Bệnh tuyến trùng rễ cây cà chua – Cách phòng trừ hiệu quả

Bệnh tuyến trùng rễ

Diện tích trồng cà chua hiện nay ngày càng được nhân rộng khi đây là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh hại cây cà chua dẫn đến suy giảm năng suất và chất lượng. Đặc biệt là bệnh tuyến trùng rễ. Vì sao cà chua thường xuất hiện tuyến trùng, đặc điểm nhận biết ra sao, cách phòng trừ như thế nào? Dưới đây, mọi người hãy tham khảo bài viết của Phân thuốc vi sinh AT nhé.

Nguyên nhân

Rất nhiều người trồng cà chua bị tuyến trùng hại rễ. Tuy nhiên, không mấy ai biết được nguyên nhân vì sao lại có hiện tượng này.

Có một số nguyên nhân chính phải kể đến như:

Nhà vườn trồng cà chua trên đất sét nặng trong mùa nắng khiến đất bị chặt, chai cứng, thiếu nước.

Khi vào mùa mưa rễ cà chua thường kém phát triển, cộng thêm việc bị gập úng làm cây yếu ớt.

Nhà vườn sử dụng quá nhiều phân hóa học làm đất chua, vi sinh vật trong đất bị tiêu diệt.

Trồng cà chua trên khu vực có đất bồi làm gốc rễ cây bít lại, không thể cung cấp đủ oxy.

Tất cả những nguyên nhân trên dẫn đến hiện tượng cà chua bị tuyến trùng. Nếu nhà vườn không kịp thời phát hiện và xử lý sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường. Khó có thể khắc phục được.

Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh tuyến trùng rễ

Đặc điểm phát sinh

Ở điều kiện nhiệt độ 25-300C, độ ẩm 40% tuyến trùng phát triển mạnh mẽ nhất.

Tuyến trùng non bị chết khi nhiệt độ môi trường từ 48 – 600C

Thời gian tồn tại của tuyến trùng trong đất có thể kéo dài trung bình từ 1-2 năm.

Một năm tuyến trùng có thể sinh sản từ 10-12 lứa, mức độ gây hại cực mạnh ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của cây cà chua.

Triệu chứng

Bệnh tuyến trùng rễ khi xâm nhập vào vườn cà chua gây ra các triệu chứng sau:

Trên mặt đất: Cây cà chua bị tuyến trùng bị cằn cỗi, lùn, không phát triển. Lá cây chuyển màu ngả vàng, héo úa.

Dưới mặt đất: Rễ xuất hiện vết u cục, sần sùi. Càng để lâu vết bệnh này càng phát triển mạnh.

Khi mới xuất hiện vết u sần có màu trắng, nhưng để lâu sẽ chuyển sang màu nâu. Dần dần cả bộ rễ bị nát và thối, dẫn đến hiện tượng chết cây.

Mức độ gây hại của bệnh tuyến trùng rễ khi xuất hiện trong vườn cà chua là rất nguy hiểm. Chúng có thể tồn tại dưới đất trong vài tháng, lây lan từ vụ này sang vụ khác. Càng ở điều kiện thời tiết mưa phùn, ấm nóng và đất tơi xốp thì loài này phát triển càng mạnh.

Triệu chứng bệnh tuyến trùng rễ
Triệu chứng bệnh tuyến trùng rễ

Biện pháp phòng tránh

Nếu nhà vườn trồng cà chua bị bệnh tuyến trùng rễ chúng ta hãy áp dụng ngay những biện pháp dưới đây.

Phòng tránh

– Không lạm dụng phân hóa học, nên chuyển hướng sang phân hữu cơ để tránh chai hóa đất.

– Luân canh các loại cây trồng trong thời gian từ 2-3 năm.

– Với ruộng đã bị bệnh ở vụ trước, sang vụ sau cần tiến hành cày ải đất cho tơi xốp. Bón thêm vôi để không cho tuyến trùng có cơ hội lây lan.

– Sau khi thu hoạch cà chua, có thể trồng xen canh với cây họ đậu để xua đuổi tuyến trùng.

– Nhổ bỏ, tiêu hủy cây bị bệnh ra khu vực xa đồng ruộng.

Biện pháp phòng tránh bệnh tuyến trùng rễ
Biện pháp phòng tránh bệnh tuyến trùng rễ

Trị bệnh

Nếu cây cà chua đã bị bệnh tuyến trùng rễ xâm nhập, bà con không thể áp dụng các biện pháp phòng trên mà phải dùng thuốc trị.

Nên dùng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học, an toàn, hiệu quả mà không gây ảnh hưởng tới đất.

Áp dụng đúng theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách).

Nếu đã xác định cây bị bệnh, hãy dùng chế phẩm sinh học AT Padave, khắc tinh tuyến trùng, phòng ngừa từ trứng của phân thuốc vi sinh AT. Thuốc trị bệnh tuyến trùng trên cây cà chua hiệu quả này đã được hàng ngàn người trên cả nước sử dụng. Kết quả có thể loại trừ tuyến trùng trên 90%.

Như vậy, trị bệnh tuyến trùng rễ cây cà chua không hề khó. Chỉ cần thực hiện đúng theo hướng dẫn trên, chắc chắn bà con sẽ thành công. Chúc mọi người diệt tuyến trùng hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon