-
Bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu.
-
Triệu chứng gây hại:
Bệnh chết nhanh trên cây tiêu do các rễ của cây bị thối nhũn, cành lá và các khớp của cây rụng dần do nấm bệnh (bệnh thối rễ và cổ rễ)
Do có nhiều chủng nấm, vi khuẩn cùng đồng loạt tấn công như Phytopthora spp, Fusarium spp, Pythium spp, ….gây hại ở nhiều vị trí của bộ rễ,nấm có thể xâm nhập qua các phần thối của rễ tơ,các vết thương như vết nốt sần của tuyến trùng hay rệp sáp hoặc các vết thương cơ học khác. Điển hình là ở các vùng rễ tiếp giápvới mặt đất(vùng cổ rễ) để gây hại .
Cây bị Bệnh chết nhanh trên cây tiêu có thể lây lan từ cây này qua cây khác nhanh chóng
-
Phòng trừ Bệnh chết nhanh trên cây tiêu
- Chữa trị và phòng trừ:
Mục tiêu của chữa Bệnh chết nhanh trên cây tiêu đó là :
- Bảo vệ rễ mới không bị thối lại
- Kích thích hệ rễ phát triển
- Phục hồi cây
Các bước xử lý:
- Kiểm tra mức độ bệnh: bằng cách đào rễ lên kiểm tra xem mức độ thối đến rễ cấp mấy, khoanh vùng vùng bị bệnh
- Đo pH và điều chỉnh pH về ngưỡng hợp lý 5,5 – 6,5 là phù hợp ( Sử dụng vôi bột và một số chất điều chỉnh pH. Giai đoạn đeo quả cần điều chỉnh từ từ tránh sốc làm cây rụng trái)
- Xử lý chữa Bệnh chết nhanh trên cây tiêu: Hòa 500ml (1chai) thuốc trị nấm Ketomium 1,5×10^6 với AT Padave 500ml (trị tuyến trùng nếu cần) , AT amino Humic 500ml hòa cho 200 lít nước phun đều và đẫm quanh gốc (nếu có thể phun cả trên cây để trị nấm trên cây). Xử lý 2 -3 lần liên tiếp cách 10 – 15 ngày/lần. Sau 1 tháng kiểm tra rễ nếu rễ mới ra dài và không có hiện tượng thối lại, lộc mới ra xanh khỏe thì chuyển sang giai đoạn phòng
- Phòng Bệnh chết nhanh trên cây tiêu định kỳ: Hòa 500ml (1chai) thuốc trị nấm Ketomium 1,5×10^6 với AT Padave 500ml (trị tuyến trùng) , AT amino Humic 500ml hòa cho 400 lít nước phun đều và đẫm quanh gốc (nếu có thể phun cả trên cây để phòng nấm trên cây). Xử lý định kỳ 45 – 60 ngày/lần đặc biệt vào mùa mưa và khi có độ ẩm cao.
- Ngoài ra có thể sử dụng thêm các sản phẩm: Trừ sâu rệp sáp AT Mebe, chống rụng trái AT BoCa, Tăng chất lượng hạt Siêu Kali, AT Siêu ra hoa, AT Siêu ra rễ….
-
Bệnh chết chậm trên cây tiêu:
-
Triệu chứng gây hại:
Bộ rễ tiêu bị bệnh chết chậm phát triển kém, khi đào lên quan sát thì thấy các nốt sần nằm rải rác hoặc nằm thành từng chuỗi.
Tác nhân gây nên bệnh chết chậm là tuyến trùng Meloidogyne incognita và nấm Fusarium solani.
Ngoài tuyến trùng, rệp sáp cũng là một nguyên nhân làm cho rễ cây, thân cây tổn thương tạo điều kiện cho nấm Fusarium tấn công và sinh sôi nảy nở.
-
Phòng trừ dịch bệnh:
Mục tiêu của chữa Bệnh chết chậm trên cây tiêu đó là :
- Bảo vệ rễ mới không bị tuyến trùng + rệp sáp
- Khống chế nấm bệnh trong đất bằng nấm đối kháng
- Kích thích hệ rễ phát triển
- Phục hồi cây
Các bước xử lý:
- Kiểm tra mức độ Bệnh chết chậm trên cây tiêu: bằng cách đào rễ lên kiểm tra xem mức độ nhiễm tuyến trùng (các nốt sần trên rễ), rệp sáp, và mức độ thối rễ
- Đo pH và điều chỉnh pH về ngưỡng hợp lý 5,5 – 6,5 là phù hợp ( Sử dụng vôi bột và một số chất điều chỉnh pH. Giai đoạn đeo quả cần điều chỉnh từ từ tránh sốc làm cây rụng trái)
- Xử lý chữa Bệnh chết chậm trên cây tiêu: Hòa 500ml (1chai) thuốc trị nấm Ketomium 1,5×10^6 với AT Padave 500ml (trị tuyến trùng ) + AT Mebe 500g (trị rệp sáp) , AT amino Humic 500ml hòa cho 200 lít nước phun đều và đẫm quanh gốc (nếu có thể dùng vòi thép xục xuống quanh gốc). Xử lý 2 -3 lần liên tiếp cách 10 – 15 ngày/lần. Sau 1 tháng kiểm tra rễ nếu rễ mới ra dài và không có hiện tượng thối lại, lộc mới ra xanh khỏe thì chuyển sang giai đoạn phòng
- Phòng Bệnh chết chậm trên cây tiêu định kỳ: Hòa 500ml (1chai) thuốc trị nấm Ketomium 1,5×10^6 với AT Padave 500ml (trị tuyến trùng) AT Mebe 500g (trị rệp sáp), AT amino Humic 500ml hòa cho 400 lít nước phun đều và đẫm quanh gốc (nếu có thể phun cả trên cây để phòng nấm trên cây). Xử lý định kỳ 45 – 60 ngày/lần đặc biệt vào mùa mưa và khi có độ ẩm cao.
-
Ngoài ra có thể sử dụng thêm các sản phẩm: Trừ sâu rệp sáp đỏ AT Mebe, chống rụng trái AT BoCa, Tăng độ ngọt Siêu Kali, AT Siêu ra hoa, AT Siêu ra rễ….