Công dụng của củ kiệu đối với sức khỏe & lưu ý khi sử dụng

Những công dụng của củ kiệu mang đến cho sức khỏe con người

Công dụng của củ kiệu là hỗ trợ cải thiện sức khỏe con người một cách đáng kinh ngạc. Dù không phổ biến như một số loại rau củ khác, củ kiệu lại chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá và có các ứng dụng sức khỏe rất đa dạng.

Vậy củ kiệu có công dụng gì? Bà con hãy cùng Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp khám phá những tác dụng của củ kiệu mang lại qua chia sẻ ở bài viết sau nhé!

Giới thiệu về công dụng của củ kiệu

Những công dụng của củ kiệu mang đến cho sức khỏe con người
Ở Việt Nam đây là một món ăn không thể thiếu vào mỗi dịp Tết đến xuân về
  • Công dụng của củ kiệu là bổ sung các chất dinh dưỡng hỗ trị trị một số bệnh lý trên người, là gia vị hay món ăn kèm trong bữa ăn.
  • Củ kiệu còn có tên khoa học là Allium Chinense thuộc học hành. Đây là loại cây thân thảo, phần củ hình tròn hay tròn dài giống như củ hành và có màu trắng. Bên ngoài có nhiều lớp vỏ bao bọc. Ngoài ra, củ kiệu còn có một số tên gọi khác như tiểu căn toán, tiểu toán , hỏa thông,…
  • Cây kiệu là một loại gia vị xuất hiện khắp nơi trên thế giới, có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó nhanh chóng di thực đến các khu vực Bắc Mỹ và Châu Á.
  • Nhưng đến hiện nay củ kiệu đã được nhà vườn trên khắp thế giới trồng, một số nơi củ kiệu là nguồn thu nhập chính của bà con, kiệu được dùng như một loại gia vị trong Y học.
  • Bên cạnh đó, ở Việt Nam củ kiệu được chế biến thành nhiều loại thức ăn, đặc biệt là món không thể thiếu vào dịp Tết Nguyên Đán.

Hướng dẫn phân biệt củ kiệu với củ hành

Những công dụng của củ kiệu mang đến cho sức khỏe con người
Hướng dẫn bà con câc phân biệt giữ củ hành và củ kiệu

Thông thường củ hành và củ kiệu sẽ có hình dáng khá giống nhau, nên có nhiều người nhầm lẫn hai loại củ này. Sau đây AT sẽ hướng dẫn còn con cách phân biệt củ hành và củ kiểu một cách đơn giản nhất:

Về hình dáng: Củ kiệu có dạng hình thon dài lá sẽ có màu tím nhạt, còn củ hành có dạng to nhỏ không đồng đều nhau.

Về kích thước: Thường củ hành sẽ có kích thước to hơn củ kiệu.

Về màu sắc: củ kiệu sẽ có màu trắng đục, còn củ hành sẽ có dạng màu trắng tinh.

Về hương vị: Củ kiệu sẽ có mùi khá nồng, gắt. Củ hành sẽ có mùi hăng ăn vào sẽ có vị cay.

Một số công dụng của củ kiểu đối với sức khỏe

Công dụng của củ kiệu không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, mà còn là một loại rau củ phong phú với các dưỡng chất quan trọng. Việc sử dụng củ kiệu trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể của cơ thể.

Tăng cường sức đề kháng

Những công dụng của củ kiệu mang đến cho sức khỏe con người
Đây là loại có có tính nóng cao nên thường được dùng để giải cảm

Các cây thuộc họ hành nói chung và củ kiệu nói riêng, chúng đều có tính nóng nên có khả năng giải cảm cao. Đồng thời trong củ kiệu chứa nhiều vitamin nên thường được chọn dùng làm món ăn để hỗ trợ tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh cảm cúm hiệu quả.

Giảm lượng cholesterol

Sau khi được muối chua, công dụng của củ kiệu là làm giảm đáng kể lượng cholesterol có trong máu, vì trong quá trình muối củ kiệu đã kích thích sự sinh sôi axit lactic, hợp chất này có tác dụng làm giảm các mảng bám trên thành mạch máu, nên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, đột quỵ.

Củ kiệu bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể

Công dụng của củ kiệu là làm tăng khả năng hấp thụ các khoáng chất, giúp cho cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn. Vì trong củ kiệu chứa khá nhiều chất như vitamin A, vitamin K, vitamin A, vitamin K.

Tăng khả năng chống oxy hóa

Những công dụng của củ kiệu mang đến cho sức khỏe con người
Loại hợp chất này có thể loại bỏ tận gốc các tế bào gây hại cho cơ thể

Trong củ kiệu có hợp chất quercetin, thì lúc này công dụng củ kiệu là có khả năng kháng viêm, tăng khả năng chống oxy hóa có tác dụng làm chậm quá trình phát triển các tế bào gây hại.

Đặc biệt, hợp chất này có thể loại bỏ tận gốc các tế bào gốc gây ra bệnh mãn tính, hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Công dụng củ kiểu đối với hệ tiêu hóa

Nhờ vào quá trình lên men thì công dụng của củ kiệu là mang đến nhiều lợi khuẩn tốt cho cho đường ruột. Được kết hợp với hợp chất kháng viêm có trong củ kiệu hỗ trợ làm tăng khả năng kháng viêm, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra, công dụng củ kiệu còn có thể điều trị táo bón, đẩy lùi các triệu chứng xấu liên quan đến đường ruột như khó tiêu, ợ chua, đầy bụng,…

Giảm khả năng mắc bệnh ung thư

Công dụng của củ kiệu còn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, nhờ vào chất oxy hóa và hoạt chất laxogenin có tác dụng chống lại và gây ức chế tế bào ung thư hiệu quả.

Mách bạn cách chọn củ kiệu ngon, giòn ngọt

Để có thể làm ra món củ kiệu muối chua ngon, giòn tan và đan xen những hương vị đặc trưng của củ kiệu, thì việc chọn củ kiểu ngon là việc khá quan trọng. Bên dưới đây AT sẽ hướng dẫn bà con cách chọn củ kiệu ngon đạt chuẩn:

Phân biệt loại củ kiệu

Hiện nay có 2 loại củ kiệu chính là kiệu huế và kiệu trâu, hai loại này có hình dáng khác biệt nhau, kiệu huế sẽ có phần đuôi mảnh thân nở và phần eo thắt rõ rệt. Còn kiệu trâu thì sẽ có đuôi dài hơn, phần đuôi to và không thắt eo.

Theo kinh nghiệm của nhân gian thì bà con nên chọn mua kiệu huế vì loại này sẽ có độ thơm và giòn hơn kiệu trâu.

Chọn kích thước củ kiệu

Bà con nên chọn những củ có kích thước vừa phải không quá to cũng không nên quá nhỏ. Củ to sẽ có vị hăng và nồng hơn, còn củ nhỏ khi muối sẽ thấm đều gia vị.

Nên chọn củ còn nguyên vẹn

Bà con nên chọn những củ đều, thịt chắt, có màu trắng tươi, không bị dập nát, khô bị trầy xước bên ngoài.

Hướng dẫn cách làm củ kiệu chua ngọt thơm ngon

Sau đây AT sẽ hướng dẫn bà con bí quyết muối củ kiệu thơm ngon và trọn vị.

Chuẩn bị nguyên liệu làm củ kiệu chua ngot

Chuẩn bị củ kiệu, số lượng dựa vào nhu cầu của gia đình

Phèn chua, đường, muối, ớt và tro bếp.

Hướng dẫn cách muối củ kiệu chua ngọt

Bước 1: Ngâm củ kiệu nước tro 12h, sau đó tiến hành sơ chế sạch sẽ và để ráo.

Bước 2: Ngâm củ kiệu vào thao nước phèn chua, để củ kiệu có thể giữ được màu trắng đặc trưng.

Bước 3: Rửa sạch củ kiệu và đem phơi nắng, với cách này sẽ giúp cho củ kiệu ráo nước, trắng và giòn hơn.

Bước 4: Trộn củ kiệu với lượng đường phù hợp, và thêm một ít giấm để kích thích vị giác.

Bước 5: Cho củ kiệu vào hũ thủy tinh, cho thêm vài trái ớt ngâm cùng để tăng thêm vị giác.

Cách bảo quản củ kiệu dùng lâu dài

Những công dụng của củ kiệu mang đến cho sức khỏe con người
Hướng dẫn bà con cách bảo quản củ kiệu giòn và ngon như mong đợi
  • Sau khi đã tiến hành muối chua củ kiệu, bà con nên lưu ý một số vấn đề sau đây, để củ kiệu có thể bảo quản được lâu và thơm ngon như mong muốn:
  • Trong quá trình phơi củ kiệu đảm bảo củ kiệu đạt ở mức hơi héo bên trong vẫn giữ được độ ẩm. Không nên phơi củ kiệu quá dài hoặc sấy ở nhiệt độ quá cao sẽ khiến cho củ kiệu bị mất nước và mất đi vị ngọt vốn có.
  • Trong lúc sơ chế củ kiệu không nên cắt phạm vào bên trong sẽ làm cho kiệu gặp phải tình trạng úng nước, mất đi vị thơm ngon sẵn có.
  • Sau khi đã ngâm củ kiệu, bà con có thể đem phơi nắng  trong nửa ngày, điều này sẽ giúp cho kiệu đạt chuẩn vị và hoàn hảo hơn.

Hy vọng với bài viết trên AT đã chia sẻ với bà con biết được những công dụng của củ kiệu mang lại đối với sức khỏe của chúng ta. Để tìm hiểu thêm về những công dụng của nhiều loại quả khác, bà con có thể truy cập vào website: phanthuocvisinh.com, luôn có những bài viết hay được cập nhật cho bà con nhé xem nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon