Trong đất tồn tại rất nhiều loại nấm khuẩn gây hại đến cây trồng. Nguy hiểm nhất vẫn là 2 loại nấm Phytophthora và nấm Fusarium.
Contents
1. Nấm khuẩn Phytophthora và Nấm Fusarium là gì?
Nấm khuẩn Phytophthora được biết đến là loài chuyên phá hoại thực vật. Là loại nấm khá phổ biến của lớp Oomycetes thuộc họ Pythiacea, bộ Pernoporales.
Sợi nấm không màu, không vách ngăn, đơn bào, kích thước không đều, túi bào tử có hình trứng và hình quả chanh, trên đầu có nuốm hoặc không có nuốm, không màu, trong suốt.
Nấm khuẩn Fusarium là chi lớn nhất trong Tuberculariaceae, chúng hoại sinh hoặc ký sinh trên nhiều cây trồng, cây ăn trái và rau.
Nó là nguyên nhân chính làm héo rũ cây chủ.
Hệ sợi nấm lan toả khắp mô mạch và lấp kín mạch gỗ. Sự lấp mạch gỗ sẽ cản trở quá trình chuyển vận nước làm héo cây, Fusarium cũng sản xuất một số chất độc tiết vào mạch dẫn cây chủ cũng có thể gây héo rũ, nhiều loài thực vật bị Fusarium tấn công.
Nấm khuẩn Fusarium có hệ sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn, sợi nấm thường không màu, chuyển màu nâu khi già. Hệ sợi nấm sản sinh độc tố tiết vào hệ mạch gây héo cây chủ.
2. Nấm khuẩn Phytophthora và Fusarium gây hại gì cho cây?
Nấm khuẩn Phytophthora và Fusarium là hai tác nhân chính gây ra bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi.
Cơ chế hoạt động của nấm khuẩn Phytophthora và Fusarium
Khi nấm khuẩn Fusarium solani tương tác với tuyến trùng, tuyến trùng tấn công làm rễ tổn thương sau đó nấm Fusarium mới tấn công vào.
Cũng có thể do nấm Phytophthora tấn công rễ trước tạo nên vết thối sau đó nấm Fusarium tấn công vào sau gây ra bệnh vàng lá thối rễ.
Khi cây bị ngập úng trong thời gian dài, rễ sẽ sản sinh ra các chất độc gây hại trực tiếp lớp vỏ cây. Tạo ra các vết thương cơ giới để nấm xâm nhập vào gây hại cho cây trồng.
Điều kiện phát triển bệnh:
Nguyên nhân
Do tuyến trùng, rệp sáp đất và nhện hại rễ tạo ra các vết thương trên bộ rễ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổ hợp nấm (Fusarium, Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia) xâm nhập và gây hại.
Đất vườn cũ, vườn thiếu chăm sóc, không được phù sa bồi đắp, đất bị chua.
Có độ pH thấp dưới 5.0,thiếu vi lượng bệnh dễ xuất hiện và xảy ra trầm trọng hơn.
Vườn lạm dụng phân hóa học, ít dùng phân hữu cơ, không bón vôi cho đất cũng là điều kiện giúp bệnh phát triển và gây hại nặng.
Vườn xử lý ra hoa (nghịch vụ) bằng biện pháp xiết nước khi tưới nước trở lại hoặc gặp mưa dễ làm cho rễ mẫn cảm với nấm bệnh.
Triệu chứng
Trên lá: Khi bệnh mới xuất hiện, lá của cây vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng cam và dễ rụng, khi có gió lá già phía dưới bị rụng trước, sau đó đến lá trên.
Trên rễ: Nhánh cây bị bệnh hướng nào, thì rễ cũng thường bị hư thối ở hướng đó. Bộ rễ bị thối từ rễ nhỏ lan dần vào trong rễ lớn. Rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây từ đó làm cành bị chết khô. Khi bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng là chết toàn cây.
3. Biện pháp phòng trị bệnh do nấm khuẩn gây hại
Biện pháp canh tác
Chọn cây giống sạch bệnh. Tỉa cành, tạo tán cho cây ngay khi cây còn nhỏ. Thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ những cành già yếu, sâu bệnh.
Kiểm tra vườn thường xuyên nhằm phát hiện sớm nhất để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Biện pháp sinh học
Khi nấm khuẩn Phytophthora đang gây hại chứng tỏ chúng đang bị mất cân bằng.
Cần bổ sung các chủng nấm đối kháng mạnh như Chaetomium và Trichoderma định kỳ vào đất để diệt trừ. Để phòng bệnh, bổ sung định kỳ 3 – 6 tháng.
Giảm áp lực lên rễ bằng cách cắt tỉa bớt cành vàng. Cắt từ đỉnh đọt xuống 2 đến 3 mắt lá để cây dễ ra lộc khi phục hồi.
Cải tạo phần đất xung quanh tán để loại bỏ bớt mầm bệnh cũng như tạo độ tơi xốp cho đất giúp phục hồi rễ dễ dàng hơn.
Sử dụng các loại chế phẩm sinh học diệt trừ nấm và kích thích tái tạo lại bộ rễ đã được bà con tin dùng như: Anti Phytop, Vaccino CAN kết hợp với Nano Đồng.
Nếu thấy hay hãy theo dõi thêm những bài viết khác của mình TẠI ĐÂY nhé.