Bệnh lở cổ rễ cà phê là một trong những căn bệnh hại nghiêm trọng đối với những người chuyên canh cà phê lâu năm. Vườn ươm và giai đoạn kiến thiết (cây cà phê từ 1 – 3 năm tuổi) là thời điểm lý tưởng để bệnh khởi phát và gây hại mạnh. Cùng AT tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này qua bài viết bên dưới.
Contents
- 1 Tìm hiểu về bệnh lở cổ rễ cà phê là gì?
- 2 Tác nhân chính dẫn đến bệnh lở cổ rễ cà phê
- 3 Dâu hiệu ban đầu của bệnh lở cổ rễ cà phê
- 4 Hậu quả do bệnh lở cổ rễ cà phê gây ra cho nhà vườn
- 5 Phương pháp canh tác phòng trị bệnh lở cổ rễ cây cà phê
- 6 Thuốc đặc trị bệnh lở cổ rễ cà phê Bot-F hiệu quả nhanh, an toàn
- 7 Địa chỉ mua thuốc trị bệnh lở cổ rễ cà phê uy tín, giá tốt
Tìm hiểu về bệnh lở cổ rễ cà phê là gì?
Bệnh lở cổ rễ cà phê do một loại nấm đất phổ biến gây ra. Bệnh khởi phát trong môi trường nhiệt độ nóng ẩm, đất úng nước do ít khi được xới xáo. Theo ghi nhận, những vườn cà phê trồng ở nền đất đỏ bazan ít bị bệnh thối lở cổ rễ hơn. Bên cạnh đó, cà phê chè (Abrarica) có tỷ lệ mắc bệnh thối hư cổ rễ cao hơn so với cà phê vối (Robusta) cà phê mít.
Tại các quốc gia khác, bệnh lở cổ rễ trên cà phê còn được gọi với những cái tên như bệnh chết héo cây con, bệnh thối rễ cây con.
Một số nguyên nhân khác khiến cây cà phê bị thối lở cổ rễ:
- Độ pH thấp (3 -5), đất chua.
- Đất có hàm lượng chất hữu cơ cao vượt mức.
- Đất bầu ươm là đất trồng hoa lan.
- Đất bị thiếu các chất trung – vi lượng.
- Vườn trồng cà phê ít được chăm sóc thường xuyên.
Tác nhân chính dẫn đến bệnh lở cổ rễ cà phê
Chủng nấm Rhizoctonia spp là tác nhân khiến cây cà phê bị thối lở cổ rễ, chiếm phần lớn là vi nấm Rhizoctonia solani Kuhn. Chúng còn kết hợp với một số loại nấm đất đặc trưng như Pythium, Phypthora, v.v tăng thêm tính trầm trọng của bệnh hại.
Nấm Rhizoctonia thường tấn công vườn cà phê thời điểm mùa mưa tới. Vì vậy người dân thường gieo vụ vào đầu mùa mưa, tuy nhiên với những nguyên nhân khác quan mà AT đã chia sẻ, khả năng mắc bệnh lở cổ rễ cà phê vẫn có thể xảy ra.
Nhiệt độ sinh trưởng: 25 – 30°C.
Đối tượng bị tấn công: Cây con trong bầu ươm, suốt giai đoạn sinh trưởng cây cà phê.
Dâu hiệu ban đầu của bệnh lở cổ rễ cà phê
Bệnh lở cổ rễ cà phê có những triệu chứng tương tự gần như bệnh bạc lá. Tuy nhiên vẫn có một số điểm khác biệt giúp bà con nhận diện bệnh hại rõ nét hơn.
Giai đoạn bầu ươm:
- Phần thân dưới gần sát mặt đất xuất hiện các vết hoại tử thối đen.
- Mỗi thân cây thường có từ 4 – 5 vết bệnh, nếu bà con thấy nhiều hơn chứng tỏ sợi nấm đã lây nhiễm tới bộ rễ.
- Cây héo rũ dù lá còn xanh, riêng bộ rễ chuyển nâu, thối dần và teo tóp.
Giai đoạn kiến thiết cơ bản:
- Cây cà phê chậm phát triển do bộ rễ teo lại không thể hấp thụ nước và dinh dưỡng.
- Lá cây chuyển vàng, héo rũ, khô dần và rụng.
- Lớp vỏ cây bị thối nâu – nâu đen, viền xung quanh vết bệnh có màu nâu đỏ, thân nứt.
- Bộ rễ bị thối có màu nâu đỏ, dễ bị tụt rễ.
