Bệnh đốm lá trên ớt: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bệnh đốm lá trên ớt: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ớt là một trong những cây gia vị thiết yếu và được ưa chuộng rộng rãi trên thị trường Việt Nam. Việc trồng ớt không hề khó nhưng để trồng ớt mang lại lợi nhuận kinh tế cao thì cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ nấm và bệnh hại. Một trong những vấn đề đau đầu của nhiều bà con hiện nay là bệnh đốm lá trên ớt. Bệnh phát tán và ảnh hưởng xấu tới chất lượng cây, khiến lá khô và rụng nhiều. Cùng chúng tôi tìm hiểu về loại bệnh này trong bài viết sau.

1. Biểu hiện bệnh đốm lá trên ớt

  • Trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh, lá ớt xuất hiện các đốm tròn màu nâu với phần trung tâm màu xám nhạt cùng với viền màu nâu đỏ. Sau đó, các đốm tròn to dần và ngả sang màu nâu vàng nhạt có kích thước từ 1,5 cm- 3cm.
  • Một vầng tối sẫm màu và quầng sáng màu vàng khiến các vết bệnh có hình dạng giống như mắt ếch. Các đốm này ngày một dày đặc hơn và kết lại thành các tổn thương lớn trên lá. Phần trung tâm màu trắng (hoặc xám) thường khô và rơi ra khiến lá cây có những vết thủng lớn như hiệu ứng “lỗ đạn”.
  • Ở giai đoạn sau nhiễm bệnh, lá ớt dần ngả sang màu vàng và rụng hàng loạt, để lộ trái dẫn đến cháy nắng.
Các vết bệnh xuất hiện trên lá là biểu hiện dễ thấy nhất của bệnh đốm lá
Các vết bệnh xuất hiện trên lá là biểu hiện dễ thấy nhất của bệnh đốm lá

2. Bệnh đốm lá trên cây ớt xuất hiện là do đâu?

  • Nguyên nhân gây bệnh: Tác nhân chính gây nên bệnh đốm lá vi khuẩn hại ớt là do nấm Cercospora capsici – đây là một loại vi khuẩn phát sinh rất nhanh ở vùng nhiệt đới và có thể ảnh hưởng tới không những luống đất được gieo hạt mà cả đồng ruộng.
  • Phương thức nhiễm bệnh: Bệnh thâm nhập vào lá cây nhờ vào những vết thương, vết cắn của côn trùng. Chúng lây lan rất nhanh, mầm bệnh phát tán theo gió, côn trùng, nước tưới hay từ những đồ dùng, dụng cụ.
  • Điều kiện phát sinh: Vi khuẩn tấn công mạnh nhất vào khoảng 40-50 ngày sau khi ớt được trồng. Nếu điều kiện thời tiết nóng ẩm kéo dài và độ ẩm tương đối từ 77% -85% sẽ tạo điều kiện tối ưu cho sự nhiễm trùng lá khiến năng suất bị giảm đáng kể.
Nấm Cercospora capsici được tìm thấy trên lá bị nhiễm bệnh
Nấm Cercospora capsici được tìm thấy trên lá bị nhiễm bệnh

3. Cách trị bệnh đốm lá trên ớt

Hiện nay có rất nhiều cách để trị bệnh đốm trắng lá trên ớt. Tuy nhiên, hai phương thức phổ biến và hiệu quả nhất là canh tác hợp lý và sử dụng thuốc đặc trị đốm lá. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể về hai biện pháp hữu hiệu nêu trên.

3.1. Biện pháp canh tác

  • Không nên trồng ớt hoặc các cây họ cà ớt liên tục nhiều năm liền trên cùng một đồng ruộng
  • Thực hiện luân canh các giống cây trồng khác trong khoảng thời gian từ 2- 3 năm
  • Dọn sạch tàn dư cành, lá sau khi thu hoạch và tiêu huỷ chúng
  • Thường xuyên cày xới đất để vùi mầm bệnh
  • Bón phân lân và kali với liều lượng vừa đủ
  • Khi phát hiện bệnh đốm lá trên cây ớt, cần ngắt bỏ những lá bị nhiễm bệnh nhằm ngăn mầm bệnh phát tán

3.2. Thuốc đặc trị bệnh đốm lá vi khuẩn hại ớt

Cách 1: Sử dụng combo AT Vaccino Cà chua + Nano Đồng

Sau khi đã sử lý sinh học bạn có thể dùng AT Vaccino Cà chua kết hợp với Nano Đồng để trừ bệnh đốm lá trên ớt. Thành phần chính bao gồm kẽm và các chất bổ sung khác nhau, đặc biệt là các chủng sinh vật đối kháng, ức chế sự lan truyền của nấm và vi khuẩn.

Combo Vaccino Cà chua + Nano Đồng
Combo Vaccino Cà chua + Nano Đồng

Hướng dẫn sử dụng AT Vaccino Cà chua:

  • Tiến hành phun để trừ bệnh đốm lá bạn có thể pha 500ml dung dịch với 200 lít nước, phun ướt đẫm lá, tưới ẩm vùng dưới tá và gốc dệt nấm và ngăn chặn lây lan.
  • Ngoài ra để phòng trừ và tăng sức đề kháng cho cây bạn cần chú ý theo dõi tình trạng cây và thời tiết, bón phân định kỳ 15-30 ngày/lần.

Bên cạnh đó, Nano Đồng với công thức siêu phân tử với các hạt Nano có khả năng xuyên thủng vào bên trong tế bào gây tổn thương tế bào vi khuẩn, vi nấm và làm mất khả năng vận chuyển oxy của chúng.

Hướng dẫn sử dụng Nano Đồng:

  • Pha 50ml Nano Đồng vào bình 16 – 25l nước, sau đó phun ướt đều hai mặt lá tán cây, gốc…
  • Thời điểm phun xịt thích hợp là vào sáng sớm hay trưa nắng.

Cách 2: Sử dụng Mebe La Qua

AT mebe LA QUA đặc trị bệnh đốm lá tận gốc
AT mebe LA QUA đặc trị bệnh đốm lá tận gốc

Mebe La Qua là chế phẩm sinh học đặc trị được sản xuất bằng công nghệ nhân nuôi thu bào tử các chủng nấm và vi khuẩn phòng trừ các loại rầy và sâu hiệu quả. Sản phẩm có các thành phần chính như: Metarhizium spp, Beauveria sp, Verticillium sp, Paecilomyces sp, Iseria sp và tổ hợp Bacillus thuringiensis (Bt)…và sản phẩm lên men từ Bt (là độc tố ở dạng đạm tinh thể và bào tử).

Tác dụng của thuốc Mebe La Qua:

  • Tăng sức đề kháng, giúp cây ớt tránh khỏi những tác nhân xấu của bệnh đốm lá.
  • An toàn và hiệu quả cao, không độc hại cho người và vật nuôi.

Liều lượng và cách dùng:

  • Pha 25-50ml đối với bình 16-25 lít nước
  • Phun xịt sao cho ướt đẫm thân, cành, lá và quanh gốc
  • Lặp lại 7-10 ngày/lần để đạt hiệu quả tốt nhất

Lưu ý: Có thể trộn chung Mebe La Qua Đậm 500ml với các sản phẩm phân bón lá hay chế phẩm sinh học khác để phun.

Bài viết trên đã chia sẻ về thông tin về bệnh đốm lá trên ớt. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bà con đã có thể hiểu rõ về nguồn gốc phát sinh, biểu hiện và các biện pháp điều trị bệnh đốm trắng lá trên ớt. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu mua các loại thuốc điều trị bệnh hại cây trồng chính hãng, vui lòng liên hệ Phân thuốc vi sinh theo số 09 622 41 635.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon