Chăm sóc bơ sau thu hoạch là một bước không thể thiếu trong quy trình trồng và chăm sóc cây bơ. Bất kỳ loại cây trồng nào, kể cả cây bơ cũng cần có thời gian tái tạo năng lượng sau giai đoạn phục hồi.
Chăm sóc đúng cách sẽ giúp vườn bơ của bà con phòng trừ sâu bệnh hại, sai trĩu trái, chất lượng tốt. Cùng AT tìm hiểu chi tiết hơn về cách chăm sóc vườn bơ sau khi thu hoạch qua bài viết sau.
Contents
Tìm hiểu về cách chăm sóc bơ sau thu hoạch
Chăm sóc bơ sau thu hoạch đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật tốt bởi trái bơ rất dễ chín và hư nhanh trong điều kiện môi trường thích hợp. Bảo quản sai cách làm ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch, chất lượng của trái và nguồn thu nhập của bà con nông dân.
Lúc này cây bơ đang rất yếu, nhạy cảm với môi trường xung quanh đặc biệt là sâu bệnh hại. Nếu chúng ta không tác động để phục hồi sức khỏe cho cây và đất trồng, khả năng cao vườn bơ rất dễ bị tấn công bởi các đối tượng gây hại trên. Chống chịu kém với thời tiết và nền đất bạc màu.
Vì vậy, bà con nên thực hiện công tác chăm sóc vườn bơ sau thu hoạch đúng kỹ thuật để cây nhanh khỏe, đạt năng suất cao.
Môi trường phát triển của cây bơ
Đối với khu vực trồng bơ cần đáp ứng 4 yêu cầu sau: Nhiệt độ – ẩm độ, lượng mưa, đất đai và ánh sáng.
1/ Nhiệt độ của các giống bơ lai có phạm vi thích nghi rộng hơn so với giống bơ thuần. Khung nhiệt độ trung bình từ 16 – 25°C, cao nhất 33°C là nhiệt độ tối đa mà cây bơ có thể chịu được. Về ẩm độ không khí nên dao động từ 70 – 80%.
2/ Lượng mưa trung bình thích hợp dao động từ 1.000 – 1.200 mm/năm.
3/ Đối với đất trồng bơ: độ tơi xốp, nhiều mùn > 2%; đất thoát nước và giữ ẩm tốt; độ pH từ 5,5 – 6,5.
4/ Ánh sáng cho vườn bơ đạt cường độ cao, thiếu sáng cây ra hoa kém giảm năng suất. Lưu ý giai đoạn cây con cần dùng lưới che tránh tiếp xúc trực tiếp.
Tiêu chí đánh giá quả bơ đạt chuẩn xuất khẩu
Ngày 14 – 20/1/2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn – ông Trần Thanh Nam đã có cuộc gặp gỡ với các cơ quan chức năng của Trung Quốc nhằm tăng cường hợp tác, thúc đẩy mua bán bơ Việt Nam giữa 2 nước.
Để bơ được xuất khẩu sang những thị trường tiêu thụ khó tính, AT xin chia sẻ các tiêu chuẩn chất lượng bơ để bà con nắm rõ hơn:
- Quả tươi ngon, vỏ ngoài không xây xát, không sâu bệnh hại nhìn thấy được bằng mắt thường.
- Cuống của bơ tươi dài từ 1 – 2 cm.
- Phần cuống cắt sạch tránh hư hại lây lan đến những quả xung quanh.
- Vỏ bơ không bị nhăn sau khi đạt độ chín nhất định.
Vậy thao tác chăm sóc bơ sau thu hoạch như thế nào để giúp vườn bơ đạt chuẩn xuất khẩu, mời bà con theo dõi tiếp nội dung sau đây.
Hướng dẫn chăm sóc bơ sau thu hoạch mau phục hồi
Những hoạt động trong quy trình chăm sóc bơ sau thu hoạch gồm có: Dọn vườn, cắt tỉa, tạo hình, bón phân, tưới nước, tạo cơi đọt mới, phòng trừ sâu bệnh.
Tỉa cành tạo tán cho cây bơ sau khi thu hoạch
Đầu tiên, bà con tiến hành vệ sinh vườn sạch sẽ, dọn sạch cỏ và cào lá dưới gốc cây. Cắt bỏ các cành già, cành khô, cành bị sâu bệnh hại, cành vượt. Sau đó đem tiêu hủy xa vườn, không bón lại vào gốc tránh mầm bệnh tiềm ẩn.
Việc cắt tỉa sẽ giúp vườn bơ có độ thông thoáng nhất định, nhất là đối với những vườn trồng xen canh với cây trồng như tiêu. Cả hai loại cây này đều cần ánh sáng để quang hợp.
Quản lý việc cắt tỉa cây bơ hợp lý tạo điều kiện cho cây bơ và cây tiêu cùng phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích trồng.
Bón phân cho cây bơ sau khi thu hoạch
Bước chăm sóc bơ sau thu hoạch tiếp theo là bón phân. Bà con ưu tiên sử dụng phân hữu cơ để cung cấp dưỡng chất thiết yếu phục hồi cây trồng, 1 gốc bơ có thể bón từ 20 – 30kg.
- 7 – 10 ngày sau bà con sử dụng phân bón sinh học từ 2 – 3kg/gốc, bón hoặc tưới gốc đều được.
- Bón lại sau 1,5 – 2 tháng đến khi cây bơ ra 2 cơi đọt mới.
Phục hồi bộ rễ cây bơ sau thu hoạch
Sau thời gian thu hoạch, tiến hành bón phân hữu cơ kích thích sự phát triển bộ rễ cây cơ. Lông hút mới tạo thành giúp rễ dễ dàng hấp thu dưỡng chất để nuôi cây hơn. Bà con lưu ý không làm trắng cỏ, chừa một phần cỏ để giữ ẩm đất trong vườn và giúp đất thoát thủy tốt hơn.
Điều chỉnh nước tưới cho cây bơ sau khi thu hoạch
Thời gian thu hoạch trái bơ trùng vào mùa mưa, vì thế bà con chỉ cần lưu tâm về độ ẩm đất, tránh vượt mức 80% như AT đã chia sẻ phía trên.
Tuy nhiên trong trường hợp thời gian nắng nóng, khô hạn kéo dài tầm 15 ngày cần tưới nước tạo ẩm cho đất. Bà con bổ sung lượng nước 250ml/gốc cây.
Phòng trừ sâu bệnh gây hại vườn bơ sau khi thu hoạch
Công tác phun phòng bệnh thực sự cần thiết cho hoạt động chăm sóc bơ sau thu hoạch. Bất kì cây trồng cũng dễ bị sâu bọ, côn trùng, nấm bệnh tấn công nếu để cây sinh tồn tự nhiên.
Vì thế để cây đạt hiệu suất cao trong vụ tiếp theo, bà con cần tác động bằng cách phun thuốc sinh học giai đoạn trước khi ra hoa và sau khi đậu trái, ngăn ngừa đối tượng gây hại tấn công vườn bơ.
Một số bệnh hại thường gặp trên cây bơ: bệnh thối rễ do nấm Phytophthora cinnamomi, bệnh thán thư cây bơ do nấm Colletrichum gloeosporioides, bọ cánh cứng, côn trùng chích hút, v.v.
Những lưu ý khi chăm sóc bơ sau thu hoạch
✅ Không phun thuốc diệt cỏ trong vườn bơ.
✅ Sau khi thu hoạch bơ, bà con xới nhẹ xung quanh gốc bơ để cung cấp oxy cho đất trồng.
✅ Thực hiện đúng theo tiêu chuẩn xuất khẩu của từng nước (Trung Quốc, Hà Lan) để sử dụng đúng hoạt chất phân bón.
✅ Ngưng phun thuốc trừ sâu bệnh trước thời gian thu hoạch bơ, tránh dư lượng thuốc trên trái.
Thuốc sinh học hỗ trợ chăm sóc bơ sau thu hoạch – AT01 & Bot-F
AT xin giới thiệu 2 chế phẩm sinh học được nhiều nhà nông tin dùng trong quy trình chăm sóc bơ sau thu hoạch: Phân bón hữu cơ vi sinh AT01 & Thuốc trị bệnh thối rễ cây bơ Bot-F.
Thành phần thuốc sinh học chăm sóc cây bơ khi sau thu hoạch
Phân bón hữu cơ vi sinh AT01
- Chất hữu cơ: 23%.
- Axit humic: 2,5%.
- Đạm tổng số (Nts): 2,8%.
- Kali hữu hiệu (K2O hh): 2%.
- Độ ẩm: 30%.
- pHH2O: 5.
- Bổ sung dinh dưỡng hữu cơ lên men cô đặc từ các vi sinh hữu ích: Chaetomium spp, Bacillus sp, Rhodopseudomonas spp, Saccharomyces cerevisiae, Aspergillus sp, Actinomyces sp, Trichoderma spp, Penicillium sp, Mucor, Paecilomyces, v.v.
Thuốc trị bệnh thối rễ cây bơ Bot-F
- Chất hữu cơ: 16,2%.
- Trichoderma spp: 1 x 106 CFU/ml.
- pHH2O: 5,2; Tỷ trọng: 1,1.
- Phụ gia đặc biệt: Axit amin và dịch lên men của chủng vi sinh hữu ích: Chaetomium, Baccillus, v.v.
Công dụng của thuốc sinh học chăm sóc bơ sau thu hoạch
Phân bón hữu cơ vi sinh AT01
☑️ Hỗ trợ cây bơ tăng trưởng tự nhiên, tăng cường hiệu quả khi kết hợp các loại phân bón, thuốc BVTV sinh học khác, v.v.
☑️ Cải thiện cấu trúc đất trồng bơ, giúp đất tăng độ phì nhiêu, màu mỡ.
☑️ Tiết kiệm thời gian và chi phí chăm sóc vườn bơ sau thu hoạch.
Thuốc trị bệnh thối rễ cây bơ Bot-F
☑️ Ức chế nấm gây bệnh thối rễ, thối lở cổ rễ, thán thư, vàng lá, v.v.
☑️ Xử lý triệt để, ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh ở vụ trồng tiếp theo.
☑️ Cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cây bơ, giúp cây khỏe manh, xanh tươi.
☑️ Hỗ trợ cải tao đất, giảm thiểu tình trạng chai hóa đất do thời gian canh tác lâu, dùng nhiều thuốc hóa học và thuốc BVTV.
☑️ Bot-F hoạt động trong điều kiện môi trường kém, nền đất chua.
Cách sử dụng thuốc sinh học chăm sóc cây bơ sau thu hoạch
Phân bón hữu cơ vi sinh AT01
✔️ Trên 1 hecta trồng bơ bón từ 100 – 200kg phân AT01. Tùy thuộc bà con có trồng thuần bơ hay trồng xen canh cây tiêu sẽ có lượng phân bón phù hợp.
Thuốc trị bệnh thối rễ cây bơ Bot-F
✔️ Phun trị bệnh thối rễ trên cây bơ: 500ml Bot-F + 200 lít nước sạch, tưới đẫm và đều khu vực gốc cây.
✔️ Phun phòng bệnh thối rễ cây bơ: 500ml Bot-F + 400 lít nước sạch, tưới đẫm và đều khu vực dưới gốc cây.
Địa chỉ mua thuốc chăm sóc bơ sau thu hoạch uy tín, giá tốt
Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp cung cấp các giải pháp giá trị hỗ trợ cây trồng đạt năng suất cao. Ứng dụng công nghệ sinh học và công nghệ vi sinh, nghiên cứu và điều chế các chế phẩm sinh học phục vụ cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
Phân bón hữu cơ vi sinh AT01 và thuốc trị bệnh thối rễ cây bơ Bot-F do Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp sản xuất, phân phối trực tiếp đến tay bà con nông dân.
Trên đây là những thông tin về cách chăm sóc bơ sau thu hoạch mà AT đã tổng hợp được. Hy vọng sẽ giúp bà con canh tác vườn bơ đạt hiệu quả tốt, năng suất cao, duy trì và ổn định chất lượng bơ. Đồng thời thúc đẩy tiêu thụ bơ trong thị trường nội địa và thị trường ngoài nước.