Hướng dẫn cách chiết cành mai chiếu thủy đơn giản, dễ chăm sóc

cach-chiet-canh-mai-chieu-thuy

Cách chiết cành mai chiếu thủy là một trong những thông tin được rất nhiều người quan tâm. Bởi đây là phương pháp nhân giống khá phổ biến của loại mai này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chiết cành mai chiếu thủy đúng cách. Vậy nên hãy cùng phanthuocvisinh.com tìm hiểu ngay qua phần bài viết dưới đây nhé!

Một số đặc điểm của giống mai chiếu thủy

cach-chiet-canh-mai-chieu-thuy
Đặc điểm của mai chiếu thủy

Để có thể lựa chọn cách nhân giống mai chiếu thủy thích hợp, chúng ta cần lưu ý một số đặc điểm sau của giống cây này:

  • Cây mai chiếu thủy không kén đất trồng. Loại cây này phù hợp với hầu hết các loại đất: đất phù sa, đất thịt, đất cát pha, đất đỏ bazan,… Miễn là những loại đất này có đầy đủ chất dinh dưỡng là cây mai có thể phát triển tốt.
  • Mai chiếu thủy thích hợp với nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ đảm bảo 25-30 độ. Bên cạnh đó, cây mai cũng có khả năng chịu đựng được nhiệt độ cao hơn.
  • Là loại cây ưa nắng, nhưng khả năng chịu hạn chỉ ở mức tương đối. Cây mai chiếu thủy thích hợp với những nơi có hai mùa mưa nắng rõ rệt.
  • Ở giai đoạn cây ra lá và hoa nên duy trì lượng nước vừa đủ ẩm và tránh gió bão cho cây.
  • Độ pH thích hợp trong khoảng từ 5,5-6,5, đặc điểm đất thông thoáng, tơi xốp nhiều mùn.

Hướng dẫn cách chiết cành, cách giâm cành mai chiếu thủy

Khi đã hiểu được những đặc điểm của mai chiếu thủy, hãy cùng tìm hiểu cách chiết mai chiếu thủy với một số nội dung cần lưu ý như sau:

Chuẩn bị tiến hành chiết cành mai chiếu thủy

  • Dụng cụ chiết cành mai chiếu thủy: Kéo khoanh vỏ chiết cành.
  • Lựa chọn cành: Để cành mai chiếu thủy có thể phát triển tốt sau khi chiết thì cần đáp ứng một số điều kiện sau: Có kích thước vừa phải, không là những cành quá to. Lựa chọn những cành ngoài cùng, có nhiều nhánh thì càng tốt. Thường những cành này có kích thước tương đương với đầu đũa dùng để ăn cơm. Chiều dài 20 – 30cm là có thể đảm bảo.

Thời điểm thích hợp để chiết cành mai chiếu thủy

Thời điểm thích hợp để chiết cành mai chiếu thủy đó chính là vào đầu mùa mưa. Nên chọn lúc cây mai sắp pha hết động (thời điểm này, lá có màu xanh đậm nhưng chưa già). Khi đó, chúng ta sẽ dễ lột vỏ và gọt cành hơn.

Chi tiết cách chiết cành mai chiếu thủy

Bước 1: Tiến hành khoanh và tách vỏ

Khi đã lựa chọn được cành mai phù hợp, chúng ta sẽ chọn một chỗ phân cành và dùng dao gọt xung quanh một vòng ở phần trên và dưới. Sau đó, rạch một đường dọc hai điểm trên và tách vỏ kỹ càng.

Chiều dài từ vết rạch vạch trên xuống dưới xấp xỉ trong khoảng từ 2 – 2,5 lần đường kính của cành bóc.

cach-chiet-mai-chieu-thuy
Tiến hành khoanh và tách vỏ cành mai chiếu thủy

Sau khi cành đã được tách vỏ ra, nên để nghỉ từ 1-2 giờ. Mục đích chính là để lớp nhựa giữa gỗ và vỏ cây được khô lại. Sau đó, có thể tiến hành dùng loại thuốc kích thích ra rễ bôi vào vết cắt phía trên. Cũng có thể thay thế bằng cách nhúng cành vào vật liệu chiết, rồi áp dụng như mô tả bên trên.

Cành chiết được bỏ hết vỏ, tiến hành để khoảng 5-7 ngày rồi bó bầu.

Bước 2: Làm bầu bó chiết

Có thể lựa chọn rễ lục bình hoặc xơ dừa làm bầu bó chiết:

Đối với rễ lục bình: Phần cuối chiết rễ lục bình (mịn). Bùn phải được rửa sạch và làm khô. Khi đem bó cành về thực hiện ngâm với nước đều và vắt kiệt trước khi bó. Nếu rễ lục bình dính phèn sắt (màu vàng) thì ngâm vào nước vôi trong, để lắng lấy phần nước trong, thời gian ngâm khoảng 1-2 giờ, rồi vớt ra để ráo.

Xơ dừa khô: Có tác dụng giữ ấm khi dùng để bó chiết cho mai chiếu thủy. Xơ dừa được rửa sạch, xé nhỏ, xử lý trong nước vôi, phơi khô sẽ cho tác dụng tương tự như rễ lục bình.

cach-nhan-giong-mai-chieu-thuy
Làm bầu bó chiết cho mai chiếu thủy

Bước 3: Chiết cành và giâm cành sau khi ra rễ

Chiết cành:

  • Do bầu được bọc bằng nilon trong suốt nên chúng ta có thể quan sát khi nào phần rễ chuyển sang màu vàng thì có thể tiến hành bỏ bầu từ cây mẹ.
  • Nên cắt bỏ khoảng 1/3 chiều dài của cành và cắt bỏ một vài lá để giúp cành cân đối và phát triển tốt hơn.
  • Nếu bầu khô, có thể chọn cách dùng xilanh bơm nước vào để cung cấp độ ẩm cho cây.

Giâm cành:

  • Ngâm bầu trong nước khoảng 15 phút cho rễ hút nước khi tháo bầu. Sau đó bỏ bao nilon để trồng.
  • Trộn thêm trấu, tro để làm đất trồng. Các cành giâm được đặt trong một túi nhựa để giúp việc chuyển sang hố trồng đơn giản hơn.
  • Cuối cùng, thực hiện lấy dây cùng lớp ni lông ra khỏi bầu rồi đặt cành vào. Có thể dùng cọc cho cây đứng thẳng.

Cách chăm sóc cây mai chiếu thủy

Để cây mai chiếu thủy sinh trưởng và phát triển tốt, chúng ta cần có phương pháp chăm sóc đúng cách:

Lưu ý khi chăm sóc mai chiếu thủy

Điều quan trọng khi chăm sóc mai chiếu thủy đó là cung cấp đủ nước cho cây. Phải bám sát tình trạng cây mỗi ngày để tiến hành tưới nước với mức độ phù hợp. Tiếp theo đó là vấn đề phòng trừ sâu bệnh hại cũng rất đáng chú ý.

Nên sử dụng loại phân bón nào để giúp mai chiếu thủy ra rễ nhanh?

Để giúp mai chiếu thủy ra rễ nhanh, bà con có thể sử dụng phân bón AT Siêu ra rễ. Loại phân bón này có tác dụng giúp cây bung rễ mạnh, tăng sức đề kháng, giải độc hữu cơ, giải độc phèn và cải tạo đất trồng.

at-sieu-ra-re
Phân bón AT siêu ra rễ

Mua Ngay

Trên đây là những thông tin về cách chiết cành mai chiếu thủy. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bà con thành công trong việc chiết cành, nhân giống loại mai này. Để mua được thuốc chính hãng hoặc giải đáp những vấn đề còn thắc mắc, đừng ngần ngại gọi đến hotline của CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SẠCH NÔNG NGHIỆP: 0962.241.635 nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon