Menu

Sâu Cuốn Lá Lúa - Nhận Biết Và Cách Phòng Trừ Dứt Điểm

Sâu cuốn lá lúa là một trong những loại sâu hại phổ biến và nguy hiểm nhất mà bà con luôn đau đầu để xử lý dứt điểm trong mỗi mùa vụ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, sâu cuốn lá lúa có thể gây thất thu nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng mùa vụ. 

Thông qua bài viết dưới đây, AT sẽ giúp bà con nhận biết sâu cuốn lá lúa, hiểu rõ nguyên nhân phát sinh, và nắm vững các cách phòng trừ sâu cuốn lá lúa hiệu quả, bền vững và thân thiện với môi trường.

 

Contents

Kiến Thức Tổng Quan Về Sâu Cuốn Lá Lúa 

Sâu cuốn lá lúa là gì?

Sâu cuốn lá lúa là một loại sâu hại trên cây lúa, có tên khoa học là Cnaphalocrocis medinalin. Thuộc họ Ngài Sáng (Pyralidae), bộ Cánh Vảy (Lepidoptera).

Sâu cuốn lá lúa gây hại lên cây bằng cách nhả tơ, kết hai mép lá lại theo chiều dọc thành ống để sinh sống và gây hại bên trong. Chúng ăn phần thịt lá, chỉ chừa lại lớp biểu bì khiến lá lúa bị giảm diện tích quang hợp, mất diệp lục dẫn đến sinh trưởng kém, nếu gây hại khi lúa đòng trổ sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất.

 

Đặc điểm sinh học của sâu cuốn lá lúa

Vòng đời của sâu cuốn lá lúa

Vòng đời của sâu cuốn lá lúa kéo dài khoảng 30-45 ngày, tùy thuộc vào giống lúa, phân bón và thời tiết. Tuy nhiên, vòng đời của sâu cuốn lá lúa được chia làm 4 giai đoạn:

  • Trứng: 6-7 ngày. Ban đêm, sâu cuốn lá lúa sẽ tìm đến những ruộng lúa xanh tốt để đẻ trứng rải rác trên mặt lá lúa. Thường, chúng sẽ đẻ từng quả một, có khi là 2-3 quả cùng một chỗ.
  • Sâu non: 15-21 ngày
  • Nhộng: 6-8 ngày, nhộng thường vũ hóa về đêm, ban ngày hay ẩn nấp, nếu khua động thì chúng chỉ bay lên bằng chiều cao ngọn lúa
  • Bướm vũ hóa và đẻ trứng trở lại: 2-4 ngày, bướm sâu cuốn lá lúa có tính hướng quang rất mạnh. 

Tập tính sinh trưởng và gây hại

Bướm thường vũ hóa về ban đêm, từ 9 giờ tối đến sáng hôm sau. Ban ngày bướm ẩn mình trong khóm lúa hoặc cỏ dại; khi bị tác động, bay một đoạn ngắn trên lá lúa. Tất cả những hoạt động như giao phối, đẻ trứng thường diễn ra vào ban đêm.

Bướm cái đẻ trứng ở các ruộng lúa hoặc mạ có màu xanh đậm, rậm rạp và thích tập trung nhiều ở những ruộng gần bờ mương, gần nhà ở hoặc đường đi có bóng mát vì chúng có tập tính hướng sáng.

Sâu non khi mới nở thường hoạt động rất nhanh, bò đến các lá già nhả tơ ở khoảng giữa 2 bìa lá, sợi tơ gặp không khí khô và rút 2 bìa lá lại, mặt trên lá cuốn vào bên trong thành một cái bao theo chiều dọc lá. Sâu cuốn lá lúa sẽ ẩn nấp ở trong đó và ăn phần xanh của lá để sinh sống.

Sâu khi lớn hơn có thể gây hại 1 – 2 lá lúa trong một ngày và có khả năng nhả tơ gập lá theo chiều ngang, đôi khi chập 2 – 5 lá cuốn thành 1 bao. Một con sâu từ khi nở đến khi hóa nhộng có thể gây hại từ 3 – 5 lá.

Hình ảnh sâu cuốn lá lúa

Nhận Biết Sâu Cuốn Lá Lúa

Đặc điểm hình thái của sâu cuốn lá lúa

Trứng

  • Hình dạng: Trứng sâu cuốn lá lúa có dạng hình bầu dục, hơi dẹt.
  • Màu sắc: Ban đầu màu trắng ngà, sau vài ngày chuyển sang màu vàng nhạt.
  • Vị trí đẻ: Trứng được đẻ thành từng ổ hoặc rải rác ở mặt trên của lá non.
  • Kích thước: Rất nhỏ, khó quan sát bằng mắt thường.
  • Thời gian nở: Sau 3–5 ngày, trứng sẽ nở thành sâu non nếu điều kiện thời tiết thuận lợi.

Sâu non

  • Màu sắc: Khi nở có màu trắng sữa, lông phủ khắp mình, lúc lớn hơn sẽ có màu xanh nhạt hoặc vàng xanh, cơ thể mềm và trơn láng.
  • Kích thước: Lúc mới nở dài khoảng 1–2 mm, trưởng thành có thể dài đến 15–18 mm.
  • Đặc điểm hành vi: Sâu non thường nhả tơ để cuốn lá thành ống kín, sau đó ăn phần thịt lá bên trong.
  • Dấu hiệu gây hại: Khi quan sát thấy lá lúa bị cuốn tròn như ống hút, bên trong có phân đen lấm tấm là nơi sâu đang ẩn náu.

Nhộng 

  • Hình dạng: Nhộng có hình con nhộng điển hình, thon dài, hai đầu nhọn, dài khoảng 7 – 10mm.
  • Màu sắc: Ban đầu có màu trắng ngà, sau chuyển dần sang nâu đỏ.
  • Vị trí: Nhộng nằm sâu bên trong lá đã cuốn, khó phát hiện nếu không tách lá ra.
  • Thời gian hóa bướm: Khoảng 4–7 ngày, tùy điều kiện nhiệt độ và ẩm độ.

Bướm

  • Hình dạng: Cánh dài, chiều dài thân 8 – 12mm, sải cánh rộng 19 – 23mm, khi xòe tạo hình tam giác. Khi đậu, tạo dáng hình chữ T.
  • Màu sắc: Màu vàng nâu, có các sọc ngang ở hai cánh trước, bìa cánh có 1 đường viền màu nâu đậm, giữa cánh có 3 sọc màu nâu, 2 sọc bìa dài và sọc giữa ngắn.
  • Tập tính: Bay chủ yếu vào ban đêm, thích ánh sáng đèn. Ban ngày trú ẩn dưới lá hoặc bụi cỏ.
  • Vòng đời: Sống được 2–5 ngày, giao phối và đẻ trứng ngay sau khi nở.

Triệu chứng sâu cuốn lá lúa gây hại cây

Biểu hiện trên lá

Lá bị cuốn lại thành ống do sâu non nhả tơ kết mép lá lại. Phần thịt lá bị ăn rỗng, chỉ còn lại lớp biểu bì trắng bạc. Lá cuốn thường bị khô, quăn queo và héo rũ. Diện tích lá bị giảm mạnh, cây lúa kém phát triển do không quang hợp được.

Biểu hiện trên thân, bông

Khi mật độ sâu cao, chúng không chỉ ăn lá mà còn làm hư hỏng phần cổ bông, làm bông lúa nhỏ, hạt lép. Trường hợp nặng có thể làm gãy lúa, bông lúa không trổ đều.

Cây bị yếu, thân mềm, gầy và thấp lùn hơn bình thường.

Khi sâu tấn công giai đoạn làm đòng, có thể gây lép lửng, bông không đều, hạt nhỏ, năng suất thấp.

Biểu hiện trên đồng ruộng

Nhìn từ xa, bà con sẽ thấy ruộng loang lổ vết trắng bạc, mất màu xanh đồng đều. Cây sinh trưởng kém, lá bị rách, co lại hơn rất nhiều so với những lá khỏe mạnh, không phát triển bình thường. Nếu giai đoạn bị hại rơi vào đẻ nhánh và làm đòng, thiệt hại đến năng suất sẽ rất lớn.

Giai đoạn cây dễ bị sâu cuốn lá lúa tấn công nhất

Giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng là thời điểm lúa xanh tốt, nhiều lá non – là điều kiện lý tưởng để sâu cuốn lá lúa phát triển mạnh.

Thời tiết nắng xen mưa, ẩm độ cao, nhiệt độ từ 25–30 độ C là điều kiện thuận lợi để sâu phát sinh và gây hại nhanh chóng.

Những ruộng gieo sạ sớm hoặc muộn so với lịch thời vụ cũng dễ bị sâu tấn công vì thiếu đồng loạt, tạo điều kiện cho sâu di chuyển liên tục.

Phân biệt sâu cuốn lá lúa với các loại sâu khác

  • Sâu đục thân: Gây hại từ bên trong thân cây, làm lúa chết từng khóm, trong khi sâu cuốn lá lúa chỉ phá hoại phần lá.
  • Rầy nâu: Hút nhựa ở bẹ và gốc lúa, di chuyển nhanh, trong khi sâu cuốn lá lúa ăn thịt lá và sống cố định trong ống lá.
  • Sâu xanh: Ăn trụi lá lúa, để lại cọng lá trơ trọi, không cuốn lá lại như sâu cuốn lá lúa

 

Hình ảnh sâu cuốn lá lúa

Nguyên Nhân Sâu Cuốn Lá Lúa Phát Sinh Mạnh

Thời tiết, khí hậu thuận lợi cho sâu cuốn lá lúa

Sâu cuốn lá lúa phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao và có mưa nhiều. Mùa mưa hoặc những đợt mưa trái mùa kéo dài sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho sâu sinh trưởng, phát triển nhanh chóng và gây hại trên diện rộng.

Nhiệt độ thích hợp để sâu cuốn lá lúa phát triển dao động từ 25–30 độ C. Khi thời tiết có nắng xen mưa, độ ẩm không khí trên 80%, sâu dễ dàng sinh sôi nảy nở, vòng đời ngắn lại và khả năng gây hại tăng cao. Đặc biệt, những ruộng lúa xanh tốt, ít gió, ít ánh sáng mặt trời trực tiếp là môi trường trú ẩn lý tưởng cho sâu.

Tập quán canh tác sai lầm

Một số thói quen canh tác chưa hợp lý của bà con cũng góp phần làm sâu cuốn lá lúa phát sinh mạnh hơn.

Mật độ gieo sạ quá dày

Gieo sạ quá dày khiến ruộng lúa rậm rạp, ít thông thoáng, ánh sáng khó xuyên xuống gốc lúa. Điều này tạo môi trường ẩm thấp – rất thích hợp để sâu cuốn lá lúa ẩn náu, sinh sản và phá hại mà bà con khó phát hiện sớm.

Lạm dụng phân đạm, thiếu cân đối dinh dưỡng

Bón quá nhiều phân đạm làm lúa phát triển quá nhanh, xanh tốt nhưng thân mềm không đủ chắc khỏe. Tuy nhiên, chính điều này lại là điểm hấp dẫn đối với sâu cuốn lá lúa – vì chúng thích tấn công vào các lá non non mềm. Khi thiếu phân kali, lúa yếu sức đề kháng, dễ bị sâu tấn công nặng hơn.

Không luân canh, tồn dư trứng sâu qua vụ

Nhiều bà con chỉ canh tác độc canh cây lúa, không thay đổi loại cây trồng sau mỗi vụ. Điều này tạo điều kiện cho sâu và trứng sâu tồn tại trong tàn dư cây lúa cũ, tiếp tục nở và gây hại ở vụ sau. Nếu không cày ải phơi đất, xử lý gốc rạ sau thu hoạch kỹ, sâu dễ phát triển thành dịch bệnh trong vụ kế tiếp.

Không vệ sinh đồng ruộng sau mùa vụ

Sau khi thu hoạch, nhiều đồng ruộng để lại tàn dư rơm rạ, cỏ dại mọc um tùm. Đây là nơi trú ẩn lý tưởng của sâu cuốn lá lúa, giúp chúng tồn tại và phát sinh nhanh chóng trong vụ sau. 

Việc không vệ sinh ruộng kỹ càng là một trong những nguyên nhân sâu cuốn lá lúa phát triển ngày càng phức tạp.

Do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật 

Việc sử dụng thuốc hóa học không đúng cách – lạm dụng thuốc hoặc phun không đúng liều lượng, thời điểm – có thể tiêu diệt thiên địch tự nhiên của sâu cuốn lá lúa như ong ký sinh, nhện, kiến có ích. Khi thiên địch bị tiêu diệt, sâu cuốn lá lúa phát triển mất kiểm soát.

Ngoài ra, sâu còn có khả năng kháng thuốc nếu bà con sử dụng một loại thuốc duy nhất trong thời gian dài. Khi đó, việc phun thuốc không còn hiệu quả, gây lãng phí và khiến sâu sinh sản nhanh hơn, khó trị dứt điểm.

sâu cuốn lá lúa

Tác Hại Nghiêm Trọng Của Sâu Cuốn Lá Lúa

Sâu cuốn lá lúa không chỉ gây hại ở mức độ nhẹ mà nếu không được kiểm soát kịp thời, hậu quả để lại có thể rất nghiêm trọng. Dưới đây là những tác động rõ rệt và thường gặp nhất khi ruộng bị sâu cuốn lá lúa phá hoại:

Giảm khả năng quang hợp của cây

Khi lá lúa bị sâu cuốn lại thành ống, phần thịt lá bị ăn hết, chỉ còn lớp biểu bì màu trắng bạc. Điều này làm giảm đáng kể diện tích lá có khả năng tiếp nhận ánh sáng mặt trời, khiến hoạt động quang hợp bị suy giảm.

Lá khô, cuốn lại không chỉ làm cây kém phát triển mà còn dẫn đến hiện tượng còi cọc, không đẻ nhánh nhiều, ảnh hưởng chuỗi sinh trưởng từ sớm.

Ảnh hưởng đến sự phát triển của đòng và bông

Sâu cuốn lá lúa tấn công mạnh nhất ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng – đây là thời điểm cây cần nhiều dinh dưỡng và năng lượng để hình thành bông. Khi khả năng quang hợp bị hạn chế, cây không đủ dưỡng chất để nuôi đòng, dẫn đến đòng nhỏ, bông ít hạt, tỷ lệ lép cao. 

Ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo

Khi cây bị sâu cuốn lá lúa phá hủy, bông lúa sẽ bị lép, hạt nhỏ, hạt lửng hoặc thậm chí hạt không no sữa. Sau khi xay xát, gạo thu được ít, tỷ lệ tấm cao, màu sắc không đẹp, dễ bị gãy nát, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ và giá bán.

Gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không phòng trừ kịp thời

Trong điều kiện sâu cuốn lá lúa phát sinh với mật độ cao, thiệt hại có thể lên đến 30–50% năng suất, thậm chí mất trắng ở các ruộng gieo sạ dày, bón phân không hợp lý. 

Mỗi lần phun thuốc để trừ sâu cũng làm tăng chi phí đầu tư, chưa kể nguy cơ kháng thuốc nếu dùng không đúng cách. 

sâu cuốn lá lúa phá hủy ruộng đồng

Cách Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Lúa Dứt Điểm

Để phòng trừ sâu cuốn lá lúa hiệu quả và bền vững, bà con cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp từ canh tác đến sinh học và hóa học, thay vì chỉ phụ thuộc vào thuốc BVTV. Dưới đây là các phương pháp cụ thể:

Biện pháp canh tác phòng ngừa sâu cuốn lá lúa

Gieo sạ đúng mật độ

Gieo sạ với mật độ hợp lý không chỉ giúp ruộng thông thoáng, dễ chăm sóc mà còn hạn chế môi trường trú ngụ của sâu cuốn lá lúa. Mật độ quá dày làm lá chồng lên nhau, che ánh sáng, tạo điều kiện ẩm thấp lý tưởng cho sâu sinh sản.

Bón phân cân đối – hạn chế đạm

Lạm dụng phân đạm khiến lúa xanh tốt quá mức, thân mềm và dễ thu hút sâu gây hại. Do đó, bà con nên kết hợp bón thêm phân lân và kali để cây cứng cáp, tăng sức đề kháng. Bón phân nên chia làm nhiều lần, bón đúng thời điểm sinh trưởng.

Luân canh – vệ sinh đồng ruộng sau mỗi vụ

Luân canh cây trồng (chẳng hạn trồng rau, đậu, ngô sau vụ lúa) sẽ cắt đứt vòng đời sâu hại. Sau thu hoạch, bà con nên dọn sạch gốc rạ, cày ải phơi đất để tiêu diệt trứng và nhộng sâu còn sót lại. Vệ sinh đồng ruộng là bước quan trọng giúp giảm mật độ sâu ở vụ sau.

Dùng bẫy đèn, bẫy pheromone kiểm soát sâu trưởng thành

Sâu cuốn lá trưởng thành (bướm ngài) hoạt động mạnh về đêm, đặc biệt bị thu hút bởi ánh sáng và pheromone. Việc đặt bẫy đèn hoặc bẫy sinh học có chứa mùi pheromone giới tính sẽ giúp tiêu diệt sâu trưởng thành trước khi chúng kịp đẻ trứng.

Ưu điểm: An toàn, không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí.

Lưu ý: Nên đặt bẫy vào những thời điểm bướm nở rộ, đặt nơi rìa ruộng hoặc vùng sâu tập trung nhiều.

Sử dụng thiên địch để diệt sâu cuốn lá lúa

Thiên địch là những sinh vật có ích, tự nhiên tồn tại trong hệ sinh thái ruộng lúa, có khả năng tiêu diệt sâu hại.

Một số thiên địch hiệu quả với sâu cuốn lá lúa:

  • Ong ký sinh (Trichogramma spp.): Ký sinh trứng sâu, ngăn không cho trứng nở thành sâu non.
  • Nhện ăn thịt (nhện cua, nhện lưng đen): Tấn công sâu non.
  • Kiến vàng, bọ rùa: Săn mồi các loài sâu nhỏ.

Bảo vệ và tạo điều kiện cho thiên địch phát triển (không phun thuốc bừa bãi) là một phần quan trọng trong chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM.

Phun thuốc sinh học phòng trừ sâu cuốn lá lúa

Một số loại hoạt chất sinh học hữu hiệu phổ biến

  • Bacillus thuringiensis (Bt): Vi khuẩn có khả năng tiêu diệt sâu non bằng cơ chế làm rối loạn đường ruột.
  • Nấm xanh (Metarhizium anisopliae), nấm trắng (Beauveria bassiana): Xâm nhập cơ thể sâu, tiêu diệt chúng từ bên trong.

Lợi ích nổi trội của thuốc sinh học

  • An toàn cho người và vật nuôi.
  • Không gây hại thiên địch.
  • Không để lại dư lượng trên nông sản.
  • Giảm nguy cơ kháng thuốc của sâu hại.

Để đồng ruộng của mình sạch sâu cuốn lá lúa đến 80% ngay từ lần đầu sử dụng, bà con nên tin dùng sản phẩm Mebe BT của AT. Sản phẩm được sản xuất từ vi sinh vật có lợi, công nghệ cao, dễ sử dụng và phù hợp với nhiều điều kiện canh tác.

Câu chuyện thực tế

Tại huyện Trà Ôn (Vĩnh Long), mô hình sử dụng trừ sâu sinh học Mebe Bt của AT để phòng trừ sâu cuốn lá lúa đã giúp bà con tiết kiệm 30% chi phí thuốc và năng suất đạt cao hơn 15% so với ruộng dùng thuốc hóa học đơn thuần.

Lời khuyên chân thành từ tận trái tim đếb bà con

Bà con nên ưu tiên sử dụng thuốc sinh học, kết hợp với kỹ thuật canh tác bền vững để kiểm soát sâu cuốn lá lúa một cách hiệu quả và lâu dài. Hãy cùng bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng!

Phun thuốc hóa học khi mật độ sâu quá cao

Thời điểm phun hiệu quả nhất

  • Khi thấy lá lúa bắt đầu có hiện tượng cuốn lại.
  • Giai đoạn sâu non còn nhỏ (1–3 ngày tuổi) là hiệu quả nhất.
  • Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh nắng gắt.
  • Những hoạt chất hiệu quả: Emamectin benzoate, Abamectin, Chlorantraniliprole, Indoxacarb

Nhược điểm cần lưu ý

Tuy sử dụng thuốc hóa học là biện pháp vô cùng hiệu quả khi sâu cuốn lá lúa trên đồng ruộng đã đến giai đoạn nghiêm trọng, nhưng các hoạt chất hóa học cũng có những nhược điểm rất lớn mà bà con cần lưu ý kỹ càng:

  • Có thể tiêu diệt cả côn trùng có ích.
  • Nếu lạm dụng sẽ khiến sâu kháng thuốc, làm giảm hiệu quả về sau.
  • Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe nếu không sử dụng đúng cách.

 

Lưu Ý Khi Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Lúa

Theo dõi đồng ruộng thường xuyên

Việc kiểm tra đồng ruộng định kỳ giúp bà con sớm phát hiện sâu cuốn lá lúa ngay từ giai đoạn đầu, khi sâu non mới nở và dễ kiểm soát. Nên quan sát kỹ những khu vực lúa xanh tốt, nơi có nhiều lá non vì đó là nơi sâu thường tập trung gây hại.

Nên kiểm tra ít nhất 2–3 lần/tuần trong giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng.

Quan sát kỹ biểu hiện cuốn lá, lá bạc màu, phân sâu bên trong lá.

Không phun thuốc bừa bãi tránh kháng thuốc

Phun thuốc liên tục, sai thời điểm hoặc dùng đi dùng lại một loại hoạt chất sẽ khiến sâu cuốn lá lúa hình thành cơ chế kháng thuốc. Khi đó, hiệu quả phòng trừ giảm mạnh, gây tốn kém và ô nhiễm môi trường.

Chỉ phun thuốc khi mật độ sâu cao vượt ngưỡng phòng trừ.

Ưu tiên thuốc sinh học, luân phiên thuốc hóa học để tránh kháng thuốc.

saucuonlalua05

AT Giải Đáp Câu Hỏi Thường Gặp Của Bà Con Về Sâu Cuốn Lá Lúa

Thuốc sinh học hay thuốc hóa học có hiệu quả hơn trong phòng trừ sâu cuốn lá lúa?

Mỗi loại thuốc có ưu điểm riêng, nhưng hiện nay xu hướng là ưu tiên dùng thuốc sinh học vì:

  • An toàn cho sức khỏe người sử dụng và người tiêu dùng.
  • Không gây kháng thuốc nếu sử dụng đúng cách.
  • Bảo vệ thiên địch, giảm sâu bệnh tự nhiên về lâu dài.
  • Giảm ô nhiễm môi trường và tồn dư độc hại trong đất, nước.

Thuốc hóa học có tác dụng nhanh hơn nhưng nếu lạm dụng dễ gây kháng thuốc và tiêu diệt cả côn trùng có ích. 

Phòng sâu cuốn lá lúa có tốn kém không?

Chi phí để phòng trừ sâu cuốn lá lúa có thể linh hoạt, tùy vào biện pháp mà bà con lựa chọn:

  • Biện pháp canh tác (gieo sạ đúng mật độ, bón phân hợp lý, vệ sinh ruộng): chi phí thấp nhưng hiệu quả cao, phòng ngừa lâu dài.
  • Dùng thiên địch và bẫy sinh học: chi phí đầu tư ban đầu thấp, mang lại hiệu quả ổn định.
  • Thuốc sinh học: giá thành vừa phải, tiết kiệm về lâu dài.
  • Thuốc hóa học: hiệu quả nhanh nhưng có thể tốn kém hơn nếu phải phun nhiều lần.

Tóm lại, nếu phòng bệnh đúng cách từ đầu, bà con sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí so với khi để sâu bùng phát mạnh mới xử lý.

Sản phẩm AT Mebe La Qua có hiệu quả trừ sâu cuốn lá lúa sau bao lâu?

Sau khi sử dụng sản phẩm, sâu cuốn lá lúa bị nhiễm sẽ ngưng ăn sau khoảng 1 – 2 ngày, sau đó các khớp chân, râu, ngực,.. sẽ bị bẻ gãy và chết khô cứng sau 3 – 5 ngày phun do nấm kí sinh.

 

Kết Luận – Chủ Động Phòng Sâu Cuốn Lá Lúa, Bảo Vệ Năng Suất Mùa Vụ

Sâu cuốn lá lúa là một trong những dịch hại nguy hiểm nhất trên cây lúa, có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng mùa màng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, bà con hoàn toàn có thể kiểm soát và phòng trừ sâu hiệu quả nếu chủ động, nắm vững kiến thức và áp dụng các biện pháp đúng cách.

Hãy cùng nhau chia sẻ những kiến thức này đến nhiều nông hộ hơn nữa – để vụ mùa nào cũng trúng to, ruộng lúa xanh bát ngát, niềm vui trọn vẹn trên cánh đồng!

AT – Đồng hành cùng nhà nông trên hành trình chăm sóc cây khỏe – vườn bền – mùa vàng rực rỡ

 

CÁC BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

Không có bài viết liên quan.

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn hiện tại chưa có sản phẩm nào.

Thành tiền: 0VND
0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon