Bệnh thán thư trên ớt: Những điều cần biết và biện pháp phòng trị bệnh

benh-than-thu-tren-ot

Bệnh thán thư trên ớt là bệnh do giống loài nấm Colletotrichum gây ra trên cây trồng, trong đó có ớt, gây hại lên các bộ phận từ lá, cành, chồi, quả ớt non. Đặc biệt, bệnh thường phát triển mạnh và gây hại nghiêm trọng lên trái của cây nên còn gọi là bệnh thối trái, đốm trái hay nổ trái ớt.

benh-than-thu-tren-ot
Bệnh thán thư trên ớt

Loại bệnh này thường xảy ra trong thời điểm đang thu hoạch có thể dẫn đến thiệt hại ít nhất từ 10% lên đến 80% sản lượng ớt hoặc mất trắng vụ ớt. Có kiến thức đầy đủ và hiểu đúng loại bệnh này sẽ giúp nhà nông phòng ngừa và kiểm soát tốt hơn vườn, ruộng ớt của mình.

Biểu hiện của bệnh thán thư ớt

Trên quả/ trái

Ban đầu, biểu hiện bệnh thán thư trái ớt là những đốm tròn nhỏ có màu thẫm xuất hiện, lõm vào quả, sờ thấy hơi ẩm ướt, sau đó vết bệnh sẽ lớn dần có hình thoi hoặc bầu dục, có màu vàng loang lổ rồi đến trắng xám hoặc đen, bên trong vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm nhô lên, trên đó có những chấm nhỏ li ti màu vàng.

Lưu ý, trái ớt sau thu hoạch vẫn tiếp tục bị bệnh.

benh-than-thu-tren-trai-ot
Hình ảnh bệnh thán thư trên trái ớt

Trên lá

Bệnh thán thư trên lá ớt có dấu hiệu ngả vàng và có vết bệnh hình tròn hoặc tròn méo, chủ yếu xuất hiện theo chiều dài của gân lá. Có thể phát hiện sớm khi vạch mặt dưới lá phát hiện những đốm màu nâu nhạt, sau chuyển sang màu nâu sậm, có viền đen, về sau càng lan rộng và lõm sâu.

benh-than-thu-tren-la-ot
Hình ảnh bệnh thán thư trên lá ớt

Trên cây

Giống như trên lá ớt, vết bệnh cũng lõm xuống, tạo thành những rãnh nâu đen. Trong trường hợp thấy cây còi cọc kém phát triển và có lá vàng rụng sớm thì có khả năng là cây đã bị nhiễm bệnh.

benh-than-thu-tren-cay-ot
Hình ảnh bệnh thán thư trên cây ớt

Tác nhân gây bệnh thán thư và điều kiện phát triển bệnh

Như đã chia sẻ, nguồn bệnh thán thư ớt là sợi nấm và bào tử của loài nấm Colletotrichum tồn tại trên hạt giống hoặc tàn dư của cây bệnh.

Nấm bệnh tồn tại từ trong hạt giống, tàn dư thực vật hoặc sống trong đất từ 1-2 năm. Điều kiện thời tiết nóng, mưa nhiều, ẩm độ cao sẽ thích hợp cho nấm phát triển. Trồng dày, bón thừa đạm cũng khiến cho nấm của bệnh thán thư phát triển mạnh. Bào tử nấm phát tán nhờ gió, mưa và côn trùng.

tac-nhan-gay-benh-than-thu
Nấm Colletotrichum –  Tác nhân gây bệnh thán thư trên ớt

Bệnh có thể đã thâm nhập vào đồng ruộng từ việc trồng các cây bị nhiễm bệnh, hoặc bệnh lan truyền từ vụ này qua vụ khác do tàn dư cây bệnh trên ruộng, hoặc trên cỏ dại và các ký chủ phụ khác như cây khoai tây, cà chua,…

Bào tử nấm phát tán nhờ côn trùng, gió, nước mưa và nước tưới trên ruộng (đặc biệt là kiểu tưới rãnh) hoặc lan truyền từ dụng cụ làm ruộng.

Bệnh phát sinh và phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ấm, ẩm ướt (nhiệt độ từ 28-30ºC). Đặc biệt, ở những vườn, ruộng ớt mất cân đối dinh dưỡng, trũng thấp, thoát nước kém, bón nhiều đạm sẽ khiến bệnh phát sinh, phát triển và gây hại nặng.

Trước đây, bệnh thán thư ớt chủ yếu gây hại trong mùa mưa và khi trái đã già chín trở đi. Tuy nhiên thời gian gần đây bệnh đang có chiều hướng phát sinh và gây hại sớm hơn ngay cả khi trái còn non, làm cho trái bị rụng sớm. Đây là do trồng ớt liên tục trong nhiều năm với phương pháp chưa thực sự phù hợp. Bệnh có thể gây hại nặng ngay cả trong mùa khô nếu gặp điều kiện ẩm độ cao (do sương mù nhiều hay tưới nước nhiều, tưới liên tục).

Phòng và trị bệnh thán thư trên cây ớt

Khi trồng ớt, đặc biệt trong mùa mưa, ngay từ đầu vụ nên áp dụng biện pháp tổng hợp sau để hạn chế sự phát triển của nấm gây bệnh thán thư.

– Chọn những giống tốt sạch bệnh, khỏe. (bước quan trọng)

– Trước khi trồng phải nên dùng thuốc trừ nấm bệnh, phòng bệnh thán thư trên cây ớt như Ketomium.

– Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên, giữ sạch và thông thoáng, cần chú ý thu gom tất cả các nguồn có thể lây nhiễm và gây bệnh đi tiêu hủy để hạn chế lây lan, bởi nấm bệnh tồn tại trên các loại côn trùng, các loại cây trồng khác và đặc biệt là trong các tàn dư thực vật với thời gian tương đối dài từ 1 – 2 năm.

– Nên làm luống cao và hệ thống thoát nước tốt. Cố gắng tưới nước vừa đủ.

– Bón phân cân đối, tuyệt đối không bón nhiều phân có hàm lượng đạm (N) cao vì điều này làm lá cây xanh mướt tạo cho nấm bệnh thán thư hại ớt phát triển mạnh.

– Không trồng liền 2 vụ ớt hoặc 2 vụ cà, nên luân canh với các cây khác họ cà, ớt.

– Chọn giống kháng bệnh. (Vd: ớt chỉ thiên kháng bệnh thán thư tốt)

– Tăng cường bón các loại phân hữu cơ hoai mục pha trộn với chế phẩm sinh học Trichoderma cho vườn, ruộng ớt.

– Thường xuyên giám sát ruộng ớt.

– Khi phát hiện có dấu hiệu bệnh hãy sử dụng ngay thuốc đặc bị bệnh thán thư ớt Ketomium và AT vi sinh Siêu Lân. Pha 50g Ketomium + 25ml AT vi sinh Siêu Lân cho bình 16-20 lít nước.. Phun 2-3 lần liên tiếp cách nhau 7-15 ngày 1 lần. Phun ướt tán và vùng gốc.

thuoc-dac-tri-benh-than-thu-ot
Thuốc đặc trị bệnh thán thư ớt

Mua Ngay

Để mua các thuốc đặc trị bệnh thán thư ớt uy tín, giá tốt, hãy truy cập website https://phanthuocvisinh.com/ hoặc hotline: 09 622 41 635.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon