Bệnh đốm đen trên hoa hồng là loại bệnh mà nhiều bà con phải đối diện. Nhất là vào thời điểm mùa mưa – điều kiện tốt làm phát sinh bệnh nấm trên hoa hồng. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng ngừa loại bệnh này là gì? Hãy cùng Phanthuocvisinh.com tìm hiểu ngay qua phần bài viết dưới đây nhé!
Contents
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh đốm đen trên hoa hồng
Hoa hồng bị bệnh đốm đen – đây là một trong những loại bệnh nấm khá phổ biến. Loại bệnh này được phát triển trong điều kiện khí hậu ấm áp, ẩm ướt. Khi mắc bệnh cây hoa hồng sẽ bị suy nhược rõ rệt và dễ mắc những chứng bệnh khác.
Bệnh đốm đen trên hoa hồng sẽ có một số dấu hiệu nhận biết cụ thể như sau:
– Xuất hiện những đốm đen trên lá, một số trường hợp khác cũng có thể xuất hiện ở mặt dưới.
– Phần rìa ngoài của những vòng tròn đen thường có lông hoặc bị rách. Chúng thường được bao quanh bởi một lớp vòng khác có màu vàng.
– Lá hoa hồng bị đốm đen thường có xu hướng nằm ở lớp là dưới. Sau đó di chuyển lên phía trên. Đối với những lá hoa hồng có đốm đen sau một thời gian chúng sẽ bị rơi, rụng khỏi cây. Thân cây hoa hồng cũng xuất hiện các đốm đen.
– Bệnh đốm đen ở hoa hồng có thể lây nhiễm sang các cây con. Khiến cây xuất hiện mụn nước màu đen hoặc là tím sẫm. Thậm chí các bông hoa hồng cũng có thể xuất hiện một số đốm đỏ. Những cây hoa hồng bị nhiễm bệnh đốm đen thường không có lá và ít nụ hoa.
Nguyên nhân cây hoa hồng bị vàng lá đốm đen là gì?
Cây hoa hồng bị đốm đen do rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân chính của loại bệnh này:
– Cây bị đốm đen là do nấm Marssonina rosae xâm nhập. Loại nấm này tồn tại trong môi trường đất. Do đó nếu trồng hoa hồng mới hoặc là dùng giá trồng cây đã bị nhiễm bệnh từ trước, hay sử dụng đất cũ thì cũng có thể khiến cây bị bệnh đốm đen.
– Tình trạng mưa nhiều, sương mù khiến nước đọng lại ở trên lá hoặc tưới quá nhiều nước cho cây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cây hoa hồng xuất hiện đốm đen.
– Bón quá nhiều đạm hay trồng cây với mật độ dày đặc cũng khiến cây hoa hồng bị đốm đen.
– Nguồn nước tưới không đảm bảo, bị nhiễm khuẩn.
– Thời tiết nắng trong thời gian quá dài hoặc nắng mưa thất thường cũng là một nguyên nhân gây nên bệnh lá hoa hồng bị đốm đen.
Cách phòng trừ bệnh đốm đen ở cây hoa hồng
Để cây hoa hồng có thể sinh trưởng và phát triển tốt, không bị mắc bệnh đốm đen. Chúng ta cần thực hiện một số biện pháp phòng trừ như sau:
Kiểm soát những vấn đề về môi trường
Mầm bệnh đốm đen được cho rằng tồn tại trong đất, đan xen lên trên bề mặt lá và thân. Chờ điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất là trời mưa ẩm. Các mầm bệnh tiếp xúc với cây hoa hồng bằng cách bắn vào những giọt nước.
Vì vậy, cách phòng ngừa đơn giản nhất giúp cây tránh bị bệnh là trồng cây ở vị trí cung cấp đủ ánh sáng, nhiều nắng, đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt, không ẩm ướt thì nấm bệnh đốm đen sẽ khó xâm hại.
Đảm bảo sự thông thoáng khí xung quanh cây
Cây hoa hồng rậm rạp, nhiều lá cùng là một trong những nguyên nhân khiến cho nấm bệnh đốm đen dễ dàng xâm nhập.
Vì vậy, việc cung cấp lượng không khí tốt xung quanh bằng cách cắt tỉa giúp mở rộng khoảng trống giữa các cây, tránh tình trạng lây lan bệnh giữa các cây hoa hồng cũng là một trong những biện pháp phòng trừ hiệu quả.
Chăm sóc cây đúng cách
+ Tưới nước đúng cách, đúng liều lượng. Tránh tình trạng lá ướt đẫm khi tưới nước hoặc trời mưa.
+ Theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của cây để kịp thời xử lý và nắm bắt mầm bệnh nhanh chóng.
+ Thường xuyên cắt tỉa cây: Cũng giống như những loại bệnh khác ở hoa hồng, việc loại bỏ các cây nhiễm bệnh, luôn làm sạch cây vào mỗi mùa thu sẽ là cách tốt nhất để loại bỏ các mầm bệnh. Bởi bệnh có thể lây lan khi gặp bởi nước và gió. Vì vậy bà con nên khử mầm bệnh ở môi trường khô, có ánh nắng là tốt nhất. Trong quá trình thực hiện cần khử trùng dụng cụ cắt tỉa bằng dung dịch cồn hoặc thuốc tẩy 10% giữa các vết cắt.
Thuốc trị bệnh đốm đen ở hoa hồng
Bà con có thể sử dụng thuốc trị bệnh đốm đen hoa hồng – Ketomium. Loại thuốc này có khả năng đặc trị các bệnh do các loại vi sinh vật như: Phytophthora spp, Pythium, Rhizoctonia spp, Sclerotium spp, Colletotrichum spp, Fusarium spp, Pseudomonas solanacearum,… gây ra. Bên cạnh đó, thuốc Ketomium còn giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và làm tăng độ phì nhiêu của đất.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về bệnh đốm đen trên hoa hồng. Hy vọng rằng thông tin này hữu ích và giúp các bạn áp dụng thành công. Nếu cần mua thuốc chính hãng hoặc cần giải đáp những vấn đề còn thắc mắc, đừng ngần ngại gọi đến hotline của CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SẠCH NÔNG NGHIỆP: 0962.241.635.