Cách trồng củ lùn đã không còn quá xa lạ với bà con khu vực miền Tây Nam Bộ. Giai đoạn 2018 – 2022 là thời điểm vàng của loại củ này khi mà giá bán lên tới 25.000 đồng/kg (năm 2018). Đến năm 2022, giá cho 1kg củ lùn đạt 20.000 đồng. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, nhu cầu tiêu thụ củ lùn đã giảm bớt, nhiều người đã chuyển mô hình sang các loại cây trồng khác.
AT đã được nhiều bà con yêu cầu hướng dẫn trồng củ lùn cho củ ngon, năng suất cao, tận dụng đất vườn tăng hiệu quả kinh tế. Để rõ về quy trình trồng loại củ này, mời bà con cùng theo dõi qua bài viết sau.
Contents
Tìm hiểu về cách trồng củ lùn
Củ lùn là loại củ dễ ăn, dễ chăm sóc, vì vậy cách trồng củ lùn cũng không hề khó. Bà con chỉ cần đáp ứng các yêu cầu về môi trường như đất trồng, khí hậu, nhân công và thuốc phòng trừ sâu bệnh hại, đảm bảo bà con sẽ có một vụ bội thu củ lùn như mong đợi.
Đặc điểm hình dáng của cây củ lùn
Củ lùn hay còn gọi là khoai lùn, củ năng tàu hay củ sâm lùn. Tên tiếng Anh là Calathea allouia, họ dong riềng, có nguồn gốc ở phía Nam của Nam Mỹ và vùng Caribbean.
Đây là một loại cây thân thảo cao 1m, phía trên mọc thành bụi cao có cuống màu vàng. Phần củ non mọc thành chùm xung quanh gốc thân cây mẹ. Qua mùa mưa là thời điểm sinh sản của cây củ lùn, thông thường trên 1 ha thu hoạch được từ 2 – 15 tấn củ lùn, tùy thuộc vào điều kiện môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của cây.
Đặc điểm môi trường trồng cây khoai lùn:
- Nhiệt độ: 22 – 31 độ C.
- Lượng mưa: 1.000 – 2.000mm.
- Độ pH: 6 – 7.
Khi nấu chín, củ ăn giòn ngọt, cực kì có lợi cho sức khỏe với một số công dụng như: cải thiện hệ tiêu hóa, giảm cân nhờ hàm lượng chất xơ cao, bổ sung vitamin C tăng cường hệ miễn dịch, giảm mức cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa nguy cơ bị xơ vữa động mạch hay đột quỵ.
Trồng củ lùn ở đâu thích hợp?
Một số tỉnh thành trồng củ lùn nhiều như: Sóc Trăng, Cà Mau, Hậu Giang, Cần Thơ, v.v. Nhất là khu vực miền Tây Nam Bộ, củ lùn được trồng phổ biến, xen canh với các loại cây ăn quả, cây cao su để tăng hiệu suất kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Thông thường, người dân sẽ ưa trồng khoai lùn ở đất pha cát, đất gò cao để dễ thu hoạch. Đất củ như các cây họ khoai vẫn trồng được củ lùn, tuy nhiên sẽ gây khó khăn trong quá trình thu hoạch. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.
Cách trồng củ lùn cơ bản là chỉ cần vùi thẳng củ xuống đất, đợi từ 7 – 8 tháng và thu hoạch. Tuy nhiên để giúp cho loại củ này phát huy giá trị kinh tế của mình, trồng với diện tích lớn và mang đi xuất khẩu, AT mời bà con đến với phần “củ lùn được trồng như thế nào” ở phần hướng dẫn bên dưới.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc củ lùn cho ra quả chuẩn
Sau đây AT xin chia sẻ quy trình kỹ thuật cách trồng củ lùn cho củ ngon, không sâu bệnh hại. Kết hợp kỹ thuật canh tác và phun thuốc BVTV sinh học ngăn ngừa sâu bọ, côn trùng, nấm mốc tấn công cây khoai lùn.
Thời điểm thích hợp để trồng cây củ lùn
Một năm trồng được 1 vụ củ lùn, bắt đầu từ tháng 4 âm lịch thời điểm chuyển sang mùa mưa. Do không cần tưới nước thường xuyên nên bà con nên chú ý che chắn khi mưa tăng cao, hạn chế ngập úng đất trồng cây củ lùn.
Chọn cây củ lùn giống khỏe mạnh
Câu hỏi “Củ lùn trồng như thế nào cho hiệu quả cao”, bước quan trọng nhất là chọn củ giống. Bà con chú ý chọn những củ giống khỏe mạnh, kích thước phát triển bình thường. Bộ rễ bám xung quanh củ chắc chắn, không có dấu hiệu sâu bệnh hại.
1 củ giống khoai lùn cho ra 1 chùm củ lùn thành phẩm. Vì vậy bà con xem xét diện tích vườn của mình để cân đối lượng củ giống để trồng. Hạn chế dùng củ giống đã loại bỏ sạch bộ rễ do khả năng cây củ lùn sinh trưởng rất thấp.
Hướng dẫn cách trồng củ lùn đơn giản qua từng bước
Bà con tiến hành trồng cây khoai lùn theo 2 bước sau.
Bước 1: Dùng bay xúc đất hoặc xẻng, đào một hố nhỏ có chiều sâu 5cm.
Bước 2: Đặt củ lùn giống nằm ngang, sau đó lấp đất lại. Khoảng cách giữa 2 cây củ lùn từ 40 – 50cm. Khi phát triển, 1 chùm củ thường có từ 20 – 30 củ lùn, vì thế trồng cách khoảng xa tạo điều kiện để cây sinh trưởng một cách hiệu quả nhất.
Lưu ý: Đưa mặt tiếp xúc giữa củ và thân cây ban đầu hướng lên trên, mặt còn lại để ở phía dưới, sau đó tiến hành lấp đất lại.
Chỉ với 2 bước là bà con đã hoàn thành xong cách trồng củ lùn tại vườn. Giống khoai lùn này phát triển khá tốt trong mọi môi trường, vì thế bà con có thể dùng chậu, thùng xốp để trồng trên sân thượng nhà mình.
Chăm sóc cây củ lùn llớn nhanh mau ra quả
Bón phân: Giai đoạn nảy mầm bà con nên bón phân đạm để cây sinh trưởng hiệu quả hơn. Ở đây AT không khuyến khích việc dùng phân hóa học hay thuốc tăng trưởng cho cây củ lùn.
Sử dụng phân bón vi sinh có chứa đạm dạng amino axit, đa – vi lượng cần thiết (N, P, K, Mn, Bo, Cu) và các chủng vi sinh hữu ích, có lợi cho đất và cây củ lùn.
Giai đoạn tháng 9 – 10 (AL), bà con bổ sung thêm phân siêu kali vào gốc.
Tưới nước: Cách trồng củ lùn bằng củ thực hiện vào mùa mưa, vì thế bà con chỉ cần tưới 2 – 3 lần/tuần. Dùng bạt che chắn khi trời mưa liên tục kết hợp giảm số lần tưới nước, ngăn ngừa tình trạng úng đất gây thối củ.
Làm cỏ: Làm sạch cỏ xung quanh trong vườn trồng cây củ lùn tránh nấm bệnh, ấu trùng cư trú.
Củ lùn trồng bao lâu thì thu hoạch được
Quan sát vườn trồng cây khoai lùn, thấy dấu hiệu xuống lá là có thể thu hoạch chùm củ lùn thành phẩm. Thông thường là sau 9 tháng kể từ thời điểm xuống giống khoai lùn. Một số nơi khu vực điều kiện thuận lợi, bà con đã có thể thu hoạch chỉ sau 6 – 7 tháng trồng loại cây ăn củ này.
Bảo quản củ lùn ở khu vực thoáng mát, khô ráo, không có ao tù đọng nước xung quanh tạo cơ hội cho nấm khí, côn trùng phát triển.
Mặc dù vấn đề bệnh hại trên cây củ lùn khá ít, vì thế bà con thường bỏ qua bước này trong quá trình trồng và chăm sóc. Tuy nhiên, để cách trồng củ lùn đạt hiệu quả tối ưu, AT khuyến khích bà con sử dụng các chế phẩm sinh học để tăng năng suất cho cây, củ ngon, giòn ngọt, bùi béo, không sâu bệnh, nấm mốc.
Thuốc sinh học hỗ trợ trồng cây củ lùn phát triển khỏe mạnh
AT sẽ giới thiệu đến quý bà con bộ 3 sản phẩm chuyên dùng cho cách trồng củ lùn. Hỗ trợ xử lý sâu bọ – côn trùng – nấm khuẩn – virus và bổ sung dinh dưỡng cho quá trình phát triển của loại cây này.
Thuốc trị bọ trĩ, sâu ăn lá, rầy rệp gây hại củ lùn AT mebe La QUA
Thành phần: Các chủng vi khuẩn khỏe mạnh như Verticillium sp, Paecilomyces sp, Iseria sp, Metarhizium spp, tổ hợp Bacillus thuringiensis (Bt) kết hợp axit pyroligneous chuyên xua đuổi côn trùng ra khỏi vườn.
Công dụng: Tổ hợp nấm 3 màu ức chế và tiêu diệt toàn thể bọ trĩ, sâu ăn lá ở mọi giai đoạn phát triển. Ngăn chặn sâu bệnh sinh trưởng lây lan trong vườn trồng củ lùn. Cải tạo đất và môi trường trồng cây khoai lùn.
Hướng dẫn sử dụng: 25 – 50ml AT mebe La Qua + 16 – 25 lít nước, phun ướt toàn thân và quanh gốc cây củ lùn. Định kỳ 7 – 10 ngày/lần.
Thuốc trị bệnh xoăn lá, thối nhũn, mốc sương trên cây củ lùn AT Vaccino CAN
Thành phần: 2 chủng nấm đối kháng Chaetomium spp và Trichoderma spp có 1 x 108 CFU/ml; Tỷ trọng: 1,12 và bổ sung các phụ gia đặc biệt giúp thuốc thẩm thấu nhanh tiệu diệt virus xoăn lá, thối nhũn trên cây củ lùn.
Công dụng: Dựa trên nguyên lý đối kháng, xử lý dứt điểm đối tượng nấm khuẩn, virus gây hại trên cây khoai lùn; Tăng cường sức đề kháng cho cây trồng, chống chịu stress tốt; Tăng độ tới xốp, phì nhiêu cho đất; Kích thích rễ cây phát triển.
AT Vaccino CAN có dùng để trị bệnh phấn trắng, sương mai, nấm hồng, thối quả, thối thân, v.v ở các loại cây ăn quả khác.
Hướng dẫn sử dụng: 15ml AT Vaccino CAN + 20 – 25 lít nước, phun hoặc tưới cho cây.
✅ Cây củ lùn bị sâu bệnh hại: Phun từ 2 – 3 lần, mỗi lần cách 3 – 5 ngày.
✅ Phòng ngừa cây khoai lùn bị sâu bệnh hại: Phun định kỳ, 10 – 15 ngày 1 ngày (không tưới khi trời mưa).
Thuốc chống sượng củ lùn AT Siêu Kali
Thành phần: NPK 8:5:5, Mn: 550 ppm, Kẽm: 500 ppm, Đồng: 500 ppm với các amino axit tổng hợp đạm cho thực vật, axit humic cùng các chủng vi sinh lên men.
Công dụng: Ở giai đoạn nuôi củ, AT Siêu Kali tổng hợp đường giúp củ lùn thành phẩm có vị ngọt bùi tự nhiên. Kích thước các củ đồng đều, tăng năng suất toàn vườn trồng khoai lùn.
Hướng dẫn sử dụng: 25 – 50ml AT Siêu Kali + 16 – 25 lít nước sạch, phun vào gốc cây trước 30 – 45 ngày thu hoạch.
Qua bài viết hướng dẫn về cách trồng củ lùn của AT ở trên hy vọng sẽ mang đến những thông tin bổ ích giúp bà con nắm rõ quy trình trồng củ lùn tại nhà, nên trồng tháng mấy và thu hoạch thời điểm nào là thích hợp. Đồng thời kết hợp phun phòng ngừa bệnh, bổ sung dinh dưỡng giúp củ lùn lớn nhanh, khỏe mạnh, vị ngọt bùi tự nhiên.