Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đinh lăng

cay dinh lang 2

Bạn biết gì về cây đinh lăng và cách trồng?

Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ, cao khoảng 0,8-1,5m, thường được trồng làm cây cảnh trước nhà hoặc chùa, miếu. Cây có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía có răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành tán. Quả dẹt, dài 3-4mm, dày khoảng 1mm. Lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng. Lá tươi không có mùi thơm này.

Cây đinh lăng là loại cây lâu năm, có thể sống đến vài chục năm, ưa ẩm, ưa sáng, chịu hạn tương đối, chịu bóng nhưng cây sẽ phát triển yếu, không chịu được ngập úng, cây sẽ bị héo úa và chết đi. Phân bố rộng khắp trên khắp cả nước, ở tất cả các vùng sinh thái, có thể phát triển trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất là đất pha cát. Cây phát triển mạnh khi nhiệt độ dưới 28 độ C. Mùa Thu và mùa Xuân cây phát triển nhanh nhất.

cay dinh lang

1. Phân loại cây đinh lăng để trồng

Theo dân gian, đinh lăng có hai loại chính: Đinh lăng nếp và đinh lăng tẻ.

Đinh lăng tẻ là loại lá to, vỏ thân xù xì, màu xanh nhạt, củ nhỏ, rễ ít và cứng, vỏ bì mỏng năng suất thấp. Loại này không nên trồng.

Đinh lăng nếp là loại lá nhỏ, xoăn; thân nhẵn, củ to, rễ nhiều và mềm, vỏ bì dầy cho năng suất cao và chất lượng tốt. Nên chọn loại này để trồng.

2. Cách chọn giống khi trồng cây đinh lăng

Cây đinh lăng có hai loại chính và dân gian thường gọi là đinh lăng nếp và đinh lăng tẻ:

– Đinh lăng tẻ là loại cây có lá to, vỏ sần sùi, củ nhỏ, rễ thường ra ít, cứng và có vỏ bì rất mỏng nên năng suất không cao. Do đó, bạn không nên trồng loại đinh lăng này.

– Đinh lăng nếp hoàn toàn ngược lại với đinh lăng tẻ. Lá của nó nhỏ và xoăn hơn, vỏ cây nhẵn, củ to, rễ thường mềm, vỏ bì dày và phát triển rất mạnh nên cho chất lượng tốt và năng suất cao. Vì thế mà bạn nên chọn loại đinh lăng này để làm giống gieo trồng nhé.

Ngoài ra, khi chọn giống, bạn chỉ nên chọn những cành cây bánh tẻ (không quá già cũng không quá non). Sau đó dùng dao sắc để chặt cành ra thành từng đoạn dài 25 – 30 cm, tránh để các đoạn giống bị dập 2 đầu nhé. Nếu để đoạn giống quá dài, bạn sẽ vừa lãng phí cành giống, vừa khó chăm sóc về sau.

3. Cách làm đất trong kỹ thuật trồng cây đinh lăng

Để cây đinh lăng phát triển tốt nhất, bạn nên chọn loại đất cát pha có độ tơi xốp, thông thoáng và khả năng giữ ẩm ở mức độ trung bình, bởi lẽ cây đinh lăng là loài cây không chịu được sự khô hạn nhưng cũng không ưa đọng nước.

cay dinh lang 2

Trường hợp trồng cây đinh lăng một cách đại trà, bạn cần phải cày cho đất tơi xốp, lên luống cao 20 – 50 cm và đánh rạch sâu 15 cm giữa các luống. Khi trồng, bạn tạo hốc cách nhau 50 cm, đặt hom giống theo chiều luống, đồng thời bón lót bằng phân chuồng (4 kg/sào) và phân NPK (20 kg), sau đó lấp hom sao cho đầu hom hở khoảng 5 cm. Lưu ý là bón phân giữa các hom, tránh bón sát hom giống vì dễ gây sót và chết.

Sau khi trồng, bạn phủ hom rằng rơm rạ để giữ ẩm và tạo mùn tơi xốp cho đất, nếu thấy đất vẫn khô thì tiến hành bơm nước vào cho ngập 2/3 luống hoặc tưới tiêu đều đặn để giữ ẩm. Tuy nhiên, nếu mưa to kéo dài thì bạn lại cần phải quan sát và thoát nước kịp thời để tránh gây úng thối nhé.

Trường hợp thực hiện cách trồng cây đinh lăng ở phần đất rìa vườn, đất đường đi, đất đồi cao… thì bạn phải chọn giống là những cành già và tạo hốc sâu 20 cm để hom giống cho tiện việc tưới tiêu. Sau khi đặt hom giống, bạn cần lấp kín hom và tưới đẫm nước trong lần đầu tiên. Quá trình trồng cây đinh lăng này sẽ mất nhiều thời gian hơn đấy.

4. Thời vụ trồng và cách chăm sóc cây đinh lăng phù hợp

Là loài cây có khả năng phát triển quanh năm nhưng bạn nên trồng cây đinh lăng vào mùa xuân khoảng từ tháng 1 đến tháng 4 là đẹp nhất. Còn nếu bất đắc dĩ phải trồng vào mùa hè thì bạn cần phải giâm đoạn cành giống bằng cách cắm xuống cát trong bóng mát khoảng 20 – 25 cho nó ra rễ trước rồi mới đem trồng.

Cây đinh lăng ít chịu ảnh hưởng bởi sâu bệnh nên bạn hầu như không phải sử dụng thuốc trừ sâu hay các loại thuốc bảo vệ thực vật. Để chăm sóc cho cây, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

– Khi cây trồng được khoảng 6 tháng tuổi, bạn tiến hành bón thúc bằng phân ure (liều lượng 8 kg/sào).

– Khi cây được 2 năm tuổi trở đi, bạn nên cắt bỏ bớt cành và lá thừa (chỉ để lại 1 – 2 cành to) vào khoảng tháng 4 và tháng 9 hằng năm để thúc cây nhanh phát triển hơn. Sau khi tỉa lần đầu, bạn bón thêm 15 kg phân NPK, 4 kg phần Kali và bón thêm phân chuồng với liều lượng khoảng 300 kg/sào.

5. Thu hoạch và sơ chế kịp thời

Đinh lăng sau khi trồng được 3 năm thì bạn có thể thu hoạch vào bất cứ lúc nào trong năm nhưng tốt nhất là nên thu hoạch vào khoảng tháng 11 và tháng 12. Củ và rễ đinh lăng sau khi thu hoạch cần được chế biến trong khoảng 5 ngày bằng cách thái lát mỏng rồi phơi hoặc sấy khô để tránh bị mốc và hỏng nhé.

thu hoach dinh lang

Với cây đinh lăng, bạn có thể tận dụng từ củ, rễ, thân, cành cho đến lá với nhiều mục đích khác nhau. Để phát huy được tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe, bạn có thể tham khảo thêm cách ngâm rượu đinh lăng, hoặc làm gối đinh lăng cho bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon