồng bằng hạt là phương pháp dễ thực hiện nhất. Bà con cùng chúng tôi tìm hiểu phương pháp trồng măng tây bằng hạt thông qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về cách trồng măng tây bằng hạt

Cách trồng măng tây bằng hạt nảy mầm 100%, lớn nhanh
Tạo ra khu vườn xanh, với loại nông sản mang giá trị dinh dưỡng cao như măng tây với kỹ thuật trồng từ hạt giống

Cách trồng măng tây bằng hạt thường cho cây thu hoạch nhanh chóng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Măng tây là một loại thực vật có nhiều công dụng và được chế biến thành nhiều món ăn ở trong gia đình.

Đặc điểm của cây măng tây trồng từ hạt

Cây măng tây được đặt tên khoa học là Asparagus officinalis. Thân rễ của cây măng tây khá dày, có nhiều rễ dài, đường kính khoảng từ 5-6mm, có màu nâu sáng và khá xốp. Các thân của cây mọc đứng trong không khí có chứa vết tích của các chiếc lá đã rụng và thông thường, lá thật của cây măng tây bị tiêu giảm.

Hoa của cây khá nhỏ, có hình chuông, có màu lục và độ dài khoảng 6mm. Quả cây măng tây có hình cầu, dày và có màu đỏ.

Các cây măng tây được phân loại dựa vào đặc điểm của cây, có 3 loại măng tây gồm măng tây xanh, măng tây trắng và măng tây tím.

Măng tây là một loại cây trồng lâu năm, chỉ thích hợp được trồng ở những vùng có khí hậu mát mẻ. Cây măng cây rất thích ánh sáng và khá kén đất trồng. Đất trồng cần phải tơi xốp, có độ phì cao, giàu mùn, độ pH ổn định trong khoảng từ 6-7.

Giá trị dinh dưỡng của cây măng tây mang lại

Cách trồng măng tây bằng hạt nảy mầm 100%, lớn nhanh
Trông cây măng tây có chứa hàm lượng lớn dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, cơ thể con người

Cây măng tây là một loại cây chứa nhiều chất dinh dưỡng như đường, chất xơ, khoáng chất, vitamin, protein… Măng tây giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý của hô hấp. Ngoài ra, măng tây còn giúp hỗ trợ giảm cân an toàn, chống lão hóa, kéo dài tuổi xuân và nhuận tràng, chống táo bón.

Bên cạnh đó, măng tây chứa hàm lượng dinh dưỡng cao giúp bảo vệ da trước tác hại từ ánh nắng mặt trời, ngăn ngừa lão hóa da. Măng tây giúp ngăn ngừa sỏi thận, sỏi mật, hỗ trợ quá trình đông máu, phòng ngừa tiểu đường tuýp 2 và ngăn ngừa loãng xương.

Lưu ý: Những người bị gout, tăng huyết áp, phù nề không được sử dụng măng tây vì có thể gây tương tác thuốc, gây ra các tình trạng biến chứng nghiêm trọng.

Chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách trồng măng tây bằng hạt

Trước khi trồng cây măng tây, công đoạn chuẩn bị có vai trò rất lớn vì quyết định trực tiếp đến việc sinh trưởng của cây trồng.

Thời điểm và mật độ trồng cây măng tây từ hạt thích hợp

Thời điểm thích hợp để tiến hành việc trồng cây măng tây bằng hạt là khoảng cuối tháng 8 đến tháng 3 hoặc cuối tháng 2 đến tháng 6 hằng năm.

Ngoài ra, cần trồng cây măng tây với mật độ thích hợp, có thể trồng cây theo hàng đơn, cách nhau từ 40-50cm và các hàng cách nhau từ khoảng 120-150cm. Bà con lưu ý, mật độ trồng cây thích hợp là khoảng 18000 cây/ha, không nên trồng dày hơn sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và cây bị thiếu dinh dưỡng.

Điều kiện tốt để trồng cây từ hạt

Cây măng tây phát triển tốt ở nhiệt độ mát mẻ, cần được tưới nhiều nước nhưng không chịu được rét và sẽ chết nếu môi trường bị ngập úng. Điều kiện phát triển tốt nhất của cây măng tây là khoảng 25-30 độ C.