Hậu quả do bệnh lở cổ rễ cà phê gây ra cho nhà vườn
Cây con ngã ngang, cây lớn chậm phát triển đều dẫn tới một kết quả chung là chết cây cà phê. Như vậy mới thấy được mức độ gây hại của bệnh thối lở cổ rễ trên cây trồng nghiêm trọng ra sao. Việc chết cây không chỉ ảnh hưởng đến năng suất toàn vườn, ngoài ra còn gây thất thoát, suy giảm nguồn sống của bà con nông dân.
Phương pháp canh tác phòng trị bệnh lở cổ rễ cây cà phê
Nấm Rhizoctonia solani tấn công từ giai đoạn vườn ươm, vì vậy bà con cần thực hiện một số thao tác sau để giảm thiểu nguy cơ khởi phát bệnh lở cổ rễ cà phê giai đoạn cây con.
Giai đoạn bầu ươm:
✅ Tưới ẩm vừa đủ, dùng lưới che khoảng 50% nắng cho vườn ươm cà phê.
✅ Xới xáo bầu đất bằng cách bóp đất tạo độ thoáng, giúp đất thoát ẩm tốt.
✅ Trước khi đem trồng nên phun phòng cho cây với thuốc BVTV sinh học, hoặc ngâm hạt giống với dung dịch nano đồng để khử sạch mầm bệnh.
✅ Không sử dụng cây giống cà phê có dấu hiệu nhiễm bệnh, lá vàng, héo úa.
Giai đoạn trồng vườn:
✅ Cân bằng và duy trì độ pH đất từ 5,2 – 6,2.
✅ Đất trồng có tầng canh tác dày, thoát thủy tốt.
✅ Khi vận chuyển, đánh chồi vượt tránh tác động mạnh tạo vết thương trên thân, cổ và rễ cây.
✅ Thường xuyên thăm vườn để kịp thời kiểm soát tình hình bệnh lở cổ rễ cà phê trong vườn.
Thuốc đặc trị bệnh lở cổ rễ cà phê Bot-F hiệu quả nhanh, an toàn
Để đảm bảo năng suất vườn cà phê qua mỗi mùa vụ, AT xin giới thiệu đến bà con thuốc trị bệnh lở cổ rễ cà phê Bot-F – dòng sản phẩm đặc hiệu, chuyên xử lý các loại cây trồng bị thối cổ rễ.
Thành phần thuốc trị bệnh lở cổ rễ ở cây cà phê Bot-F
Trichoderma spp: 1 x 106 CFU/ml; pHH2O: 5,2; Tỷ trọng: 1,1; Chất hữu cơ: 16,2%.
Các phụ gia bổ sung: axit amin kết hợp với dịch lên men từ các chủng vi hữu ích.
Công dụng thuốc trị bệnh lở cổ rễ cây cà phê Bot-F
Nấm đối kháng Chaetomium và vi khuẩn Bacillus tiêu diệt tận gốc quần thể nấm thối cổ rễ.
Ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm ở những vụ trồng cà phê tiếp theo.
Cung cấp dinh dưỡng, hỗ trợ cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất trồng.
Tăng cường khả năng trao đổi chất trong đất và cây cà phê, nâng cao chất lượng cà giai đoạn thu hoạch.
Bot-F có hoạt lực, phát huy tối đa tác dụng trong mọi điều kiện môi trường nhờ chủng nấm Trichoderma.
Ngoài ra còn ức chế tổng hợp các vi nấm gây thối rễ, lở cổ rễ như Phytophthora, Sclerotium spp, Colletotrichum spp, v.v.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh lở cổ rễ ở cây cà phê Bot-F
Phun trị bệnh lở cổ rễ cây cà phê: 500ml Bot-F + 200 lít nước, phun đều thuốc ở vùng dưới gốc cây.
Phun phòng cây cà phê bị lở cổ rễ: 500ml Bot-F +400 lít nước, tưới đẫm vùng gốc cà phê.
Địa chỉ mua thuốc trị bệnh lở cổ rễ cà phê uy tín, giá tốt
Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp là đơn vị hàng đầu cung cấp dòng thuốc BVTV sinh học an toàn cho cây trồng và con người. Với hơn 15 năm kinh nghiệm phát triển, AT tự tin đảm bảo với bà con về công dụng và độ hiệu quả của thuốc trừ bệnh sinh học.
Trên đây là những thông tin về bệnh lở cổ rễ cà phê mà AT đã tổng hợp được. Mong rằng qua bài viết này, bà con đã hiểu hơn về tình hình bệnh hại trong vườn cà phê, có hướng xử lý hữu hiệu nhất, nâng cao năng suất toàn vườn.