Cách chiết cành đào là một trong nhiều phương pháp giúp nhân giống cây đào được nhiều bà con áp dụng. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này thì bà con cần nên chú ý đến việc đúng kỹ thuật để tránh gây tổn hại đến cây. Vì thế AT sẽ cung cấp những kiến thức, lưu ý cần biết để chiết cành đào qua bài viết đây.
Contents
Tìm hiểu về cách chiết cành đào
Đào là loài cây thân gỗ nhỏ, có chiều cao khoảng 6,5, đào cảnh thì khi trưởng thành sẽ có chiều cao từ 2-4m, ngoài ra còn có những giống bonsai cao khoảng 35cm. Đào là một trong những vật trang trí được nhiều người dân Việt Nam ưu chuộng trong những ngày Tết.
Hoa của chúng xếp lẻ hoặc thành những nhóm 2-3 bông, tùy vào từng giống sẽ có số lượng cánh khác nhau. Cánh hoa thường có màu hồng trắng, hồng đậm, đỏ, cũng có vài giống có màu trắng.
Đào có thể nhân và phối giống bằng phương pháp vô tính như ghép cành, giâm cành, chiết cành và phương pháp hữu tính như gieo hạt. Trong đó, việc sử dụng phương pháp chiết cành đào thường được nhiều bà con sử dụng.
Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật chiết cành đào
Ưu điểm: Các cây đào non được tạo ra từ phương pháp chiết cành sẽ thiết nghi tốt với môi trường sống, điều kiện sống, nhiệt độ thời tiết hơn. Phương pháp chiết cành đào này giúp giữ lại những đặc tính nổi trội của cây mẹ từ đó cho ra cành đào có chất lượng tốt hơn.
Khi sử dụng cách này đào cũng sẽ cho ra hoa sớm hơn những phương pháp nhân giống khác. Ví dụ nếu sử dụng phương pháp chiết cành đào thì chỉ sau 1-2 năm đào sẽ cho ra hoa còn đối với phương pháp gieo hạt thì sẽ mất đến 2-3 năm.
Nhược điểm: Qua nhiều thế hệ thì cây con dễ bị thoái hóa, cho nên việc chọn cây mẹ để thực hiện phương pháp chiết cành đào rất quan trọng. Cây được tạo ra từ cách này sẽ của chúng yếu hơn, khó đâm sâu xuống đất. Cho nên số lượng cây tạo được tạo ra từ phương pháp này khá hạn chế.
Thời điểm thích hợp để thực hiện cách chiết cành đào
Thời điểm thuận lợi để chiết cành đào là vào cuối năm từ tháng 10-11 âm lịch là hợp lý vì lúc này cây chưa ra hoa vẫn đang còn tập trung phát triển các bộ phận cành, lá cho nên khả năng sinh trưởng và sống của cây sẽ rất cao.
Chưa kể việc tạo những giống cành đào mới vào cuối năm sẽ thuận lợi cho việc cây ra hoa để kịp những mùa vụ buôn bán cho Tết năm sau.
Chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách chiết cành đào
Đầu tiên bà con nên chuẩn bị đủ những dụng cụ để chiết cành đào như: Dao, kéo nhỏ bén, dây nilon to bản, bao nilon, thuốc kích thích mọc rễ,…
Chọn cành chiết, phải là cành cũng những cây khỏe mạnh, phát triển tốt, xanh tươi, không bị bệnh để khi phát triển sẽ không ảnh hưởng đến khả năng và tuổi thọ của cây non. Bà con cũng nên chuẩn bị đất trồng phù hợp để cây dễ hấp thụ.
Hướng dẫn cách chiết cành đào đơn giản qua từng bước
Có 6 bước chính để thực hiện phương pháp chiết cành đào chính xác, đúng kỹ thuật. Cách chiết cành cây đào chi tiết, cụ thể như sau:
Bước 1: Bà con dùng dao đã chuẩn bị từ trước và khoanh 2 vòng tròn sao cho song song và cách nhau từ 4-8cm, tiếp đó rạch 1 đường thẳng ở giữa 2 đường khoanh này và bóc vỏ ở nơi cần chiết. Độ dài bóc vỏ phụ thuộc vào đường kính nhánh đào chiết cành.
Bước 2: Dùng dao cạo sạch hoàn toàn lớp vỏ lụa nhầy bám ở bề ngoài của gỗ. Khi phạm vào phần gỗ một xíu thì bà con cũng không cần phải lo vì nó không quá ảnh hưởng đến quá trình.
Bước 3: Sử dụng thuốc kích thích mọc rễ, sinh trưởng để bôi vào phần phía trên vị trí cây đào đã bị bóc vỏ để giúp rễ cây phát triển đều và nhanh hơn.
Bước 4: Sử dụng hỗn hợp đất đã chuẩn bị từ trước, rồi giàn mỏng đều xung quanh vị trí cắt. Dùng bao nilon quấn xung quanh cây để tạo nhiều lớp hình thành bầu đất. Dùng dây nilon buộc chặt vào 2 đầu bầu. Bà con cần nên lưu ý chỉ nên sử dụng lượng đất vừa đủ để tránh bị khô, vị trí chiết cành khó ra rễ.
Bước 5: Đặt cây ở vị trí mát mẻ, tưới nước, chăm sóc cây trồng thường xuyên và tránh để trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Bước 6: Sau từ 2-3 tháng khi quan sát thấy rễ từ màu trắng nõn sang màu hơi xanh hoặc màu vàng ngà thì lúc này rễ đã phát triển đầy đủ và khỏe mạnh. Bà con nên cắt lá già trên cành chiết và dùng cưa cắt cành, cho xuống đất để chăm sóc.
Một số lưu ý khi thực hiện cách chiết cành đào
Để đảm bảo thực hiện kỹ thuật chiết cành hoa đào thật hiệu quả thì bà con cần nêu lưu ý một số vấn đề sau:
- Đất ủ cần hoai mục, ủ và xử lý cẩn thận để tránh hạn chế nhiều bệnh cho cây.
- Đất chọn không được nhiễm mặn, đất thịt, không bị phèn, chua.
- Nếu chọn cành ngang để chiết cành thì nên để ý những cành ngang nhỏ và có nhiều nhánh vì điều này sẽ thuận lợi cho việc cắt tỉa và tạo dáng sau này cho cây.
- Nếu chọn những cành vượt mọc thẳng và có thích thước lớn thì chỉ nên sử dụng với mục đích giảm chiều cao và nhân giống cây.
- Sau khi chiết cành thì nên cắt bỏ 1 phần lá non, lá già, chỉ giữ lại lá non, chồi non để hạn chế đi sự mất nước.
- Sau khi trồng cần nên che bớt 50% độ sáng, để cây ở những nơi mát mẻ và chỉ đưa ra ngoài vào lúc trời sáng. Tưới nước đều đặn để cây phát triển.
Hy vọng bài viết trên đã mang đến nhiều thông tin có ích cho bà con nông dân trong việc thực hiện cách chiết cành đào. Nếu có bất kỳ thắc mắc, câu hỏi nào thì bà con có thể gọi đến số điện thoại 096 789 1046 – 0972 563 448 để được các chuyên gia tư vấn.