Nên trồng cây măng tây ở nơi có nhiều ánh sáng vì măng tây rất ưa sáng, nếu trồng ở nơi thiếu ánh sáng hoặc bị che khuất thì hiệu suất quang hợp của cây giảm, cây sản sinh kém, năng suất cây giảm.

Yêu cầu về đất trồng cây măng tây từ hạt

Cách trồng măng tây bằng hạt nảy mầm 100%, lớn nhanh
Đất trồng măng tây là nên là loại đất thịt có chứa nhiều dinh dưỡng, nên kết hợp với xơ dừa, vỏ trấu, phân trùn quế

Cây măng tây chỉ nên trồng ở những vùng đất dễ thoát nước, không bị ngập úng và mực nước ngầm thấp vì cây măng tây không thể chịu ngập úng. Những loại đất thích hợp để trồng cây măng tây là đất phù sa ven sông, đất cát ven biển, đất thịt nhẹ.

Để trồng cây măng tây phát triển tốt, bà con cần phải xử lý đất trồng cây. Bón vôi vào đất trồng để diệt trừ các loại sâu bệnh gây hại cho cây trước khi ươm hạt giống khoảng 10 ngày. Ngoài ra, để tiêu diệt triệt để mầm bệnh, cần phải xới đất và phơi nắng thật kỹ.

Tiến hành trộn hỗn hợp đất gồm đất thịt, phân ủ hoai, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa… để cung cấp thêm dinh dưỡng và tăng độ tơi xốp cho đất trồng cây. Đào các rãnh thoát nước xung quanh vườn để không gây ngập úng cho cây măng tây.

Chọn hạt giống măng tây khỏe mạnh

Cách trồng măng tây bằng hạt nảy mầm 100%, lớn nhanh
Lựa chọn những hạt măng tây giống khỏe mạnh để gieo trồng sẽ mang lại hiệu quả cao

Khi lựa chọn các hạt giống cây măng tây, cần chọn các hạt tốt, to đều, không có dấu hiệu của sâu bệnh gây hại. Nên mua hạt giống tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng hạt giống, tỷ lệ nảy mầm của hạt cao.

Chuẩn bị chậu, khay ươm để trồng cây măng tây từ hạt

Bà con có thể mua chậu trồng cây măng tây và khay ươm ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp hoặc tận dụng các chậu, thùng xốp có sẵn tại nhà. Tạo các lỗ thoát nước cho cây là có thể sử dụng các chậu trồng cây ấy.

Hướng dẫn trồng cây măng tây bằng hạt qua tường bước

Bước 1. Xử lý hạt giống cây măng tây

Cách trồng măng tây bằng hạt nảy mầm 100%, lớn nhanh
Khâu chuẩn bị chọn những hạt giống khỏe mạnh để gieo trồng sẽ quyết định hiệu quả của việc trồng sau này

Trước khi ngâm hạt giống, bà con cần phải phơi hạt giống ngoài nắng trong vòng 2 tiếng để kích thích cho hạt nảy mầm.

Sau đó, chà nhẹ hạt giống để loại bỏ bụi bẩn, các hạt bị lép hay bị hỏng.

Tiến hành ngâm hạt măng tây trong nước ấm khoảng 30 độ C trong vòng 2 ngày để kích thích cho hạt nảy mầm. Khi hạt nở ta và kiểm tra thấy vỏ mềm thì vớt hạt ra. Đem hạt giống ngâm 30 phút trong dung dịch kích mầm.

Bước 2. Ủ hạt giống măng tây

Khác với các giống cây trồng khác, để hạt nhanh nứt nanh, bà con cần phải tiến hành ủ hạt giống trước khi ươm hạt.

Để ủ hạt giống măng tây, bà con chuẩn bị một lớp tro hoặc mùn dày khoảng 1 đến 1.5cm, sau đó lót lên đó một tấm lưới và rải thêm một lớp tro.

Rải các hạt giống măng tây lên trên và phủ thêm một lớp tro dày khoảng 1cm. Đậy tấm lưới lại và tưới nước mỗi ngày 2 lần.

Sau khoảng 12 ngày, bà con có thể tiến hành đem hạt đi ươm.

Bước 3. Ươm hạt măng tây

Cách trồng măng tây bằng hạt nảy mầm 100%, lớn nhanh
Kỹ thuật ươm hạt giống măng tây nảy mầm 100%

Cho hỗn hợp đất đã trộn vào trong khay ươm và phun sương cho đất. Tạo hốc đất khoảng 2cm và đặt hạt giống đã ủ vào trong khay ươm và lấp lên trên đó một lớp trấu.

Tưới nước mỗi ngày giúp khay ươm luôn ẩm và đặt khay ở nơi có ánh sáng, giúp cây con nhanh phát triển và sinh trưởng.

Bước 4. Trồng cây măng tây

Sau khoảng 3 tháng, khi hạt măng tây đã lên thành cây con, bà con cẩn thận tách cây ra khỏi khay ươm và trồng cây xuống dưới đất. Lấp đất lại và vỗ nhẹ để cây đứng vững.

Có thể bón thêm lớp đất hoặc phân chuồng hoai mục để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây trồng.

Chăm sóc cây măng tây trồng từ hạt lớn nhanh

Cây măng tây rất dễ sống và phát triển, tuy nhiên, để cây đạt năng suất và chất lượng, bà con cần tiến hành các biện pháp chăm sóc cho cây như sau:

Tưới nước cho cây măng tây trồng từ hạt

Khi cây măng tây còn nhỏ, bà con cần phải tiến hành tưới nước thường xuyên cho cây. Mùa nắng nên tưới mỗi ngày 2 lần, còn vào mùa mưa nên xây dựng hệ thống thoát nước để cây không bị úng chết. Đồng thời, cũng xem xét vào độ ẩm của đất để xác định lượng nước cần tưới cho cây măng tây.

Tuy nhiên, cần phải tưới nước sau 5 giờ chiều để không làm ảnh hưởng đến những mầm măng tây mới nhú. Ngoài ra, cũng cần phải phủ rơm rạ hoặc xơ dừa để giữ ẩm cho cây và ngăn cỏ phát triển tranh dinh dưỡng cho cây.

Bón phân cho cây măng tây phát triển tốt

Bón phân cho cây măng tây từ khoảng 2-3 lần trong vòng 1 năm. Có thể sử dụng phân hữu cơ hoặc phân hỗn hợp để bón cho cây vào các thời điểm khác nhau. Mỗi lần bón phân cần cách nhau khoảng 30 ngày đến 60 ngày, tránh bón quá nhiều khiến cây bị chết cháy.

Bón thúc cho cây sau khi trồng được khoảng 15 ngày, bà con tiến hành pha phân NPK với nước rồi tưới vào gốc cây, sau đó vun đất ở gốc để cây dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng.

Phòng trừ các sâu bệnh gây hại cho cây măng tây

Các loại sâu bệnh khi tấn công vào trong cây măng tây sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của cây trồng. Do đó, bà con cần phải đặc biệt chú ý đến những biểu hiện khác của cây hoặc diệt trừ nhanh các loại sâu hại cây trồng.

Vào mùa khô, rệp, bọ trĩ thường hay xuất hiện gây hại cho cây nên bà con cần phải giữ cho đất thông thoáng và cung cấp đầy đủ nước cho cây măng tây.

Sâu cũng gây hại rất lớn đối với cây trồng, nên khi làm đất, cần làm luống cho cây cao, dọn sạch cỏ dại cùng các lá già ở gốc cây.

Cây măng tây có thể mắc một số bệnh như cháy lá, thối búp, thán thư…

Cách trồng măng tây bằng hạt sẽ mất khá nhiều thời gian vì phải đảm bảo đầy đủ các quy trình thì hạt măng tây mới có thể nảy mầm và phát triển thành cây con khỏe mạnh. Sau khi trồng cây khoảng 3 năm, bà con có thể tiến hành thu hoạch măng tây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon