Sầu riêng ruột đỏ – Thức quả đặc biệt gây sốt thời gian qua

sầu riêng ruột đỏ

Sầu riêng ruột đỏ nổi bật và bắt mắt từ khi xuất hiện trên thị trường đã thu hút không ít tín đồ. Nếu người ta đã quá quen thuộc với múi sầu vàng óng thì loại ruột đỏ rực rỡ lại để lại ấn tượng với nhiều người. Vậy thức quả này có gì đặc biệt? Cách trồng và chăm sóc có khó không? Theo dõi ngay bài viết của Phân thuốc vi sinh AT để nắm bắt thông tin nhé.

Tìm hiểu về giống sầu riêng ruột đỏ

Sầu riêng ruột đỏ có tên khoa học là Sukang hay Tabelak, có nguồn gốc xuất xứ tại Malaysia. Ban đầu, chúng chỉ là những loại cây hoang rã mọc trong rừng, người dân nơi đây gọi là sầu riêng rừng.

Sau đó, giống sầu này đã nhanh chóng lan rộng ra nhiều nước trên thế giới. Trong đó có Thái Lan và Việt Nam. Tại Việt Nam, cây sầu riêng này được trồng rất nhiều tại Tỉnh Bến Tre. Do là giống sầu riêng quý hiếm nên khi xuất hiện nó đã nhanh chóng thu hút các thương lái. Giá thành cao, được rất nhiều người lựa chọn canh tác.

Bên cạnh đó, giống sầu này cũng đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc tốt bởi đặc tính khó trồng. Vì thế, nhiều người vội vàng trồng đã bị thất bại do tìm hiểu không kỹ lưỡng.

Tìm hiểu về giống sầu riêng ruột đỏ
Tìm hiểu về giống sầu riêng ruột đỏ

Điểm nổi bật cuốn hút của giống sầu riêng ruột đỏ

Sầu riêng ruột đỏ có đặc điểm hình thái không khác gì giống sầu riêng thông thường. Tại các vườn trồng, loại sầu này cao khoảng 5-6m, lá thuôn dài và nhọn. Khi xem xét mặt lá trên có màu xanh đậm, bên dưới là màu vàng đồng nhìn rất bắt mắt và ấn tượng.

Điểm đặc biệt khi nhắc tới loại sầu này là khi khui quả. Một màu đỏ rực rỡ đến óng mịn giống như ruột của quả gấc. Lớp cơm dày đỏ rực, vị ngọt ngọt lạ miệng, hương thơm nồng nàn,… làm ít ai có thể kìm chế cảm xúc muốn thưởng thức.

Hiện loại trái cây này rất quý hiếm. Tại thị trường Việt Nam, giống sầu ruột đỏ vẫn chưa phổ biến. Chủ yếu nó được bán tại một số nước như Malaysia và Thái Lan. Còn tại nước ta, giá bán trung bình tại các cửa hàng, siêu thị từ 220.000đ – 400.000đ/kg. Như vậy, giá trị kinh tế mà loại sầu này mang đến là rất lớn.

Điểm nổi bật cuốn hút của giống sầu riêng ruột đỏ
Điểm nổi bật cuốn hút của giống sầu riêng ruột đỏ

Kỹ thuật canh tác cây sầu riêng ruột đỏ

Rất nhiều bà con thắc mắc và quan tâm về giống sầu riêng này. Do là loại sầu quý hiếm nên cách chăm sóc đòi hỏi nhiều công sức và sự tỉ mỉ.

Cách trồng cây

Đối với bà con trồng sầu riêng con, chúng ta cần xử lý đất và hố trồng. Sau đó, dùng dao cắt phần đáy ở bầu đất cây sầu riêng, cắt bỏ phần rễ đang bị quấn quanh đáy và đặt xuống hố đã đào trước đó. Dùng một con dao dọc túi nilon bọc bầu đất ra từ từ để không bị vỡ.

Trong quá trình trồng, thao tác thực hiện phải nhẹ nhàng, không để cây bị xô xước. Chú ý chỉ chèn khoảng 2/3 chiều cao của bầu rồi rải đều  5 – 10g phân lân xung quanh để cây có chất dinh dưỡng hấp thụ. Tiếp đến, bà con lấp đầy đất ngang bầu, thiết kế thêm bồn xung quanh để phòng khi trời nắng khô hạn bổ sung thêm nước.

Cách bón phân cho sầu riêng

Để cây sầu riêng ruột đỏ tươi tốt, nhiều quả, sớm đến vụ thu hoạch, việc bón phân là rất cần thiết ở thời điểm mới trồng. Cách tốt nhất được người trồng sầu chia sẻ là nên sử dụng các loại phân hữu cơ và phân ủ hoai mục cho cây ngay từ đầu. Nó giúp bảo vệ cây khỏi nấm bệnh, hạn chế bị vi khuẩn tấn công. Đồng thời các loại phân này cũng rất tốt cho đất, không bị chai hóa hay ảnh hưởng tới môi trường.

Nếu bà con bón phân hữu cơ cho cây, với cây dưới 1 năm tuổi nên bổ sung khoảng 5kg cho 1 gốc sầu. Mỗi năm tiếp theo bổ sung thêm khoảng 20% lượng phân. Bón tập trung vào giai đoạn cây chuẩn bị ra đọt non. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm Humic để kích thích sự phát triển của bộ rễ, giúp khỏe mạnh và không bị sâu bệnh. Bà con cũng có thể sử dụng thêm các loại chế phẩm sinh học để tăng cường sức đề kháng cho cây trồng.

Cách bón phân cho sầu riêng
Cách bón phân cho sầu riêng

Cách tạo tán, tỉa cành

Trong quá trình trồng sầu riêng ruột đỏ, bà con cần thực hiện thao tác tạo tán và tỉa cành. Hành động này phải được thực hiện ngay từ khi sầu còn nhỏ, không để khi lớn mới tỉa dễ làm cây bị yếu, kém phát triển.

Ở giai đoạn mới trồng cây, bà con nên cắt tỉa hết phần chồi gốc, chỉ để lại phần ngọn. Khi cây có chiều cao khoảng 2m, hãy cắt tỉa các cành khô héo, xấu, cành vượt. Để lại phần phân chính để cây phát triển tối đa nhất.

Thời điểm thu hoạch

Sầu riêng ruột đỏ cho quả thu hoạch đều bắt đầu từ năm thứ 3. Lúc này bà con thấy quả đã có kích thước lớn, vỏ quả hơi nứt ra, có mùi thơm, sờ vào mềm là dấu hiệu cho thấy sầu riêng đã được thu hoạch.

Để bảo quản tốt độ tươi ngon, hương vị của trái sầu bà con chú ý thu hoạch xong để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Không để nơi ẩm ướt hay nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp. Như vậy làm chất lượng trái và độ tươi ngon của quả bị suy giảm.

Như vậy thông qua bài viết này bà con đã có thêm các kiến thức về giống sầu riêng ruột đỏ độc đáo và mới lạ trên thị trường. Tuy mức độ phổ biến của nó là rất ít nhưng trong tương lai với kỹ thuật trồng và chăm sóc tâm huyết của bà con, chắc chắn nó sẽ phát triển rộng rãi tại thị trường Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon