Bệnh gỉ sắt trên cây lê là một loại bệnh vi nấm nguy hiểm do nấm Gymnosporangium sabinae gây nên. Bệnh làm giảm sức đề kháng của cây lê, suy giảm hệ miễn dịch và gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng quả lê.
Dưới đây, AT sẽ giới thiệu đến với mọi người làm sao phòng ngừa cây lê bị bệnh gỉ sắt cũng như cách thức xử lý triệt để mầm bệnh này một cách an toàn, hiệu quả và đảm bảo cho ra những quả lê chất lượng.
Contents
- 1 Tìm hiểu về bệnh gỉ sắt trên cây lê
- 2 Nguyên nhân gây ra bệnh gỉ sắt trên cây lê
- 3 Môi trường để bệnh gỉ sắt trên cây lê phát triển
- 4 Nhận biết bệnh gỉ sắt trên cây lê
- 5 Bệnh gỉ sắt trên cây lê gây ra những tác hại gì?
- 6 Một số cách phòng trừ bệnh gỉ sắt trên cây lê hiệu quả cao
- 7 Thuốc đặc trị bệnh gỉ sắt trên cây lê Ketomium an toàn, hiệu quả
- 8 Bảng giá thuốc đặc trị bệnh gỉ sắt bệnh gỉ sắt trên cây lê mới nhất
- 9 Địa chỉ mua thuốc đặc trị bệnh gỉ sắt trên cây lê uy tín, chính hãng
Tìm hiểu về bệnh gỉ sắt trên cây lê
Bệnh gỉ sắt trên cây lê là một trong số các loại bệnh hại phổ biến ở giống cây lê. Trong tiếng Anh, rust là cách gọi của bệnh gỉ sắt do vi nấm gây ra. Lí do là vì bề mặt lá khi bị nhiễm bệnh có biểu hiện giống như hiện tượng ăn mòn kim loại.
Loại bệnh này tác động chính ở phần lá cây lê, sau một thời gian nhất định, vi nấm sẽ lan rộng đến quả lê, gây ra những mảng lốm đốm trên thân quả làm ảnh hưởng đến ngoại hình và chất lượng quả lê.
Nguyên nhân gây ra bệnh gỉ sắt trên cây lê
Tác nhân gây ra bệnh gỉ sắt ở cây lê là nấm Gymnosporangium sabinae. Dù là tác nhân chính nhưng loại nấm này lại kí sinh chính ở cây bách xù (vật chủ). Để hoàn thành vòng đời của mình, chúng cần thay đổi xen kẽ giữa vật chủ và nơi kí sinh trung gian để tồn tại.
Sau thời gian ngủ đông trên cây bách xù, nấm bệnh sẽ phát tán bào tử của mình và lây nhiễm trên lá cây lê. Tuy nhiên, chúng không thể tái nhiễm trên những lá đã mắc bệnh rỉ sắt.
Nguyên nhân là vì lá cây lê lúc này đã không còn đủ độ ẩm lý tưởng để kí sinh. Vì thế chúng sẽ quay trở lại vật chủ và tiếp tục để tiếp tục vòng đời của mình, sau đó lại phát tán bào tử gây hại đến cây lê chưa nhiễm bệnh.
Môi trường để bệnh gỉ sắt trên cây lê phát triển
Nếu khu vực trồng lê có trồng cây bách xù để làm kiểng thì AT khuyến cáo mọi người nên loại bỏ cây bách xù để ngăn ngừa nấm Gymnosporangium sabinae gây ra bệnh gỉ sắt.
Đối với khu vực khác, vi nấm sẽ sinh sôi phát triển trong nhiệt độ từ 10 – 30 độ C, nhiệt độ lý tưởng là 16 – 22 độ C khi mà đất trồng không thoát nước tốt. Mùa mưa cũng là môi trường thuận lợi để vi nấm tấn công cây lê.
Khi độ ẩm không khí đạt 85% kết hợp với bề mặt lá cây bị ướt, vi nấm sẽ nhân cơ hội để phát tán bào tử và kí sinh lên lá cây lê. Từ 8 – 9 ngày người trồng mới phát hiện được cây lê bị bệnh rỉ sắt do lớp biểu bì đã bị phá vỡ.
Nhận biết bệnh gỉ sắt trên cây lê
Bệnh gỉ sắt ở cây lê khá khó nhận biết do thời gian ủ bệnh là 8 – 9 ngày. Lúc này, chúng ta cần đến các biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát và xử lý bệnh dứt điểm. Một số dấu hiệu cơ bản để nhận biết cây lê bị gỉ sắt:
Trên mặt lá: Xuất hiện các đốm màu vàng, sau đó chuyển dần sang màu cam có các chấm đen lấm tấm ở giữa đốm
Mặt sau lá: Xuất hiện các vật có hình thù như chồi non màu da cam (bào tử nấm Gymnosporangium sabinae). Tình trạng này là khi người trồng không kịp thời phát hiện bệnh rỉ sắt.
Quả lê: Vi nấm sẽ bắt đầu lây nhiễm sang quả lê, tạo các đốm gỉ sắt trên vỏ, quả lê phát triển thành dạng ngắn
Bệnh gỉ sắt trên cây lê gây ra những tác hại gì?
Nhìn chung, bệnh gỉ sắt ở cây lê không gây hệ lụy nghiêm trọng nếu phát hiện và xử lý kịp thời. Việc này sẽ ngăn chặn sự lây bệnh đến quả lê, làm giảm năng suất cây trồng.
Nhưng nếu để tình trạng kéo dài thì các bào tử của vi nấm sẽ xâm nhập vào dưới vỏ, dẫn đến quả lê bị thiếu thẩm mỹ. Nặng hơn là quả lê sẽ bị trạng gỉ sắt tương tự, trái teo tóp, gây ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch.
Khả năng chống chịu thời tiết sụt giảm, khả năng miễn dịch không đủ mạnh để giúp cây lê vượt qua sự thay đổi về thời tiết và môi trường.
Một số cách phòng trừ bệnh gỉ sắt trên cây lê hiệu quả cao
Bệnh gỉ sắt ở cây lê không ngoại trừ bất cứ giai đoạn nào, và điều này cực kì nguy hiểm đến các cây lê con. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, dưới đây là 3 cách thức giúp bà con phòng ngừa bệnh gỉ sắt cực đơn giản, an toàn và hiệu quả.
Phương pháp canh tác phòng ngừa bệnh gỉ sắt cây lê
✅ Chọn giống lê kháng bệnh gỉ sắt
✅ Tỉa cành, tạo tán thấp: điều này sẽ giúp cho vườn lê trở nên thoáng đãng hơn do bộ cành và lá gọn, phân bố đều các mặt
✅ Sử dụng phân hữu cơ để bón lót và bón thúc cho vườn lê. Kết hợp với các nguyên tố đa lượng nhằm cân bằng chất dinh dưỡng trong đất trồng
✅ Tạo rãnh để đất trồng dễ thoát nước khi mùa mưa đến
Nếu phát hiện cây lê bị bệnh gỉ sắt:
✅ Thu hoạch quả lê chưa hư hại
✅ Cắt bỏ (cách 5 – 10cm từ mép cành có dấu hiệu bệnh gỉ sắt) và đốt sạch toàn bộ những cành cây có lá bị nhiễm bệnh
✅ Vệ sinh sạch sẽ vườn để giảm thiểu khả năng tái bệnh gỉ sắt ở cây lê
Biện pháp sinh học phòng trừ bệnh gỉ sắt cây lê
Trong thời đại hiện nay, việc sử dụng các sản phẩm sinh học trong nông nghiệp không còn quá xa lạ với người nông dân. Các sản phẩm đều được nghiên cứu trên phương diện ứng dụng các chủng vi sinh phù hợp với môi trường khí hậu tại Việt Nam.
Minh chứng sự phát triển trong ngành xuất khẩu cây ăn quả của Việt Nam
✔️ Năm 2022: Xuất khẩu rau quả, trái cây đã mang về cho ngành nông nghiệp Việt Nam hơn 3,1 tỉ USD (Theo thông tin Báo Tuổi Trẻ Online – ngày 3/7/2023).
✔️ Cuộc Họp báo định kỳ 6 tháng đầu năm 2023 về kết quả sản xuất, xuất khẩu của ngành nông nghiệp tại Hà Nội cho biết lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả, trái cây ước tính đạt 3 tỉ USD (Theo Tạp Chí Điện Tử – ngày 5/1/2024).
Điều này cho thấy chất lượng rau quả, trái cây của Việt Nam đang ngày càng được khẳng định rõ nét qua số lượng và sản lượng xuất khẩu. Việc duy trì chất lượng, độ xanh – sạch của trái cây, cụ thể là quả lê cần được duy trì trong suốt quá trình trồng trọt.
Vì thế, sử dụng các sản phẩm sinh học uy tín, chính hãng là cách xây dựng thương hiệu nông sản Việt ngày một vững chắc hơn.
Sử dụng thuốc hóa học xử lý bệnh gỉ sắt cây lê
Sau khi thực hiện các thao tác cần thiết loại bỏ các tác nhân gây bệnh gỉ sắt ở cây lê, bà con hãy tiến hành xử lý đất trồng bằng dung dịch Boóc-đô (Bordeaux) để diệt vi nấm.
Tuy nhiên, xét độ hiệu quả thì các thuốc hóa học bị hạn chế về khả năng phòng ngừa và xử lý khi cây lê đã bị nhiễm gỉ sắt nặng. Vì thế, việc sử dụng thuốc hóa học về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng nặng đến đất trồng, chất lượng quả lê và sức khỏe người sử dụng.
Thuốc đặc trị bệnh gỉ sắt trên cây lê Ketomium an toàn, hiệu quả
Nhằm thuyên giảm các tác nhân như sâu bọ, bệnh hại đến cây trồng, cụ thể là bệnh gỉ sắt ở cây lê, AT xin giới thiệu đến bà con một sản phẩm thuốc đặc trị cây lê bị gỉ sắt Ketomium.
Thành phần thuốc đặc trị bệnh gỉ sắt cây lê Ketomium
Thành phần quan trọng trong thuốc đặc trị cây lê bị gỉ sắt Ketomium là Chaetomium cupreum: 1,5×10^6 CFU/g
Công dụng thuốc đặc trị bệnh gỉ sắt cây lê Ketomium
Nhờ vào tính đối kháng của nấm Chaetomium, chế phẩm sinh học chuyên đặc trị bệnh gỉ sắt ở cây lê được phát huy một cách tối ưu nhất với khả năng ức chế các tác nhân gây bệnh. Đồng thời nâng cao sức đề kháng của cây trồng.
Bên cạnh việc xử lý triệt để bệnh gỉ sắt cây lê, Ketomium còn chuyên trị các vấn đề khác như: bệnh thối rễ, héo vàng, than đen, đốm nâu, đốm mắt ếch, mốc lá, sương mai, phấn trắng…
Hướng dẫn sử dụng thuốc đặc trị bệnh gỉ sắt cây lê Ketomium
Bà con hãy làm theo hướng dẫn sau đây để sử dụng thuốc đặc trị bệnh gỉ sắt ở cây lê Ketomium một cách hiệu quả nhất.
Cách phun thuốc Ketomium phun trị bệnh gỉ sắt cây lê do nấm gây ra: Hòa tan 25g Ketomium + 50ml AT vi sinh Siêu Lân + 16-20 lít nước. Cách 15 – 30 ngày phun định kỳ 1 lần hoặc phun sau mỗi vụ thu hoạch.
Cách phun thuốc Ketomium phun phòng bệnh gỉ sắt cây lê do nấm gây ra: Hòa tan 50g Ketomium + 25ml AT vi sinh Siêu Lân + 16-20 lít nước. Cách 7 – 15 ngày phun 1 lần, mỗi đợt phun từ 2 – 3 lần.
Chú ý: Phun ướt tán cây và vùng gốc.
Bảng giá thuốc đặc trị bệnh gỉ sắt bệnh gỉ sắt trên cây lê mới nhất
Hiện nay trên website của Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp đã có đầy đủ các thuốc đặc trị bệnh gỉ sắt ở cây lê Ketomium với những mức giá khác nhau.
Chỉ với 70.000VNĐ, bà con đã sở hữu ngay cho mình một gói thuốc đặc trị cây lê bị gỉ sắt Ketomium trọng lượng 500g. Sử dụng được nhiều lần ở các mùa vụ sau.
Địa chỉ mua thuốc đặc trị bệnh gỉ sắt trên cây lê uy tín, chính hãng
Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp tự tin là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm phục vụ cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Hiện tại, công ty đang kinh doanh các thuốc bảo vệ thực vật như: thuốc trừ nấm bệnh sinh học, thuốc trừ sâu sinh học, nano sinh học và nano hóa học…
Thuốc đặc trị bệnh gỉ sắt ở cây lê Ketomium là sản phẩm sinh học được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ chuyên môn là các nhà khoa học và giáo sư đầu ngành từ trong và ngoài nước. Vì thế, bà con không cần phải lăn tăn khi chọn mua sản phẩm tại AT.
Trên đây là những thông tin về bệnh gỉ sắt ở cây lê, nguyên nhân cũng như cách thức phòng trừ mà AT đã chia sẻ với bà con.
Nếu còn thắc mắc về vấn đề gì, mời bà con liên hệ đến hotline: 096.789.1046 – 09622.41.635 để nhận được sự hỗ trợ từ các tư vấn viên của AT về cách giải quyết triệt để bệnh gỉ sắt trên cây lê rõ ràng nhất.