Contents
- 1 Quy trình ủ vỏ cà phê với trichoderma tưởng khó mà không khó, điều lưu ý nhất là phải giữ cho độ ẩm của đống ủ luôn trong tình trạng ẩm độ từ 60% – 70% và thực hiện theo đúng các quy trình thực hiện thì các bác sẽ có một loại phân cực kỳ tốt…
- 2 Quy trình ủ như sau:
- 3 A. Nguyên liệu ủ phân:
- 4 B. Các bước thực hiện ủ phân:
Quy trình ủ vỏ cà phê với trichoderma tưởng khó mà không khó, điều lưu ý nhất là phải giữ cho độ ẩm của đống ủ luôn trong tình trạng ẩm độ từ 60% – 70% và thực hiện theo đúng các quy trình thực hiện thì các bác sẽ có một loại phân cực kỳ tốt…
Quy trình ủ như sau:
A. Nguyên liệu ủ phân:
– Vỏ cà phê, Rơm rạ, phân chuồng, mùn, …
– Phân chuồng: càng nhiều càng tốt, nhưng không có thì bổ sung thêm 5kg Ure/tấn nguyên liệu, vôi bột 2 – 3 kg/tấn vôi bột
– Men vi sinh: 1kg Men sống AT Trichoderma /1- 2 tấn nguyên liệu
B. Các bước thực hiện ủ phân:
* Bước 1: Chuẩn bị nền ủ và Trichoderma
– Nền dùng để ủ phân phải đảm bảo không bị thấm nước khi gặp mưa. Tốt nhất là nền xi măng, nếu là nền đất thì nền phải cứng, khô, được phủ lên trên nền lớp bạt dày để tránh đống ủ bị thấm nước khi trời mưa.
– Làm ẩm toàn bộ vỏ cà phê bằng cách tưới nhiều nước trước khi ủ.
– Hòa hỗn hợp: 1 kg Men sống Trichoderma vào phuy 50 – 100 lít nước (tùy thuộc độ ẩm nguyên liệu). Khuấy đảo đều nước men trong phuy trước khi múc tưới lên chất ủ.
– Trộn đều hỗn hợp vỏ cà phê và phân chuồng (nếu có) đống ủ sau này.
* Bước 2: Tạo độ ẩm
– Trải chất ủ dày một lớp 20cm lên nền xi măng hoặc lên bạt, rắc đều Urê và vôi lên bề mặt lớp ủ, lấy dung dịch nước men trong phuy tưới đều lên bề mặt chất ủ. Sau đó, tiếp tục trải chồng tiếp lên trên lớp đầu tiên lớp chất ủ dày 20cm rồi tưới men. Làm tương tự như vậy cho đến khi hết khối chất ủ.
– Sau đó, tưới thêm nước sao cho ẩm độ trong đống ủ đạt khoảng 60% – 70% (nắm vắt chất ủ thấy nước rịn qua kẽ tay là vừa). Sau đó vun chất ủ lại thành đống, tủ bạt kín để giữ ẩm.
Lưu ý: Tùy thuộc vào khối lượng chất ủ mà canh chiều ngang và chiều dài của đống ủ, đảm bảo độ cao của đống ủ không quá 1.5m để thuận tiện cho việc tưới nước bổ sung, kiểm tra chất lượng.
* Bước 3: Kiểm tra đống ủ
– Khoảng 7 – 10 ngày sau, kiểm tra đống ủ, đống ủ nóng, nhiệt độ trong đống ủ đạt trên 60 độ C, có màu nâu đen là tốt, bổ sung thêm nước khi thấy chất ủ có màu nâu nhạt, độ ẩm dưới 60%, như trên dùng tay nắm một vắt cơ chất thấy nước rỉ ra ở kẻ tay là được. Tủ bạt kín đống ủ.
* Bước 4: Bổ sung độ ẩm cho đống ủ
– Sau 20 ngày, tiến hành đảo trộn, tưới thêm nước nếu đống ủ bị khô, lên đống và nén chặt, phủ bạt đậy kín đống ủ.
– Sau khoảng 2 tháng, đống ủ sẽ hoàn toàn hoai mục, có thể đem đi sử dụng