Bệnh trên cây quế đe dọa và xâm hại nghiêm trọng đến các vườn trồng húng quế. Tuy rằng đây là một loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng cũng mắc phải những căn bệnh thường gặp ở dòng cây ăn rau. Để hiểu hơn về các bệnh trên cây húng quế, mời bà con cùng AT theo dõi qua bài viết sau.
Contents
- 1 Tìm hiểu về các bệnh trên cây quế thường gặp
- 2 Các loài sâu hại trên cây quế thường gặp
- 3 Các bệnh trên cây quế do nấm gây ra
- 4 Phương pháp canh tác phòng trị bệnh trên cây quế hiệu quả, an toàn
- 5 Một số loại thuốc đặc trị các bệnh trên cây quế nhanh chóng, an toàn
- 6 Bệnh trên cây quế có khó xử ý không?
Tìm hiểu về các bệnh trên cây quế thường gặp
Bệnh trên cây quế về cơ bản do 2 đối tượng là sâu bọ và nấm mốc gây hại. Bất kể là môi trường trong nhà hay ngoài trời, chỉ cần đạt đủ điều kiện thì vườn húng quế sẽ trở thành nguồn thức ăn cho nấm và sâu bệnh.
Chúng tác động trên hầu hết các giống húng quế, gây ra thiệt hại nặng do sức ảnh hưởng trên diện tích lớn. Vì thế công tác phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh được đề cao tại các khu vực chuyên trồng rau húng quế.
Sự khác nhau về rau húng quế và húng tây
Rau húng quế và húng tây có một tên gọi chung là basil (húng quế). Tuy nhiên xét về hình dáng, đặc điểm, ứng dụng lại có nhiều điểm khác biệt. Mùi vị cũng có sự chênh lệch rõ rệt. Nếu húng quế Việt Nam có vị the cay thì mùi hương cây húng tây lại theo hướng ngọt, mát.
- Rau húng quế thường dùng kèm trong phở bò, bún thịt nướng, cuốn bánh tráng hay xào cùng tôm, cà tím, v.v. Đây là loại rau sống đặc trưng không thể thiếu trong các món ăn Việt.
- Các nước châu Âu, phần lớn là nước Ý sử dụng húng tây như một loại gia vị đặc biệt, khơi dậy mùi hương món ăn như pizza, salad, súp và bánh.
Nhờ vào tính đặc trưng trong ứng dụng thực phẩm và dược liệu, diện tích trồng húng quế gia tăng mạnh theo thời gian tại các quốc gia. Cây dễ trồng, dễ chăm sóc và thu hoạch nên người trồng không gặp quá nhiều khó khăn.
Nhưng đây là khởi nguồn của hàng loạt các bệnh trên cây húng quế, gây thiệt hại nặng về chất lượng và sản lượng cây rau.
Đặc điểm nhận dạng húng quế Việt Nam
- Là thực vật thân thảo, có chiều cao từ 40 – 60 cm.
- Dọc thân cây có lông tơ.
- Lá húng quế là lá đơn, dáng thuôn dài, có màu xanh và mọc đối xứng trên thân.
- Rìa lá có hình răng cưa, cuống lá dài hơn húng tây.
- Hoa húng quế thường mọc thành chùm trên đỉnh cây, màu tím tía.
- Quả trên cây húng gọi là quả bế tư, mỗi quả chỉ chứa một hạt có màu đen bóng.
Các loài sâu hại trên cây quế thường gặp
Thuộc dòng cây ăn lá nên húng quế không tránh khỏi sự gây hại từ sâu bọ, côn trùng. Chúng tiến hành hút chích chất dinh dưỡng trên lá, khiến cây phát triển kém và giảm khả năng sinh trưởng. Các vết thương do sâu bệnh là môi trường lý tưởng để nấm mốc cư trú và truyền nhiễm các bệnh như sương mai, phấn trắng, héo vàng, v.v.
Hiện tại AT đã tổng hợp được có 7 loại sâu bệnh, côn trùng chuyên gây bệnh trên cây quế.
Bọ nhảy gây hại ở cây húng quế
1/ Gây hại trên các cây như: húng quế, ớt, cây rau họ thập tự.
2/ Nhận diện bọ nhảy:
Con trưởng thành thân màu đen bóng. Một vài con có sọc vàng cam ở lưng. Phần lưng cong xuống.
Khả năng bay và sức nhảy tốt nhờ đôi chân khỏe.
Thường xuất hiện khi thời tiết hanh khô, nhiệt độ cao. Ở miền Nam, bọ sinh trưởng tốt vào tháng 2 – 3 – 4. Tại miền Bắc, bọ nhảy hoạt động nhiều vào tháng 3 – 5 và tháng 7 – 9.
Bọ nhảy gây ra các vết thủng trên lá húng quế. Không có hình dạng cố định ở các vết thủng.
3/ Tác hại: Khi đó, cây húng quế dần còi cọc do suy giảm khả năng quang hợp, khả năng phát triển kém.
Bọ trĩ gây hại ở cây húng quế
1/ Gây hại trên các cây: trên đa số các loại cây trồng, phổ biến là cây bông, cây lúa.
2/ Nhận diện bọ trĩ:
Tên gọi khác: bù lạch. Màu sắc cơ thể đa dạng: vàng, nâu, trắng, đen.
Họ bọ trĩ Thripidae có thân dẹp, râu từ 6 – 8 đốt, cánh hẹp và nhọn.
3/ Tác hại: Tình trạng xoăn lá húng quế làm giảm giá trị kinh tế của cây. Mùi vị không được đảm bảo do không cấp đủ chất dinh dưỡng. Bọ trĩ còn là tác nhân môi giới của virus khảm – một trong những bệnh trên cây quế.
Rệp sáp – Rầy mềm gây hại ở cây húng quế
1/ Gây hại trên các cây: rau húng quế, cây có múi, cây ăn quả, cây thực phẩm, v.v.
2/ Nhận diện rầy rệp:
Rệp sáp gây hại trên cây húng quế.
Cơ thể hình oval: chiều dài từ 2,5 – 3,5mm; chiều rộng khoảng 1,8 – 2mm.
Có lớp bột sáp trắng phủ bên trên cơ thể, thân có màu hồng nhạt, vàng nâu hoặc nâu nhạt.
Mật độ di chuyển tỉ lệ nghịch với quá trình sinh trưởng. Rệp sáp trưởng thành gần như không di chuyển.
Cây húng quế xuất hiện nhiều kiến do chất thải rệp sáp tiết ra có lượng đường cao.
Rầy mềm gây hại trên cây húng quế.
Rầy không cánh: cơ thể màu xanh thẫm hoặc xanh đen (số ít màu vàng xanh), thân dài 1,5 – 1,9mm.
Rầy có cánh: đầu và ngựa có màu nâu đen, phiến lưng ngực và ống bụng màu đen, riêng bụng có màu vàng nhạt.
Thời tiết hanh khô, ít mưa, độ ẩm trong đất thấp là điều kiện để rầy mềm sinh trưởng mạnh.
Nấm muội đen là dấu hiệu của bệnh trên cây quế do rệp sáp và rầy mềm.
3/ Tác hại do rầy mềm và rệp sáp gây ra cho cây húng quế.
Rầy mềm, rệp sáp thường trú ngụ dưới mặt lá húng quế. Chủ yếu tấn công lá cây, chồi non để lại các đốm đen và dịch nhầy. Bộ phận bị rầy rệp cắn thường biến dạng, phát triển rất kém.
Sâu tơ gây hại ở cây húng quế
1/ Gây hại trên các cây: Húng quế, cây rau họ hoa thập tự. Phạm vi gây hại hẹp so với các sâu bệnh khác.
2/ Nhận diện sâu tơ:
Sâu tơ 1 tuổi có màu giống như lá cây húng quế, chuyên ăn mô dưới biểu bì lá.
Sâu tơ 2 tuổi chuyên dần sang màu xanh lá nhạt, chúng gặm sạch mặt dưới lá hình thành các đốm tròn mờ. Từ 3 – 4 tuổi, sâu tơ cắn phá tạo lỗ thủng trên lá húng quế.
Sâu tơ ưa nhiệt độ không khí ôn hòa, hoạt động chủ yếu vào ban đêm gây khó khăn cho công tác rà soát.
3/ Tác hại: Các vết thủng trên lá làm suy giảm khả năng quang hợp, theo thời gian cây sẽ yếu dần và sinh trưởng kém.
Sâu khoang – sâu ăn tạp trên cây húng quế
1/ Gây hại trên các cây: cây thực phẩm, cây hoa thập tự, cây công nghiệp, v.v.
2/ Nhận diện sâu khoang:
Sâu non có màu nâu đen hoặc nâu tối (số ít màu xanh lục). Các vạch trên lưng có màu vàng. Chúng có xu hướng gặm lá, chỉ chừa lại gân lá và lớp biểu bì bên trên.
Sâu trưởng thành gây thiệt hại nghiêm trọng cho rau húng quế do chúng cắn trụi hết lá.
Sâu khoang ưa thích nhiệt độ nóng ẩm. Thường phát dịch vào khoảng tháng 5 – 6 tùy vào điều kiện thời tiết nơi trồng húng quế.
3/ Tác hại: Suy giảm sản lượng, rau húng quế mất giá trị thương phẩm do các vết cắn phá. Ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của nhà nông.
Trên đây thông tin về một số sâu bệnh hại trên cây quế mà AT đã tổng hợp được. Bà con cần lưu ý những đặc điểm cơ bản để nhận biết vườn rau húng quế có khỏe mạnh hay không. Điều này nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra bệnh trên cây rau húng quế.
Các bệnh trên cây quế do nấm gây ra
Ngoài sâu bọ còn có nấm mốc là đối tượng gây hại hàng đầu đến chất lượng rau húng quế. Về cơ bản, bệnh thường gặp trên cây húng quế có biểu hiện tương tự như các loại cây ăn lá khác. Cùng AT điểm qua một vài căn bệnh đáng chú ý nhé.
Bệnh héo rũ (héo Fusarium) cây húng quế
Đây là một trong những căn bệnh trên cây quế có mức phổ biến rộng rãi, xảy ra ở đa số cây trồng. Hầu như những người trồng húng lợn đều gặp qua tình trạng này, nhất là dòng húng tây.
1/ Nguyên nhân: Nấm Fusarium sp. cư trú trong đất trồng nhiễm bệnh/chưa qua xử lý hoặc ẩn trong giống cây húng quế.
2/ Triệu chứng:
Lá mỏng dần xuất hiện các đốm vàng nâu hoặc vết sọc. Lá chuyển vàng, héo dần khi bệnh nặng và rụng đi.
Tăng trưởng kém do quá trình quang hợp suy giảm.
Thân cây húng quế bị biến dạng, thường xoắn lại. Sau cùng, cây húng dổi sẽ chết khô vì thiếu dinh dưỡng.
3/ Tác hại: Nấm gây hại từ lá đến toàn bộ cây, khả năng lây lan cao nên nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến thất thu.
Bệnh đốm lá trên cây húng quế
1/ Nguyên nhân: Vi khuẩn Pseudomonas cichorii trú ngụ trên bề mặt lá, phát bệnh khi độ ẩm tăng cao trong thời gian dài.
2/ Triệu chứng:
Xuất hiện các đốm màu đen hoặc nâu trên lá, lan vết bệnh lan rộng đến cuống lá. Lá khô, héo dần và rụng xuống.
Bệnh đốm lá trên cây húng lợn cũng có các vết sọc gây biến dạng thân cây.
3/ Tác hại: Do lá rụng dần, cây húng quế không thể quang hợp dẫn đến tình trạng suy yếu trên toàn cây.
Bệnh trên cây húng quế do nấm Fusarium và bệnh đốm lá có những điểm khá giống nhau, bà con lưu ý màu sắc vết bệnh để phân biệt đúng bệnh.
Bệnh thối rễ trên cây quế
1/ Nguyên nhân: Tổ hợp 4 loại nấm gây tình trạng thối rễ ở cây húng quế là Rhizoctonia solani Kuhn, Sclerotinia sclerotiorum, Sclerotinia minor Jagger và Microdochium tabacinum. Chúng sinh trưởng ở nền đất ẩm ướt, độ ẩm không khí cao.
2/ Triệu chứng:
Rễ và tầng lá sát mặt đất là nơi bị nhiễm bệnh đầu tiên.
Các vết bệnh màu vàng nâu, phủ lớp nấm trắng bông xốp, có các hạch màu đen.
Khu vực nhiễm bệnh thối nhũn, không có mùi hôi.
3/ Tác hại:
Tấn công ở các giai đoạn tăng trưởng của cây húng quế, mức độ khởi phát nhanh gây khó khăn cho việc điều trị.
Độ nghiêm trọng cao do phần gốc hư hại, không thể hấp thu và đưa dinh dưỡng nuôi cây húng quế.
Bệnh sương mai trên cây quế
1/ Nguyên nhân: Nấm mốc Peronospora belbahrii lây nhiễm ở môi trường có độ ẩm cao hơn bình thường.
2/ Triệu chứng:
Nấm phát tán bào tử qua đường không khí ẩm, tạo thành mảng xám mịn dưới mặt lá.
Vết bệnh có màu vàng khiến lá chuyển màu, sau cùng héo dần.
3/ Tác hại:
Nấm gây bệnh trên một tầng lá làm ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm cây rau húng quế.
Không kịp thời xử lý sẽ khiến vườn húng quế thiệt hại nặng do mức độ lây bệnh nhanh.
Ngoài 4 bệnh trên, cây húng quế còn gặp phải bệnh mốc xám, cháy lá, vàng lá, gỉ sắt, v.v. Đây đều là các bệnh trên cây quế phổ biến ở các nước trồng loại cây này.
Phương pháp canh tác phòng trị bệnh trên cây quế hiệu quả, an toàn
Một số người trồng không quan tâm nhiều về kỹ thuật canh tác húng quế, dẫn đến thất thu toàn bộ vườn rau, ảnh hưởng xấu đến nguồn thu nhập kinh tế.
Một số kỹ thuật canh tác phòng ngừa các bệnh thường gặp trên cây húng quế:
✅ Đo lường độ pH của đất, tiến hành xử lý đất bằng thuốc sinh học.
✅ Chọn giống húng quế sạch, có khả năng kháng bệnh. Nếu không có, bà con nên xử lý hạt và cây giống với thuốc sinh học trước khi tiến hành gieo giống.
✅ Bón phân dinh dưỡng đều đặn, chọn phân bón có nitơ hoặc phốt pho.
✅ Không tưới nước lên tán lá, không tưới tràn vào đất trồng. Đất quá ẩm nên xới lên để rễ được thông thoáng.
✅ Thường xuyên thăm vườn, thực hiện kiểm tra rà soát tình trạng vườn húng quế đều đặn.
✅ Nhổ bỏ và tiêu hủy khi phát hiện bệnh trên cây quế. Sử dụng thuốc diệt nấm ngăn ngừa lây lan diện rộng.
Một số loại thuốc đặc trị các bệnh trên cây quế nhanh chóng, an toàn
Lựa chọn thuốc sinh học đặc trị cũng không kém phần quan trọng. Tình trạng hàng kém chất lượng vẫn còn tồn đọng, vì thế bà con lưu ý tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi chọn mua các sản phẩm diệt nấm, côn trùng.
Thuốc đặc trị nấm mốc, vi khuẩn ở cây quế Ketomium
Với thành phần nấm đối kháng Chaetomium cupreum: 1,5 x 10^6 CFU/ml, Ketomium chuyên xử lý các bào tử của nấm bệnh như Rhizoctonia spp, Fusarium spp, Pseudomonas solanacearum, v.v. Ức chế quá trình sinh trưởng, khiến vi sinh vật chết dần do không thể di chuyển để kiếm nguồn thức ăn.
Thuốc chuyển hóa chất xơ thành dinh dưỡng, đưa vào đất trồng giúp tăng độ phì nhiêu, tạo hệ vi sinh khỏe mạnh nuôi dưỡng cây trồng. Xử lý hầu hết các bệnh trên cây quế.
Thuốc tiêu diệt sâu bọ gây hại ở cây quế AT Mebe LA QUA
Đây là dòng thuốc sinh học chuyên trị tất cả các loại sâu bọ, côn trùng gây hại trên cây trồng, bao gồm cây rau húng quế. Ứng dụng tổ hợp nấm 3 màu (xanh, trắng, tím), gây ức chế từ trứng, ấu trùng và cả con trưởng thành, xử lý sạch sẽ đối tượng lây truyền bệnh dịch trên cây.
AT mebe La Qua không gây hại đến các loài thiên địch trong vườn, cây trồng và người sử dụng.
Thuốc phun rửa vườn, tẩy rong rêu trên cây quế AT Nano Cu
Cuối cùng là một chế phẩm sinh học được khuyên dùng trong công tác xử lý vườn, hạt giống cây trước gieo trồng. Áp dụng cho hầu hết các loại cây giúp tiết kiệm chi phí mua nhiều phân loại thuốc diệt nấm.
Nano Đồng trong thuốc tiến hành rửa vườn bằng cách diệt nấm, vi khuẩn trong đất và rong rêu trên thân cây. Tăng cường khả năng hấp thụ đạm, lân, kali giúp cây húng quế sinh trưởng tốt trong môi trường bất lợi. Ngăn ngừa nguy cơ tái phát, độ hiệu quả kéo dài và tác động sâu.
Cả 3 sản phẩm Ketomium, AT mebe La Qua và AT Nano Đồng đều do Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp nghiên cứu, sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng. Thông qua các kiểm định nghiêm ngặt về thành phần, độ an toàn, hiệu quả trước khi mang đến cho bà con nông dân
Bệnh trên cây quế có khó xử ý không?
Mỗi một loại bệnh trên cây húng quế sẽ có thời gian phát tán và mức ảnh hưởng khác nhau. Độ nghiêm trọng còn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết tại khu vực trồng. Một số bệnh có thể ngăn chặn nếu phát hiện khi bệnh mới khởi phát, ví dụ như bệnh héo Fusarium.
Tuy nhiên, khi cây húng quế bị bệnh thối rễ hay rầy mềm hút chích, khả năng chết cây là điều có thể. Rễ là bộ phận dinh dưỡng trung gian của cây và đất trồng, thời gian thối gốc diễn ra khá nhanh nên trong một số trường hợp, dù đã dùng thuốc nhưng không thể cứu vãn vườn húng quế.
Muốn biết bệnh trên cây quế có khó điều trị hay không, bà con cần biết chính xác tình trạng hư hại của cây cũng như nguyên nhân gây ra.
Trên đây là những thông tin về bệnh trên cây quế, gồm nguyên nhân, triệu chứng, tác hại mà AT muốn chia sẻ đến bà con. Mong rằng bà con sẽ chủ động hơn trong công tác phòng ngừa, giúp vườn rau húng quế khỏe mạnh và sinh trưởng tốt hơn.