Trong nông nghiệp, bên cạnh các loại sâu bệnh, côn trùng gây hại cũng là một mối đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Chắc hẳn, bà con đã không còn xa lạ gì với nhện đỏ – một loại côn trùng nhỏ li ti chuyên hút nhựa cây. Nhện đỏ hại cây xuất hiện phổ biến và chúng có thể làm chết cây vì vậy bà con cần có biện pháp phòng trị hiệu quả để có thể kiểm soát loại côn trùng gây hại này.
Contents
Nhện đỏ là gì?
Nhện đỏ có tên khoa học là Tetranychus sp, thuộc bộ Acarina. Chúng có nhiều giống khác nhau nhưng có đặc điểm chung là kích thước cơ thể nhỏ chỉ khoảng 0,3 – 0,4 mm.
Đặc điểm về hình thái nhện đỏ
Vòng đời của nhện đỏ sẽ bắt đầu từ trứng, trứng nở ra ấu trùng, sau đó sẽ phát triển thành trùng. Mỗi nhện đỏ cái có thể đẻ khoảng 70 trứng trong vòng 2 – 6 ngày, vòng đời của nhện đỏ sẽ kéo dài từ 20 – 40 ngày. Chúng có toàn thân màu đỏ, 8 chân di chuyển rất linh hoạt và nhanh chóng.
Tác hại của nhện đỏ
Nhện đó có thể sống ở cả mặt trên và mặt dưới của lá, trên những cành lộc non hoặc quả. Nhựa cây là nguồn thức ăn chính để nuôi nhện đỏ, nếu cây trồng bị chúng hút nhựa trong một khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng lá từ màu xanh chuyển sang vàng.
Khi nhện đỏ hại cây sẽ làm lá bị phồng rộp rồi rụng lá. Khi lá rụng nhiều sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của quả.
Ngoài tấn công lá, nhện đỏ còn làm cho chồi non chậm lớn, các cành lá từ đó cũng khô dần rồi chết đi. Đối với những cây vừa mới đậu quả, bệnh nhện đỏ sẽ làm quả bị vàng, khô, thậm chí là nứt ra khi quả lớn. Ngoài ra, những virus nguy hiểm khác có thể thông qua nhện đỏ để gây hại cho cây.
Cách nhận biết nhện đỏ hại cây
Nơi cư trú của nhện đỏ là mặt dưới lá và trên những đọt non. Vì kích thước chúng rất nhỏ nên muốn quan sát cần phải dùng đến kính lúp. Hoặc dùng tay vuốt mạnh dưới mép lá để kiểm tra xem có nước vàng hay không ? Nếu có chứng tỏ cây đang bị nhện đỏ tấn công.
Các màng trắng xuất hiện trên cây cũng là những dấu hiệu của nhện đỏ. Một số triệu chứng bệnh nhện đỏ gây ra sẽ biểu hiện qua lá bị biến dạng, héo rũ, thay đổi về màu sắc, trong trường hợp nặng hơn lá cây sẽ bị rụng.
Cách phòng nhện đỏ tấn công
Biện pháp canh tác
– Nên tưới nước bằng vòi phun để tạo áp lực lên lá làm văng nhện đỏ ra khỏi lá
– Cây sẽ chết khi bị hút cạn nhựa vì vậy cần bổ sung nhựa cho cây bằng cách tưới đủ nước
– Hạn chế sự di chuyển của nhện đỏ bằng cách tưới ướt lá
– Tỉa bỏ cành lá để tạo sự thông thoáng cho tán cây
– Thường xuyên thăm vườn, kiểm tra lá để phát hiện sớm bệnh nhện đỏ
– Cân đối giữa phân đạm, lân và kali, cần bón phân dứt điểm thành từng đợt.
Sử dụng thiên địch
Một cách giúp phòng tránh nhện đỏ hại cây là sử dụng các loại thiên địch như các loại côn trùng săn mồi (ấu trùng bọ cánh gân, bọ trĩ, bọ rùa), các loại cây thảo mộc (rau dền, lưu ly), nhện bắt mồi,… Thiên địch có thể tìm mua ở trên mạng hoặc các trung tâm làm vườn.
