Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị Bệnh Phấn Trắng Trên Cây Chôm Chôm

ky thuat trong chom chom

1) Tác nhân gây hại bệnh Phấn Trắng:

Do nấm Oidium sp.-Họ :Erysiphaceae-Bộ:Moniliales-Ascomycetes Nấm gây hại trên nhiều loại cây trồng như xoài, cao su, chôm chôm, nhãn, đu đủ và trên một số cây trồng khác như đậu, các loại ngũ cốc, một số loại cải trong họ thập tự, một số cây trong họ cà và cả hoa hồng.

2)Triệu chứng bệnh Phấn Trắng:

Nấm chủ yếu gây hại trên hoa, trái non và lá non trên các vườn chôm chôm. +Trên lá non:Trên bề mặt lá bị bao phủ một lớp nấm màu trắng xám, nấm phát triển trên cả hai mặt lá, làm cho lá bị xoăn, còi cọc và cuối cùng là chết khô. +Trên hoa: tương tự như trên lá, cả hoa phát hoa bị bao phủ bởi một lớp nấm màu trắng xám, làm cho hoa bị khô, đen và rụng đi. +Trên trái non: Trái non cũng bị một lớp phấn màu trắng xám bao phủ, trái bị khô đen và rụng đi. Nấm cũng tấn công ở giai đoạn trái hơi lớn, làm cho trái khô có thể rụng đi hoặc treo trên cây. Nếu nấm tấn công vào giai đoạn trái lớn sẽ làm cho râu trái bị khô, đổi màu đen, gây hiện tượng râu kẽm trên trái chôm chôm, trái bị nhiễm sẽ kém phát triển, cơm mỏng.

benh phan trang chom chom

3)Điều kiện phát sinh phát triển bệnh Phấn Trắng:

Nấm phát triển mạnh trong điều kiện có ẩm độ cao, nhiệt độ thấp. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là: 20 – 25oC

.Nấm phát tán chủ yếu nhờ gió và nẩy mầm trong điều kiện có giọt sương. Trong điều kiện thuận lợi nấm có khả năng gây hại đến 90%.

4)Phòng trừ bệnh Phấn Trắng

ky thuat trong chom chom 1

+ Bệnh phấn trắng có liên quan rất chặt chẽ với độ ẩm không khí. Thường thì cây ra bông kết trái vào các tháng 1 và 2 dương lịch. Lúc này trời thường có sương mù (có khi 7-8 giờ sáng trời vẫn còn sương), nhiều mây, ít nắng, độ ẩm không khí cao, rất thuận lợi cho bệnh phát sinh, phát triển và gây hại. Những vườn chôm chôm trồng quá dày, cây giao tán nhiều, tán lá rậm rạp, vườn cây không thông thoáng, làm cho độ ẩm không khí tăng cao, thường bị bệnh gây hại rất nặng. Đây có thể coi là biện pháp quan trọng hàng đầu trong việc phòng ngừa bệnh. – Từ khi đọt lá non ra rộ đến khi trái lớn phải thường xuyên kiểm tra vườn cây để phát hiện sớm và phun thuốc diệt trừ bệnh ngay. +Sau khi thu hoạch trái thì tiến hành cắt tỉa những cành già cỏi, cành mang mầm bệnh, phát hoa, trái khô đen bị nhiễm bệnh còn sót lại của vụ trước, tỉa cành giúp vườn cây thông thoáng. +Xới nhẹ gốc, tiến hành bón phân hữu cơ hoai mục càng nhiều càng tốt, tưới hoặc rải nấm đối kháng Trichoderma giúp nhanh hoai mục xác bã thực vật, diệt nấm gây hại trong đất, bón đầy đủ phân N-P-K +Phun thuốc: -Nên tránh phun vào giai đoạn ra hoa rộ,phun ngừa sớm khi những phát hoa bắt đầu nở. Sử dụng: Phòng bệnh phấn trắng trên cây Chôm Chôm: Ketomium 500ml (hoặc AT Vaccino 500ml) + AT Nano đồng 500ml hòa trong 200 lít nước phun đều trên tán lá và đẫm quanh gốc định kỳ 25 -30 ngày/lần vào giai đoạn bệnh hay bị. Có thể kết hợp với một số sản phẩm AT Mebe để phòng trừ sâu hại, AT Nano Elicitor để tăng khả năng chống chịu của cây trồng Trừ bệnh phấn trắng trên cây Chôm Chôm: Ketomium 500ml + AT Nano đồng 500ml hòa trong 200 lít nước phun đều trên tán lá và tập trung vào vị trí bệnh phun 2 – 3 lần liên tiếp cách nhau 5 – 7 ngày/lần HIỆU QUẢ NHANH – TÁC DỤNG LÂU DÀI – CANH TÁC BỀN VỮNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon