Cây hoa hồng bị khô cành: Nguyên nhân và cách khắc phục

cach-chua-cay-hoa-hong-bi-kho-canh

Với những ai yêu thích việc trồng cây hoa hồng sẽ không khỏi thắc mắc tại sao cây hoa hồng của mình lại bị khô và héo cành? Không riêng gì những người yêu thích mà ngay cả người làm vườn sẽ hơi đau đầu về vấn đề này. Khi trong vườn cây của bạn đang tươi đẹp từ đâu hiện ra những cành hoa hồng bị héo hoặc bị khô sẽ trông thật khó chịu. Vậy vì sao cây hoa hồng bị khô cành? Và làm cách nào để phòng chống và chữa trị bệnh khô cành ở cây hoa hồng? Vậy thì hãy cùng phanthuocvisinh.com tìm hiểu nhé!

cach-chua-cay-hoa-hong-bi-kho-canh

Nguyên nhân dẫn đến cây hoa hồng bị khô cành

nguyen-nhan-cay-hoa-hong-bi-kho-canh

Các nguyên nhân cây hoa hồng bị khô cành:

  • Tổn thương ở bộ phận rễ cây do bị tác động mạnh trong quá trình vận chuyển dẫn đến cây bị thương hại. Hoặc có thể do việc thay chậu cho cây hoa làm đứt rễ cũng khiến cây mất sức, héo rũ.
  • Do tác nhân từ thiên nhiên như côn trùng, cuốn chiếu cắn hư một phần rễ. Khi rễ bị hư thì việc vận chuyển chất dinh dưỡng cho cây từ đất sẽ bị gián đoạn hoặc giảm sút. Điều này khiến cành bị thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến khô héo.
  • Do sâu đục thân gây hại cho thân cây bị khô héo.
  • Tưới quá nhiều nước khiến cây bị ngâm nước lâu cũng dẫn đến tình trạng cây hồng bị khô cành.
  • Cung cấp quá nhiều lượng phân bón cho cây sẽ làm rễ bị hư hại dẫn đến khô héo cây hoa hồng
  • Ngoài ra còn do nấm bệnh, thời tiết thất thường.

Dấu hiệu cho thấy cây hoa hồng bị khô héo

benh-kho-canh-hoa-hong

Để kịp thời chữa trị hoa hồng bị héo cành, trước hết ta cần phân biệt rõ đặc điểm bị bệnh ở cây để tiến hành chăm sóc và chữa trị hợp lý.

  • Xuất hiện các đốm vàng nâu ở thân cây kèm theo hiện tượng héo rũ.
  • Xuất hiện các mạch dài trên thân cây do nấm gây ra. Khi bệnh chuyển nặng thân cây chuyển từ màu xanh sang màu đen.

Cách phòng bệnh khô cành cây hoa hồng

Các cụ ta thường có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Để tránh mất công chữa bệnh thì chúng tôi bày cho bạn số cách để phòng bệnh khô héo ở cây hoa hồng.

phong-benh-kho-canh-o-hoa-hong

Một số phương pháp phòng bệnh khô cành ở hoa hồng:

  • Khu vườn nên được vệ sinh thường xuyên.
  • Trồng hoa hồng ở nơi thoáng mát, đầy đủ ánh nắng. Nếu được hãy trồng chúng trên giá tơi xốp, thoát nước tốt, chậu cây có khả năng thoát nước tốt tránh tình trạng úng rễ.
  • Tưới nước hợp lý.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây hợp lý, tránh việc dư thừa dễ gây tổn thương cho rễ.
  • Đặc biệt là nguồn nước, trước khi tưới cho cây cần kiểm tra nguồn nước có bị nhiễm vi khuẩn gây hại không, nếu có cần loại bo nhé.

Cách chữa trị bệnh khô héo ở cây hoa hồng

Nếu như bạn đã làm tốt các biện pháp phòng chống bệnh khô héo ở cây hoa hồng nhưng cây của bạn vẫn bị bệnh. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, việc gì rồi cũng sẽ có cách giải quyết. Căn bệnh này không hiếm và cũng không quá khó chữa trị ở cây hoa hồng. Tùy theo từng nguyên nhân mà sẽ có thuốc trị bệnh khô cành trên hoa hồng.

Đối với hoa hồng bị khô cành do sâu bệnh

Sử dụng phòng trừ sâu bệnh AT Mebe để trị hoa hồng bị khô cành do sâu bệnh. Có thể rắc trực tiếp vào gốc hồng hoặc tưới phun.

at-mebe
AT Mebe trị hoa hồng khô cành do sâu

Mua Ngay

– Rắc gốc: Tùy theo mức độ sâu hại và tuổi cây của cây hồng mà rắc 10-20g chế phẩm AT mebe vào gốc cây, rải đều dưới tán cây, sau đó tưới đẫm hoặc tưới đẫm nước để nấm phát tán.

– Tưới gốc hoặc phun: Pha 500g chế phẩm AT mebe với 200 lít nước, hoặc 2-5 lít nước rồi tưới vào gốc.

Đối với hoa hồng bị do khô cành do rễ bị tổn thương

Sử dụng AT Anti Phytop để chữa cây hoa hồng bị héo cành. Anti Phytop có thành phần chính là Chaetomium cupreum, Trichoderma spp và pHH2O.

Chúng giúp bảo vệ bộ rễ khỏi nấm bệnh xâm nhập vào những vị trí rễ bị tổn thương. Đồng thời giúp những vết thương trên rễ nhanh lành.

at-phytop
Anti Phytop trị bệnh khô cành hoa hồng do rễ bị tổn thương

Mua Ngay

Đối với hoa hồng bị khô cành do nấm

Với bệnh khô cành hoa hồng do nấm thì nên sử dụng chế phẩm sinh học AT Ketomium. Với thành phần chính là Chaetomium cupreum, giúp phòng và trị các bệnh do nấm.

ketomium
Trừ nấm bệnh sinh học Ketomium

Mua Ngay

AT Ketomium vừa có thể làm thuốc trị nấm cho cây vừa có thể làm thuốc phòng. Pha 50ml sản phẩm với bình phun 20lit (chai 500ml cho 200lít) Phun ướt đều thân, lá và tưới lên vùng rễ quanh tán cây trồng.

Nếu như dùng để trị bệnh thì phun với tần suất 3 – 4 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Còn dùng để phòng bệnh thì tùy vào tình trạng cây, thời vụ.

Với những chia sẻ trên có thể giúp cho bạn đọc biết được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng cây hoa hồng bị khô cành. Để mua các sản phẩm trên, vui lòng liên hệ 09 622 41 635.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon