Cách bón phân nuôi trái sầu riêng đẹp mã, chống sượng

Bí quyết chăm sóc bón phân nuôi trái sầu riêng

Bón phân nuôi trái sầu riêng là một trong những kỹ thuật mà bà con nông dân thường xuyên áp dụng để nhằm gia tăng khả năng đậu trái của cây. Cùng AT tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này cùng như thời gian, cách thức thực hiện kỹ thuật này qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu về cách bón phân nuôi trái sầu riêng

Bí quyết chăm sóc bón phân nuôi trái sầu riêng
Sầu riêng vỏ màu vàng hoặc xanh có gai nhọn xung quanh. Khi chín có mùi đặc trưng đặc biệt.

Sầu riêng là loại cây ăn quả nhiệt đới có thân cao từ 27 – 40m. Bề mặt thân khá xù xì, lá mọc xen kẽ, xanh bóng và tròn ở góc, nhọn ở đỉnh. Trái của nó có hình thuôn dài cho tới hình tròn, vỏ màu vàng hoặc xanh có gai nhọn xung quanh. Khi chín có mùi đặc trưng đặc biệt.

Là một trong những loài cây ăn quả có giá trị kinh tế cao nhất hiện nay trên thị trường, chúng thuộc loại cây ăn quả nhiệt đới. Trong sầu riêng có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể con người như: vitamin, chất xơ, chất béo protein,…

Do có nhiều hàm lượng dưỡng chất có trong quả cho nên sầu riêng có giá trị rất lớn. Vì lý do đó mà nhiều hộ gia đình chọn trồng sầu riêng để làm nguồn thu nhập chính.

Lý do nên bón phân nuôi trái sầu riêng

Vì giá trị kinh tế của sầu riêng mang lại rất lớn do đó bà con nông dân trồng loại quả ăn trái này nên biết tới kỹ thuật nuôi trái sầu riêng. Vì kỹ thuật này không chỉ giúp cây luôn đầy ắp quả mà còn giúp vườn phát triển khỏe mạnh, tránh được nhiều bệnh hại không đáng có.

Lợi ích tuyệt vời khi bón phân nuôi trái sầu riêng

Bí quyết chăm sóc bón phân nuôi trái sầu riêng
Việc bón phân nuôi trái sầu riêng giúp Làm cho cây không bị suy kiệt khi chuẩn bị cho những mùa vụ tiếp theo.

Khi thực hiện kỹ thuật nuôi trái sầu riêng đúng cách thì bà con nông dân sẽ nhận được một số lợi ích như sau:

 Giúp cây trong vườn đạt được năng suất tốt nhất, chất lượng quả đạt chuẩn có thể đem ra thị trường.

Làm cho cây sầu riêng không bị suy kiệt khi chuẩn bị cho những mùa vụ tiếp theo.

 Bảo vệ vườn trồng tránh xa khỏi những bệnh hại không đáng có.

 Giúp cây phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng tốt.

Hướng dẫn cách bón phân nuôi trái sầu riêng, lớn trái, chống sượng

Bí quyết chăm sóc bón phân nuôi trái sầu riêng
ùy thuộc vào độ rộng của vườn và loại cây thì bà con nên sử dụng loại phân bón phù hợp. Đối với giống sầu riêng Monthong khi quả được 105 ngày

Hiểu được tầm quan trọng của việc đậu trái trên cây, Công Ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp đã tổng hợp giúp bà con nông dân cách bón phân cho sầu riêng giai đoạn nuôi trái.

Bón phân nuôi quả sầu riêng khi còn nhỏ

Khi trái được 60 ngày tuổi (quả sầu riêng to bằng quả trứng gà). Sử dụng loại phân bón NPK phù hợp để bón cho cây. Bón 0,5kg/ cây từ 1 – 2 lần, định kỳ cách nhau 10 – 15 ngày.

Cách bón: Bón 200 – 300g/ cây và rắc đều quanh tán cây cho lần 1. Nếu nhận thấy đất không đủ độ ẩm thì nên tưới nước để dễ phân phan. Sau 10 – 15 ngày bón lần 1 thì bón tiếp lần 2 với lượng phân còn dư lại.

Kỹ thuật bón phân cho sầu riêng để nuôi trái khi được 80 – 85 ngày

Khi sầu riêng đã đậu trái được khoảng thời gian trên thì bà con bón phân NPK theo công thức 12-12-17+TE hoặc 12-7-17+TE.

Cách bón: Bón từ 0,15 – 0,25kg/cây/ lần. Bón liên tiếp sau đó cách nhau 10-15 ngày.

Kỹ thuật bón phân cho sầu riêng để nuôi trái ở giai đoạn cuối

Tùy thuộc vào độ rộng của vườn và loại cây thì bà con nên sử dụng loại phân bón phù hợp. Đối với giống sầu riêng Monthong khi quả được 105 ngày tuổi thì bón lần 1 0,3kg/cây/lần. Lần 2, bón 0,3 – 0,5kg/ cây cách lần 1 7 ngày.

Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật bón phân nuôi trái sầu riêng

Vì giống sầu riêng Ri6 thu hoạch sớm hơn giống Monthong 15-20 ngày. Do đó, giai đoạn bón phân nuôi trái của giống này cũng phải sớm hơn khoảng 15 – 20 ngày.

Trước giai đoạn thu hoạch quả thì bà con không nên bón quá nhiều Kali vì sẽ làm cho trái lâu chín, bị sượng và khiến cho chất lượng trái sầu riêng bị giảm mạnh.

Chống sượng quả khi bón phân nuôi trái sầu riêng

Khi quả bắt đầu chuyển từ giai đoạn non sang già thì chính là lúc quả đang tích lũy tinh bột, do đó cây rất cần những vi lượng như: Zn2+, Cu2+, Mg2+,…Những vi lượng này giúp trái không bị sượng, quang hợp tốt hơn.

Khi sầu riêng bắt đầu chuyển hóa tinh bột thì việc cung cấp Kali là rất cần thiết (kali trắng).  Không bón kali đỏ dễ khiến trái bị sượng.

Khi mùa mưa tới, làm cho vườn bị thừa nước làm cho quá trình phát triển và quả chín bị kém đi, dễ dẫn tới tình trạng sượng nước. Vì thế khi mùa mưa đến, bà con cần phải lắp hệ thống thoát nước trong vườn.

Sầu riêng khi chín 15 – 20 ngày thì nên cắt nước hoàn toàn, nếu trời mưa thì phải khai thông bồn để thoát nước, việc này sẽ khiến chất lượng của quả tốt hơn. Sầu riêng trước khi thu hoạch 10 – 15 ngày thì cần phải cắt nước để quả không bị sượng và có chất lượng cao.

Thu hoạch và bảo quản quả sầu riêng

Dựa vào sổ ghi chép mà bà con tiến hành thu hoạch quả sau cho phù hợp. Đối với sầu riêng Monthong thì từ 125 – 135 ngày. Với giống sầu riêng Ri6 từ 105 – 115 ngày. Bà con cần nên thu hoạch trước khi quả chín từ  5 – 7 ngày, tránh việc thu hoạch quá sớm hay quá muộn để không bị ảnh hưởng tới chất lượng quả.

Hy vọng, bón phân nuôi trái sầu riêng sẽ không còn là kỹ thuật quá khó thực hiện đối với bà con nông dân khi đã hiểu lý do cũng như cách thức bón phân cho sầu riêng nuôi trái. AT chúc bà con thật dồi dào sức khỏe để tiếp tục được công việc của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon