
Cách trồng cây lựu đỏ trong chậu cho sai quả, với kỹ thuật trồng khá đơn giản và chăm sóc phù hợp giúp cây phát triển thuận lợi. Cùng AT tham khảo các thông tin chi tiết hơn về trồng lựu đỏ trong chậu ở bài viết sau.
Contents
Trồng cây lựu đỏ trong chậu đặt trong góc nhà được nhiều bà con quan tâm và tìm hiểu đến
Cách trồng cây lựu đỏ trong chậu khá đơn giản và chăm sóc phù hợp giúp tiếp thêm sức sống, thu hút tài lộc cho ngôi nhà cũng như mang lại loại quả ngon ngọt, giàu dinh dưỡng. Tìm hiểu thêm về lựu đỏ và thực hiện cách trồng trong chậu cho mọi nhà chi tiết hơn dưới đây.
Trồng lựu trong chậu vừa được áp dụng để làm cây trồng lấy quả, vừa làm cây trang trí trong nhà. Với thân gỗ thì lựu là loại cây tượng trưng cho sự vững chãi, kiên cường. Quả lựu căng đỏ như đèn lồng mang đến tài lộc, sự may mắn, xua đuổi vận xui và mang đến niềm vui, hạnh phúc cho gia chủ.
✅ Trái lựu sẽ mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe, đóng vai trò như chống oxy hóa, tăng hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh ung thư, tim mạch, giảm cholesterol,…
✅ Lựu là loại cây có hoa đẹp, quả ngon ngọt, dễ chăm sóc và có thể được trồng quanh năm cho ra quả hai lần. Trồng lựu tạo không gian xanh mát, làm dịu không khí quanh nhà ở.
Các nguyên liệu mà bà con cần chuẩn bị kỹ trước khi trồng cây lựu đỏ đó là: đất, giống lựu, chậu trồng,…
Trước khi bắt tay thực hiện cách trồng cây lựu đỏ, việc đầu tiên là phải chuẩn bị tốt nhất các yếu tố như chọn chậu, giống lựu, đất trồng,… cho phù hợp với không gian ở nhà, cụ thể như sau:
Chọn loại đất trồng lựu với khả năng thoát nước tốt, gồm có đất mùn, đất cát, và đất sét. Cây lựu chịu được đất có độ pH trong phạm vi từ 5,5-7,2. Trộn thêm phân chuồng để cải thiện đất cũng như cung cấp các dưỡng chất giúp cây thuận lợi phát triển nhanh hơn.
Nhân giống cho lựu bằng các phương pháp như chiết cành, mua giống có sẵn với yêu cầu là cây giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Ngoài ra có thể gieo hạt lựu tuy nhiên nó khá tốn thời gian và công sức chăm sóc.
✅ Cây lựu có thể được gieo trồng được trong chậu hoặc thùng xốp, với kích thước đủ chiều rộng và sâu cho rễ cây phát triển. Đường kính của chậu, thùng xốp từ 40-60cm, cao từ 30-40cm. Chọn chậu xi măng hoặc chậu nhựa tùy vào sở thích của bản thân, phù hợp với ngôi nhà của mình.
✅ Đảm bảo phần đáy chậu, thùng xốp cần có lỗ thoát nước tránh tình trạng ngập úng gây tích nước, mục rễ. Đặt một lớp sỏi, gạch vỡ hoặc than hoạt tính ở đáy chậu giúp tăng khả năng thoát nước.
Lựu thuộc loại cây thích ánh sáng mạnh, vì vậy có thể chọn vị trí nhiều ánh sáng trực tiếp ít nhất là 6 tiếng mỗi ngày. Tránh để cây lựu nơi có gió mạnh và quá râm mát.
Không gian để cây lựu phát triển tốt nhất là các cây cách nhau ít nhất 1 mét, sắp xếp theo hàng ngang hoặc dọc tùy diện tích sân vườn.
Các bước tiến hành trồng cây lựu đỏ bằng cây con đơn giản, dễ chăm sóc, ra trái nhiều
Thực hiện kỹ thuật trồng cây lựu đỏ bằng phương pháp trồng cây con vừa đơn giản, dễ chăm sóc và nhanh ra quả cụ thể như sau:
Bước 1: Cho phần đất đã chuẩn bị vào ⅔ chậu, trước khi cho đất có thể lót lớp than hoặc đất nung để tạo độ thông thoáng, giữ đất cho cây tốt hơn.
Bước 2: Lấy cây giống đã mua về sau đó gỡ bỏ lớp nilon bọc bầu cây con, rồi đặt cây vào chậu.
Bước 3: Tiến hành lấp đất xung quanh gốc và nén bề mặt đất để cây đứng vững. Dùng cọc cạnh cây giúp cây không bị đổ ngã khi có gió mưa lớn.
Bước 4: Thực hiện việc tưới nước để giữ ẩm cho đất, dùng vòi sen để tưới nhẹ nhàng và tiến hành chăm sóc cho lựu phát triển tốt.
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc để cây lựu đỏ trồng trong chậu được ra trái nhiều, to khỏe
Sau khi thực hiện thành công cách trồng cây lựu trong chậu, việc tiếp theo là chăm sóc cho cây phát triển với các yêu cầu đơn giản như sau:
Khi tưới nước chú ý đảm bảo lượng nước đầy đủ để giữ ẩm cho đất, tránh để đất quá khô hoặc quá nhiều nước gây úng rễ. Khi tưới không làm ướt bề mặt lá dễ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều nấm gây bệnh sinh trưởng, tấn công cây trồng.
Bổ sung các loại dinh dưỡng cho cây từ phân chuồng, phân hữu cơ,… đặc biệt vào mùa sinh trưởng giúp cây khỏe mạnh hơn. Nên dùng phân hữu cơ, phân hỗn hợp NPK vào thời điểm trước khi cây cho ra hoa, và khi quả chín. Tránh bón dư thừa nito gây hiện tượng cây nhiều lá, ít hoa.
Cắt tỉa để loại bỏ các cành bị yếu, bị sâu tấn công, các cành vô hiệu để chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các bộ phận cần thiết. Tạo dáng cho cây lựu theo sở thích, cắt ngắn các cành là một cách để kích thích cây thuận lợi cho ra hoa, đậu quả.
Trong giai đoạn cây lựu ra hoa, chú ý các loại rệp, ruồi giấm, bướm tấn công. Bao quả bằng nilon, loại bỏ thủ công các loại côn trùng hại.
Từ khi lựu cho ra hoa đến khi đậu quả chín sẽ mất trong khoảng thời gian từ 5 – 7 tháng. Quả lựu chín chuyển sang đỏ hồng hoặc vàng, to và căn bóng là có thể hái. Khi thu hoạch lựu nên dùng kéo để cắt phần cuống, tránh dùng tay vặt gây ảnh hưởng đến cây lựu. Bảo quản quả lựu trong tủ lạnh tươi ngon từ 2 – 4 tuần.
Bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích về cách trồng cây lựu đỏ trong chậu và chăm sóc hiệu quả. Tham khảo những bài viết khác từ AT hoặc gọi đến 096 789 1046 – 0962 2416 35 – 0972 56 3448 để kỹ sư tại Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp hỗ trợ bà con nhanh nhất!
Giỏ hàng của bạn hiện tại chưa có sản phẩm nào.