Sử dụng phương pháp sinh học để trị nhện đỏ
Để ngăn chặn tác hại của nhện đỏ đối với cây trồng, bà con có thể áp dụng các phương pháp sinh học, ví dụ như
+ Dùng hỗn hợp dầu và nước rửa chén
+ Sử dụng hồ keo
+ Bột năng, bột gạo hoặc bột mì cũng có thể giúp điều trị bệnh nhện đỏ
+ Sử dụng tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu hương thảo
+ Pha chế trà thảo mộc
+ Dùng muối hữu cơ
+ Sử dụng dầu neem
AT mebe La Qua 100ml – Thuốc đặc trị nhện đỏ hiệu quả
Để xử lý triệt để nhện đỏ hại cây, bà con nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học AT mebe La Qua 100ml. Với thành phần Metarhizium sp, Beauveria sp, sản phẩm sẽ tiêu diệt nhện đỏ, xua đuổi các loại côn trùng gây hại, không để chúng sinh sản trong vườn. Thuốc trừ sâu sinh học của thương hiệu AT sẽ an toàn tuyệt đối cho người và vật nuôi.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất hãy dùng 25 – 50ml thuốc cho bình 16 – 25 lít nước. Phun thuốc ướt đẫm thân, cành lá định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần.
Một số loại cây thường bị nhện đỏ tấn công
Hoa hồng
Nhện đỏ hoa hồng sẽ làm cho lá của cây hoa hồng xuất hiện các đốm vàng, lá bạc màu đi. Nếu để lâu dài lá của cây sẽ rụng hoàn toàn. Chồi lá dưới ảnh hưởng của nhện đỏ cũng teo tóp lại và có thể chết.
Cam, quýt
Biểu hiện của nhện đỏ hại cam, quýt sẽ làm lá chuyển từ xanh sang vàng, màu vàng dễ thấy nhất là ở mặt sau của lá. Hoa có thể bị thối, rụng, trái có màu vàng và sạm đi.
Sầu riêng
Khi nhện đỏ hại sầu riêng sẽ làm lá cây không thể tái tạo được diệp lục vì thế sẽ bị mất chức năng và rụng dần. Những chiếc lá bị tổn thương nặng sẽ bị phồng rộp, thô cứng.
Cây lan
Lá của cây lan dần bị mỏng đi, trở nên mềm mại hơn, bị lõm vào là những dấu hiệu của nhện đỏ hại lan. Khi bệnh nặng hơn lá sẽ chuyển dần sang nâu đen, lúc này lan sẽ trở nên còi cọc và mất sức.
Cây ớt
Triệu chứng của nhện đỏ hại ớt sẽ biểu hiện qua việc lá ớt bị loang lổ và phồng rộp, thậm chí là bị khô cháy khi bệnh nặng. Quả và hoa ớt cũng bị nhện đỏ hút chất dinh dưỡng, từ đó sẽ bị biến dạng, làm giảm năng suất, chất lượng quả.
Đu đủ
Nhện đỏ tập trung dưới mặt lá đu đủ, làm lá có những chấm trắng, vàng lốm đốm, nếu lá còn non sẽ bị xoăn lại. Nhện đỏ hại đu đủ không được xử lý kịp thời, về lâu dài phiến lá sẽ trở nên vàng và khô, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Dâu tây
Cũng giống như những loại cây trồng khác, khi nhện đỏ hại dâu tây, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là là ngả vàng. Đồng thời, dưới sự tấn công của nhện đỏ, nhị hoa của dâu tây bị chết và không thể kết quả được.
Dưa hấu
Nhện đỏ hại dưa hấu mất đi màu xanh của lá, làm lá bị khô đi. Không có lá quang hợp, chất lượng quả dưa hấu cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Để biết thêm nhiều loại thuốc đặc trị nhện đỏ hại cây, bà con có thể truy cập vào website https://phanthuocvisinh.com/ hoặc gọi trực tiếp đến hotline 09 622 41 635 để nhận được sự tư vấn tận tình và đặt mua sản phẩm chất lượng với một mức giá phải chăng.