Ốc bươu vàng hại lúa thường xuyên có mặt trên đồng ruộng. Khi phát triển ở mật độ dày đặc thì ốc bươu làm thiệt hại về giống gieo, phải sạ lại nhiều lần. Vậy có những cách nào để trị ốc bươu vàng ăn lúa hay không? Mời bà con cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra biện pháp phù hợp nhé!
Contents
- 1 Tìm hiểu về loại ốc bươu vàng hại lúa
- 2 Đặc điểm hình dáng của ốc bươu vàng hại lúa
- 3 Vòng đời sinh trưởng của ốc bươu vàng hại lúa
- 4 Nhận biết ốc bươu vàng hại lúa xuất hiện qua dấu hiệu nào?
- 5 Tác hại do ốc bươu vàng hại lúa gây ra cho bà con?
- 6 Cách phòng trừ ốc bươu vàng hại lúa đơn giản, hiệu quả cao
Tìm hiểu về loại ốc bươu vàng hại lúa
Tên khoa học của ốc bươu vàng gây hại cây lúa là Pomacea canaliculata Lamarck. Ốc bươu lây lan và xâm lấn rất nhanh từ ruộng này sang ruộng khác nhờ vào mưa lớn làm ngập úng.
Thức ăn ưa thích của ốc bươu là mạ non, đặc biệt là mạ dưới 3 tuần tuổi. Khi ốc phát triển quá nhiều thì có thể làm đồng ruộng của bà con mất trắng.
Đặc điểm hình dáng của ốc bươu vàng hại lúa
Nhìn vào hình dáng và màu sắc của ốc bươu, thì có thể phân biệt với các loại ốc bản địa như: vỏ ốc bươu có màu nâu, ruột màu vàng hoặc vàng hơi hồng và vỏ của ốc bươu có màu sáng hơn các loại ốc khác. Ốc bươu đẻ trứng thành từng chùm, dính vào nhau và có màu hồng sáng.
Ốc bươu vàng gây hại cây lúa hoạt động mạnh vào sáng sớm, chập tối và ban đêm. Chúng có thể sống cả trên cạn, dưới nước và cả điều kiện môi trường khô hạn, ô nhiễm, thiếu oxy.
Vòng đời sinh trưởng của ốc bươu vàng hại lúa
Ốc cái từ 2 – 3 tháng tuổi sẽ bắt đầu quá trình sinh sản. Ốc cái đẻ trứng 1 – 2 ngày sau đó vào chiều tối và ban đêm trên bất cứ vật gì trên mặt nước, cách mặt đất từ 0,3 trở lên. Sau khi đẻ thì trứng ốc bươu có màu hồng đậm và khi nở thì có màu hồng nhạt, bám thành chùm trên cây hay vật cứng.
Mỗi ổ khoảng từ 200 – 300 trứng, (nếu sinh sản ở điều kiện thích hợp thì có thể lên đến 500 – 600 trứng) mỗi chu kỳ khoảng 10 – 12 ổ, sau 7 – 14 ngày, trứng sẽ nở thành ốc non.
Ốc non sẽ phát triển từ 15 – 25 ngày. Khi ốc non nở, rơi xuống nước, sau 2 ngày thì vỏ sẽ cứng, lớn rất nhanh và sau đó là giai đoạn ốc lớn từ 26 – 60 ngày. Vòng đời ốc trung bình là 60 ngày và ốc bươu vàng gây hại cây lúa có thể sống đến 4 – 6 năm.
Ốc bươu vàng thường cắn ngang cây mạ non từ ngay sau khi sạ cho đến khi cây lúa được 30 ngày tuổi, hoạt động rất mạnh vào sáng sớm và ban đêm.
Nhận biết ốc bươu vàng hại lúa xuất hiện qua dấu hiệu nào?
Bà con cần nhận biết một số dấu hiệu của đồng ruộng khi bị ốc bươu vàng tấn công đó là:
- Ốc bươu vàng gây hại cây lúa ở những vùng trũng thấp và bị ngập nước.
- Lúa sẽ không đứng vững bởi ốc tấn công lúa từ phía dưới mặt nước.
- Đặt biệt là lúa ở giai đoạn mạ non thì rất dễ bị ốc bươu cắn phá.
- Lúa đã phát triển thì ốc sẽ cắn đứt các nhanh sau đó cắn lá và thân trong trong nước.
Tác hại do ốc bươu vàng hại lúa gây ra cho bà con?
Mất trắng mùa vụ: Nếu không có biện pháp diệt trừ ốc bươu thì chúng sẽ tàn phá làm mất trắng ruộng lúa, ảnh hưởng đến thời gian, tiền bạc và công sức của bà con.
Ảnh hưởng đến chất lượng lúa: Khi bị ốc bươu cắn phá thì lúa sẽ kém phát triển, chất lượng không đạt chuẩn, dẫn đến năng suất sẽ bị giảm sút.
Gây ô nhiễm môi trường: Khi người dân đi thăm ruộng bắt được ốc thì sẽ đập vỡ và vứt lên đường đi. Vì là loại ăn tạp, nên khi xác ốc bị phân hủy sẽ có mùi hôi gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Cách phòng trừ ốc bươu vàng hại lúa đơn giản, hiệu quả cao
Để hạn chế được những thiệt hại do ốc bươu vàng gây ra thì bà con cần thực hiện những biện pháp phòng trừ tổng hợp để mang lại mùa vụ bội thu như:
- Làm đất kỹ trước khi bắt đầu mùa vụ, để đồng bằng phẳng, tránh để những vũng nước trên ruộng.
- Liên tục theo dõi và bắt ốc bươu vàng, các ổ trứng (bằng tay) vào sáng sớm từ 2 – 3 tuần gieo sạ.
- Sử dụng lá khoai, rau muống để dẫn dụ ốc tập trung để dễ bắt hơn.
- Sử dụng những giống lúa tốt, có tỷ lệ nảy mầm cao.
- Cho nước vào ruộng (trước khi sạ) để dụ ốc trồi lên, sau đó tiến hành cày để diệt ốc bươu vàng.
- Không nên đưa nước vào ruộng sớm sau khi thu hoạch, chỉ giữ mực nước ở độ đủ ấm, để hạn chế ốc bươu di chuyển và gây hại nặng hơn.
Hy vọng những biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng hại lúa mà AT chia sẻ đến bà con có thể áp dụng cho đồng ruộng nhà mình. Chúc bà con có một mùa vụ bội thu, đạt năng suất cao, lúa thu hoạch chất lượng nhé.