Các loại sâu bệnh hại lúa có đặc điểm gì và cách tấn công của chúng ở ruộng lúa như thế nào? Tham khảo bài viết sau cùng Phân Thuốc Vi Sinh AT với những thông tin hữu ích về sâu bệnh ở lúa.
Contents
Giới thiệu về các loại sâu bệnh hại lúa
Các loại sâu bệnh hại lúa thường tấn công và gây ra nhiều thiệt hại cho mùa vụ của bà con. Lúa là một loại cây lương thực quan trọng vì vậy để bảo vệ sự phát triển, sinh trưởng hiệu quả cho đồng ruộng, mọi người cần lưu ý các vấn đề do sâu bệnh gây ra cũng như sớm có các biện pháp phòng trừ phù hợp.
Đặc điểm hình dáng và cách tấn công của các loại sâu bệnh hại lúa
Các loại sâu bệnh hại cây lúa sẽ có đặc điểm về hình thái và vòng đời phát triển riêng cụ thể như sau:
Sâu cuốn lá nhỏ
Sâu trưởng thành có màu vàng nâu, mép cánh trước màu nâu đen. Vòng đời của chúng từ 30 – 35 ngày, trải qua các giai đoạn từ trứng, sâu non, nhộng, thành trùng.
Cách tấn công gây hại của loài sâu cuốn lá nhỏ: Sâu cuốn lá nhỏ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với ruộng lúa, nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh, làm đồng. Thời tiết mát mẻ, ẩm độ cao và mưa nắng thất thường thuận lợi cho chúng phá hoại.
Sâu đục thân 2 chấm
Con trưởng thành có màu nâu vàng nhạt, cánh trước có 1 chấm đen ở giữa, cuối cùng có chùm lông vàng nhạt (thấy rõ ở con cái). Sâu non nằm trong thân lúa với màu trắng sữa hoặc vàng nhạt.
Cách tấn công gây hại của loài sâu đục thân 2 chấm:
Sâu đục thân 2 chấm: Loài sâu này thường tấn công lúa thời kỳ mạ hoặc lúa đẻ nhánh bằng cách đục qua bẹ phía ngoài vào nõn giữa, cắn phá làm dảnh lúa héo đi.
Thời kỳ lúa sắp trổ hoặc mới trổ, sâu đục thân sẽ đục qua bao của lá đòng, sau đó chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn ở điểm sinh trưởng. Điều này sẽ làm cắt đứt các mạnh dẫn dinh dưỡng của cây, hậu quả là làm cho bông lép trắng.
Sâu phao
Sâu non mới nở có màu trắng với chiều dài 1.2 mm, đầu màu vàng nhạt và thân càng lớn sẽ chuyển dần sang màu xanh lục trong suốt. Thành trùng có màu trắng bóng, cánh căng dài 15mm.
Sau khi nở, sâu phao sẽ tiến hành ăn phần mặt dưới lá, từ 2 – 3 ngày chúng cuốn lá thành phao. Đôi khi chúng sẽ buông mình cho phao rơi xuống mặt nước với mục đích lấy nước hoặc trôi sang cây khác.
Hình thức tấn công và nhận biết loài sâu phao gây hại cây lúa:
Sâu phao: Ấu trùng bò lên đầu ngọn lá non, sau đó cắt đứt ngang một đoạn rồi nhả tơ cuốn thành ống, cắt đứt thành ống rời ra và dùng tơ kết bao lá.
Sâu phao ở trong ống, chúng ra ngoài mỗi khi ăn. Sâu ăn biểu bì lá và để lại những vệt màu trắng. Khi trưởng thành sâu xuống gốc lúa, gắn chặt vào đó để làm nhộng, hại lúa từ 2 tháng tuổi trở lên.
Rầy nâu
Rầy non từ 2 – 3 tuổi trở lên với màu nâu vàng, khi trưởng thành có màu nâu tối. Rầy trưởng thành có 2 dạng là cánh ngắn và cánh dài, chúng thường tập trung từng đám ở thân cây lúa.
Hình thức tấn công và biểu hiện của cây lúa khi bị rầy nâu tấn công:
Rầy nâu: Rầy nâu xâm nhập vào ruộng lúa từ khi mới cấy, gây hại cả trên mạ. Rầy phát sinh ở mật độ lớn và phá hoại nặng nhất là khi lúa trỗ xong, ngậm sữa và bắt đầu chín. Rầy nâu còn là loài côn trùng truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa.
Rầy lưng trắng
Rầy trưởng thành có màu đen nâu, với dải trắng ở giữa lưng, cơ thể dài 3 – 4 mm. Thành trùng cái có dạng cánh ngắn và cánh dài, còn con đực thì chỉ có dạng cánh dài. Thành trùng thích ánh sáng đèn, đặc biệt lúc trăng tròn chúng di chuyển đến ruộng lúa rất nhanh.
Nhận biết rầy lưng trắng xuất hiện gây hại ruộng lúa qua những dấu hiệu như sau:
Rầy lưng trắng: Rầy non mới nở sẽ tập trung chích hút tại ổ trứng, rồi từ từ phân tán ở các bộ phận trên cây. Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút lúa non đến giai đoạn lúa làm đòng gây hại nặng nhất.
Bọ trĩ
Bọ trĩ là một trong số những loại sâu bệnh hại lúa phổ biến. Chúng gây hại khi lúa non ở giai đoạn mạ, lúa hồi xanh, đang đẻ nhánh. Con trưởng thành có màu đen hoặc nâu rất đặc trưng, với kích thước nhỏ từ 1 – 2mm. Bù lạch hại lúa rất nhanh nhẹn, thường bò cong bụng ở trên mặt lá.
Nhận biết bọ trĩ xuất hiện gay hại cây lúa qua những biểu hiện như sau:
Bọ trĩ: Thời điểm lúa xuân muộn (tháng 3, tháng 4) thường bị bọ trĩ phá hoại nhất. Lúa gieo thẳng so với lúa cấy sẽ bị bọ trĩ hại nặng hơn. Đặc biệt đối với ruộng lúa khô hạn, bọ trĩ gây ra thiệt hại càng lớn.
Bọ xít hôi
Thành trùng có màu xanh pha nâu trên lưng, màu vàng nâu ở mặt bụng với chiều dài 14 – 18 mm. Chúng có mình thon dài, chân và râu đầu rất dài giúp chúng di chuyển, xác định phương hướng tốt hơn.
Bọ xít hôi thường hoạt động mạnh vào buổi sáng lúc trời còn râm mát. Chúng đẻ trứng ở trên 2 mặt của lá lúa, sau khi trứng nở từ 2 – 3 giờ thì bọ xít đã phân tán và tiến hành chích hút bông lúa. Bọ xít sống từng đàn lớn trên những cây hoang, cỏ dại, khi lúa trổ chúng bay đến phá hoại.
Hình thức tấn công cây lúa và nhận biết qua một số dấu hiệu như sau:
- Chúng gây hại ở ruộng lúa từ khi trổ, khiến cho hạt lúa bị lép lửng, lép hoàn toàn.
- Vết chích của bọ xít để lại đốm nâu trên hạt do bị một loại nấm bệnh tấn công thông qua vết chích.
- Bọ xít hôi tập trung nhiều ở vùng trung du và miền núi, những ruộng lúa ven bìa rừng sẽ bị thiệt hại nặng.
Bọ xít đen
Chúng có kích thước từ 7 – 8 mm và màu nâu đen đặc trưng. Thân hình bầu dục, lưng và bụng nhô ra với phiến mai dài tới cối bụng nhưng bề ngang không che hết phần bụng.
Chúng đẻ trứng ở gốc lúa, bẹ lá thành từng hàng 40 – 50 trứng. Ban ngày bọ xít đen sẽ nằm ở dưới gốc lúa gần mặt nước, tới chiều và những ngày trời mát thì chúng lên lá và thân cây lúa.
Biểu hiện cho thấy cây lua bị bọ xít đen tấn công và gây hại:
Bọ xít đen: Ấu trùng và thành trùng chích hút nhựa trên thân bẹ lá, bông lúa khiến cho hạt lúa bị lép, cây rũ xuống, lùn lại và dẫn đến vàng chết cây. Chúng gây hại trên lúa vào giai đoạn làm đòng đến ngậm sữa.
Ốc bươu vàng
Ốc có hình dạng mập tròn, với vỏ cứng màu nâu. Chúng di chuyển theo dòng nước chảy và phân tán vào các ruộng. Ốc bươu vàng đẻ trứng thành ổ khoảng 200 – 300 trứng mỗi ổ.
Ốc bươu vàng có thể đẻ 1000 trứng mỗi tháng, đẻ thành từng ổ với tỷ lệ nở rất cao trên 80%. Trứng của chúng ở trên bẹ lá lúa hoặc các cọc tre, thân cây, ở dọc bờ ruộng, mương nước và các vật cứng,… cách mặt nước 0.3 – 0.5 mét.
Biểu hiện của loài ốc bưu vàng để lại trên ruộng lúa:
Ốc bươu vàng: Sau từ 7 – 14 ngày trứng nở ra ốc bươu vàng con, 2 ngày sau vỏ ốc cứng lại và chúng có thể di chuyển để đi kiếm ăn. Ốc bươu vàng ăn cả ngày và đêm, chúng tạp hầu hết các loại cây trồng, cỏ trong nước, đặc biệt là mầm non như mạ non, lúa mới cấy,…
Nhện gié
Có kích thước nhỏ rất khó thấy, với 8 chân và thân mình trong suốt hoặc nâu sáng. Nhện non với cơ thể nhọn dài, chỉ có 3 cặp chân. Cơ thể nhện gié đực ngắn hơn con cái.
Tập tính và biểu hiện cho thấy loài nhện gié xuất hiện gây hại cây lúa:
Nhện gié: Chúng tấn công mạnh nhất ở giai đoạn lúa trổ, chúng chích hút ở bẹ lá cờ và bông lúa khiến cho năng suất giảm từ 15 – 70%. Vết chích hút là nơi nấm, vi khuẩn lây nhiễm bệnh dễ dàng xâm nhập gây thối bẹ, lép hạt.
Biện pháp canh tác phòng trừ các loại sâu bệnh hại lúa
Nhận biết các loại sâu bệnh gây hại ở cây lúa cũng như sớm phát hiện và có những biện pháp canh tác phù hợp giúp bà con hạn chế sự ảnh hưởng của chúng đến năng suất gieo trồng như sau:
✅ Chọn giống lúa tốt, cho năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh hại.
✅ Giống lúa phù hợp với điều kiện thời vụ, đất đai, và kỹ thuật canh tác của nông dân ở địa phương.
✅ Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng bằng cách cày, trục kỹ trước khi tiến hành gieo sạ.
✅ Dọn sạch cỏ vùng bờ ruộng, mương dẫn nước, đặc biệt là vùng bị nhiễm bệnh vàng lùng, lùn xoắn lá nặng ở trong những vụ trước.
✅ Loại bỏ hạt cỏ còn lẫn trong giống dùng để gieo sạ. Sử dụng phân hữu cơ ủ hoai để tránh hạt cỏ còn sống lẫn trong phân.
✅ Sau khi thu hoạch, tiến hành cày lật gốc rạ, phơi ải cho ruộng. Thực hiện vệ sinh đồng ruộng, chú ý làm sạch cỏ dại là nơi trú ngụ của sâu hại.
✅ Thực hiện gieo cấy lúa ở mức độ vừa phải, giữ nước để ruộng không bị khô, bón phân hợp lý.
✅ Kiểm tra đồng ruộng để sớm phát hiện sâu hại và tiến hành phun thuốc kịp thời để xử lý, hạn chế lây lan.
✅ Ở nơi có mật độ ốc bươu vàng cao cần bao quanh nương mạ bằng lưới ngăn để chúng không vào phá mạ non.
✅ Đào vét các rãnh quanh ruộng để ốc bươu vàng tập trung xuống đó và bắt chúng, dùng phên chắn dòng chảy để ốc bươu vàng khỏi lan rộng.
Ngoài các sản phẩm để tiêu diệt các loại sâu trên ruộng lúa thì tại AT, chúng tôi còn cung cấp tất cả các sản phẩm hỗ trợ phòng trị các bệnh hại trong quá trình canh tác và chăm sóc như: sản phẩm trị bướu rễ ở cây lúa, nấm bệnh đạo ôn, chết rễ, hư thối rễ cây lúa, nấm gây bệnh vàng lùn, các sản phẩm về hỗ trợ các chất dinh dưỡng giúp cây lúa được khỏe mạnh, chống chịu được các tác nhân bên ngoài.
Các loại sâu bệnh hại lúa ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, năng suất của mùa vụ. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích về sâu bệnh ở lúa cũng như phương pháp phòng trừ hiệu quả. Nếu cần thêm các thông tin hoặc cần tư vấn thêm các sản phẩm để tiêu diệt các loại sâu bệnh thì vui lòng liên hệ trực tiếp với kỹ sư của Công Ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp thông qua số Hotline: 096 789 1046 – 09622 41 635 – 0972 563 448 nhé.